Blast

Có một cầu vồng vô tình bắc ngang qua. Hai ta muốn qua nhưng vô tình lần lữa. Lỡ một lần rồi thêm một lần nữa...


Wednesday, February 28, 2007

Yêu (February 28, 2007)

YÊU



Thì yêu

Cứ biết là yêu

Yêu đâu cần phải nói nhiều hả anh

Ngẩn ngơ một ngọn gió lành

Rồi đem thương nhớ

Tròng trành giữa khuya


Én đâu cứ đảo gọi mùa

Lòng đang trống

…bỗng gió lùa yêu thương

Gió đâu là gió vô duyên

Thoáng qua rồi để đêm trường lặng không

Ai gieo chi sợi chỉ hồng

Ai gom than mụi thổi bùng lửa lên

Ai đem hoa kết tơ duyên

Để ai ôm trọn một miền liêu xiêu...


Thì yêu

Vẫn biết là yêu

Cớ sao tự cấm cản nhiều

Rồi đau?

Tuesday, February 27, 2007

Một bài báo (February 27, 2007)

Tranh thủ đọc bài báo từng đc "giới thiệu từ xa" hồi mùng 2 Tết. Khá hoành tráng (Mình ko nghĩ là nó hay, chỉ hoành tráng thôi!), 2 trang khổ A3 với hình bìa to oành. Ko hiểu sao ko có cảm giác ghen tị như bình thường mình vẫn gặp mỗi lần đọc thấy một ai đó thành đạt! Ng` quen hay là vì lờ mờ hiểu sự thành đạt ấy nhờ đâu?

Chỉ có vài điều ko thật lắm. Mình cũng từng viết về nhân vật rồi fai ko ta? Ko đến nỗi chói tai, chỉ là cảm nhận. Như cái hồi n~ ng` trong cuộc đọc tự truyện Lê Vân ấy… Ng` trong cuộc sẽ có cái nhìn khác hơn!

Chắc ko đến nỗi là bài lăng-xê, ng` ta cũng đoạt danh hiệu này, huy chương kia chứ bộ! Có lẽ mình nên công bằng hơn, có lẽ mình nên tự hào??

Ngày đầu năm (February 26, 2007)

Về nhà. Tiếp Toàn & bạn, thêm cả C. Ko hiểu sao Toàn lại vấp fai cái "huông" của anh D. dạo nào: ra về với cái xe bị bể bánh! Ngày trước, tuần nào đến nhà mình anh D cũng fai dắt bộ về! Bình, bạn Toàn nếu ko cam đoan nói thật thì có "quánh chết" mình cũng ko tin nó là dân Long An chính gốc, vì rõ ràng tên ấy nói đặc sệt giọng Bắc. Nó lại bảo mình nói giọng còn "Long An" hơn cả dân Long Animg. Mình vẫn ổn, cho tới ngày hôm nay, ko như T & C lo sẽ nằm bẹp dí! Sáng qua bỏ cả học để tổng kết đống đồ đạc. Trưa 6 tiết. Ko ngờ mọi người vô sớm & chăm chỉ vậy! Tất bật lại rồi. Chưa có thời gian để kể lại n~ gì mình trải wa cùng chị!

Cô T kể chuyện tình thay cho lì xì. Khi "nhiệt huyết" đã qua đi, cách kể chuyện của cô cũng khác, ko sôi nổi, ưu tư, đầy tâm trạng như hồi 2 năm trước nữa. Tự nhiên hơi chột dạ khi nghe đoạn cuối, tất nhiên có khác hơn cái hồi cô băn khoăn giữa hai N` vì giờ đây cô đã nhận mình đang hạnh phúc mà. Có khi nào mình cũng thế ko ta, đi rong ruổi khắp nơi rồi trở lại với "cái máng lợn cũ nhà mình" như côimg? Thấy thú vị điều mình chưa biết, bài đầu tiên của cô là trên SGGP, bài đầu tiên của mình cũng vậy, lâu quá rồi, 3 năm rồi nhỉimg! Đó ko fai là bài duy nhất mình ko chịu đi nhận NB. Có ai "khờ" như mình ko ta? Cô bảo n~ ai "hiền hiền" thì ko làm báo đc! Mà cô cũng hơi quá. Nghe cô diễn tả chắc chẳng anh nào dám rớ tới dân báo thật sự, gì mà cứ khủng khiếp, man mát, tưng tửng, ăn nhậu với ko bình thường ko à!img Nhưng nhậu thì... có và sợ thật. Tên H1. thì từ giao thừa tới mùng 5, mở mắt dậy hỏi "Mẹ ơi, hôm nay mùng mấy?", cứ coi như nó con trai, dân miền núi ko nói nhiều. Nhưng H2. thì... mình nghĩ là nó... nghiện rượuimg. Gì mà cứ XO, Voska, Whisky... từ mùng 1 tới mùng 9. Hình như ba mẹ nó hơi chiều cô con gái thái quá rồi. Uống gì mà mấy đứa con trai ngăn cũng ko dc. img

Cứ nghe chuyện của n~ N` như cô tự nhiên thấy mình nhỏ bé quá, chưa làm đc gì cả. Nhiều dự định nhưng mình ko gọi nó là mục tiêu.

Friday, February 23, 2007

Truoc ngay roi Hue (23/2/2007)



Dang o Hueimg. Trua mai bat dau hanh trinh ve nha nhung cung~ fai ve lai qua Hoi An roi Nha Trang da~. Bao nhieu nguoi nhan tin “de doa”. Co’ le chinh minh cung ko ngo` (hay ko chuan bi tam ly?) la` chuyen di lai keo dai den vayimg! Hi`nh nhu day la` lan “di bui” lau nhat cua mi`nh (neu ko tinh dot ve que nam roi). Khiep! Nguoi ta di hoc, di lam ca roi, hai chi em van con long nhong o Hue. Chua lan nao di nhieu den vay. Nhieu thu vi. Nhieu kham fa. Nhieu ky niem cuoi ru ruoi, met ra roi ma chi hai chi em moi hieu. Se~ ko quen noi hai tu “Kim Dai” (cua ngay hom nayimg)! Con bao nhieu viec, bao nhieu cai hen voi ban be`. Tu nhien bi Toa`n doi ho, ho Hu'a! Nhung mi`nh co hua le`o dau. Chac chan se con du suc tiep ban Toan ngay trong chieu to^i ve to'i ma`. Du` sao cung vui vi`nhung tin nhan do'! Ve dung chieu to^i mung 9 va mung 10 di hoc lai. Chip! Chip! (Khiep! Khiep!img)

Chu' thich anh: Chua` Thien Mu nhin ra song Huong

Ngo^ dong (February 23, 2007)



Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu!

Anh chup cay ngo dong ben dien Tha'i Hoa`, Tu Cam Thanh (Hue).

Nang no^i ca buoi troi moi tim dc no. De chup lai cang do mo hoi soi nuoc mat hon! Nghe danh, thich cay ngo dong tu rat lau roi, mot fan nho cau tho ay thoi thu'c nua, gio moi biet matimg. Tiec la ko fai mua cay ngo dong ra hoa...

Sunday, February 18, 2007

Ta-ba-lô ngày Tết (February 18, 2007)

Mình đang ở Nha Trang. Một ngày đi bụi cùng chị. Sau 10 tiếng đồng hồ trên xe và gần 7h đồng hồ lang thang thêm những điểm mới mà lần đi trước chưa tham quan kịp, mình đã đỡ hơn rồi. Mới mùng 1 mà đã xì-trét, stress thật sự, vì những chuyện chẳng đâu vào đâu, vì một tên lãng nháchimg! Giao thừa cũng ko để cho ng` ta yên. Năm nào mùng 1 cũng có chuyện gì đó và lần nào trước khi đi cùng chị cũng có chuyện gì đó…img Lúc đi, chẳng còn sinh khí, có cảm giác mình đang bệnh, nóng ran! Nhưng giờ thì đỡ rồi. Lần đầu tiên mình biết delete tất cả tin nhắn ngay khi vừa nhận đc, chỉ cần đó là của một cái tên khiến mình bực mình!

Thôi, ra đc biển rồi, lên đc chùa rồi, thấy lòng mình bình yên hơn. Việc gì fải bận tâm cho mệt. Ở Nha Trang sao chẳng có cảm giác gì là tết cả, y chang ngày bình thường ngoài vài lời chúc, câu chuyện đầu năm, ngay cả ở ngoại thành. Thế mà cứ tưởng ở các vùng quê, nông thôn thì ko khí Tết sẽ đặc sắc hơn chứ! Tối nay hai chị em sẽ ra Hội An, hi vọng có đc n~ điều mới mẻ! Chuyện dài tập…img

Friday, February 16, 2007

Xin lỗi, mình ko có lỗi! (February 16, 2007)

Có lẽ mình là một con nhỏ kỳ quặc. Ko, chắc chắn là như thế. Còn có fải kỳ quặc nhất trần đời hay ko thì fải xem xét lại đã. Mình bướng bỉnh. Mình nguyên tắc hay bất cứ gì gì đó cũng đc nhưng cơ bản nhất là mình ko thể nào có cảm xúc. Tối wa mới hơi bực bực còn lúc sáng mình muốn khùng lên. Nói cứ như là ra lệnh cho mình vậy. Bực mình, vô duyên, nóng máuimg. Mình gắt lên. Là cái gì của mình mà có quyền nói như vậy. Thi gan với mình hả. Làm như mình rảnh hơi lắm vậy. Chắc là bực. Mình thấy rõ điều đó qua nét mặt. Nhưng mình mặc kệ. Mình đã để rất n` ng` fải chờ đợi nhưng với họ mình đều áy náy, đều cảm thấy có lỗi dù đã cố hết sức để có thể chạy tới thật nhanh chứ đâu có như tnày. Nếu bảo với mình là "ko lường đc, xe tới sớm. Có thể đến sớm hơn đc ko? hay "lên sớm hơn dự định, sẽ đi lòng vòng xem TP vào Tết trong lúc đợi!" chắc mình sẽ bỏ cả cơm để đến nhanh hơn!

Hỏi mình cứ như tra hỏi fạm nhân, lặp đi lặp lại đầy khó chịu. Ủa, là cấp trên của mình chắc? Mình có lỗi chắc? Mình hỏi ngay điều mình muốn "cấp hàm gì vậy?". À, ra là cấp chỉ huy, hàm T.U. "Vậy mà H cứ tưởng cấp tá cơ đấy. Nói chuyện cứ như cấp trên ra lệnh cho cấp dưới". Uống bia (vô cớ). Khó chịu tập 1. Mình nhất q' ko cho chở. "Chưa bao giờ gặp ai như vậy!" <- ừ thì bây giờ gặp. Ai cười mặc ng` ta cười. Cái bực làm mình ko còn ngại ánh mắt của n~ ng` xq. Thi gan xem đứa nào bướng hơn. Hút thuốc. Khó chịu tập 2. Sao lại tập trung hết n~ gì khiến mình khó chịu thế ko biết! Tâm trạng mình vẫn chẳng khá hơn. Mình có thể trút hết ra, thiếu nước gào lên gay gắt. H nói chuyện như với bạn bè sao nói với H cứ như cấp trên ra lệnh cho cấp dưới vậy hả! H ko fải là cấp dưới. H cũng có n~ tình huống chỉ H mới hiểu… với anh em hay với bạn bè H cũng đối xử vậy thôi… Mình biết mình đang chạm vào tự ái của một tên con trai, một tên con trai đầy chất gia trưởng, lại quen chỉ huy ng` khácimg.

Mình muốn nói rõ một lần nữa để ko còn ảo tưởng. Mình rất trân trọng n~ ng` bạn nhưng với n~ ng` ko trân trọng mình, nếu ko làm bạn đc thì thôi. Thà chỉ có một ng` bạn mà ở bên họ mình vui còn hơn có cả lốc bạn đi với nhau lúc nào cũng khó chịu. Mình hơi ngập ngừng, n~ việc mình đã bực dọc thái quá. Nhưng có lý do để mình ko áy náy chút nào, thà mất lòng trước vậy. Chợt nhớ tới một ng`, cũng trường hợp y chang nhưng biết và làm mình thoải mái chứ ko quạu quọ lên thế này.

Mệt wá, về nhà nằm thẳng cẳng. Bị fơi nắng wá nhiều rồi. Tự nhiên cuối năm còn bực mình, "tâm trạng" vậy…

Thursday, February 15, 2007

28 Tết (February 15, 2007)

Dạo này lạ thật, ko thức khuya đc nữa dù mình có uống CF hay ko. Cứ tầm 2 giờ là mắt díu lại rồi. Vẫn còn nhiều thứ chưa làm, kịp ko ta? Chẳng lẽ lại từ bỏ? Đã vậy thêm ngoại Bọ cứ cà kê, rảnh hơi gọi cả tiếng đồng hồ chỉ để “tâm sự” chuyện xa xưa. Đã bảo là wa hết rồi, nhà mình có ai nghĩ gì đâu mà ngại ko biết! Hình như mình là người hay lắng nghe thì fải, mọi chuyện mình đều muốn chia sẻ,có n~ chuyện cuốn hút mình thật sự nhưng duy có lần này thì chán vì cái giọng lè nhè đã có hơi men mà cắt ko đc. Chắc hôm nào fải ôn lại các kỹ năng cắt lời nhân vật quá! Ôi, cái đầu của mình…

Hôm nay nhà mình gói bánh chưng. Thành lệ rồi, ăn ko bao nhiêu cũng gói cho vui. Năm rồi tụi mình về quê mà mọi người cũng gói nữa là! Mới 5h sáng mẹ đã lục tục dậy chuẩn bị. Chẳng fụ đc gì nhiều. Chỉ thích cái cảm giác ngồi canh bánh chưng dù ko bao giờ thức canh trọn vẹn. Bá cứ hứa hẹn làm bánh chưng Huế rồi sườn nướng Singapore nhưng mình bảo “Thôi,cho em xin!”, ai cũng nhắc hoài cái món kim chi Bá làm ngon… dễ sợ (sợ thật sựimg). Nhưng ai biết,biết đâu chừng thành công thì sao??img

Về thôi, có hẹn đi đường hoa NH với chị gòi!

Wednesday, February 14, 2007

Lấy thất tình làm vui (February 14, 2007)

Em gái

Em đầy ngộ nhận như tôi
Cũng yêu chí chết cái người mình yêu
Cũng tìm những lối phong rêu
Để rồi bước trật bước trèo uổng công

Mắt thì thăm thẳm mùa đông
Trái tim mùa hạ, tấm lòng mùa thu
Mùa xuân ở phía sa mù
Mà băng tuyết… đến bao giờ cho tan?

Gặp em cơ nhỡ cưu mang
Em đâu biết đến lỡ làng về sau
Em đương lấy sóng làm cầu
Khơi xa làm bến, đáy sâu làm thuyền

Lấy khao khát để làm yên
Lấy duyên làm phúc lấy tiền làm khinh
Rồi ra em giống chị mình
Lấy bấy nhiêu cái thất tình làm vui

ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN

"Biết"

Biết là em yêu chồng tôi
Trầu cay, cau chát và vôi thì nồng
Biết là em cũng có chồng
Cơm canh không ngọt nên lòng vẩn vơ

Biết là tôi vốn dại khờ
Nhìn đời như thể bài thơ không vần
Tôi không yêu được hai lần
Nên thương em lỡ bước chân khó về

Biết là sau phút đam mê
Mộng mơ tan để não nề xót xa!
Em thất vọng với người ta
Tôi thất vọng với cỏ hoa… một thời

Biết chồng vẫn chồng của tôi
Chiều ngâu nhặt lá trầu rơi se lòng

Võ Thị Kim Liên

Valentine

Valentine chẳng có gì. Đường đông như chưa từng đc đông hơn. Hoa cũng ko nhộn nhịp =. Q rủ mình đi bán hoa cùng nhưng linh tinh thứ trong đầu chưa xong nên chẳng có thờI gian sang gặp Q nữa, dù ko đâu xa. Vừa là Valentine, vừa là Tết thành ra ko khí cứ trộn lẫn, chẳng rõ rệt. Nhận đc n~ cái tin nhắn Happy Valentine’s day, toàn của các nàng còn “một cõi đi về”. À, khởI đầu của ng` khác chứ, nhưng cũng chẳng quan tâm mấy. Ấn tượng nhất là hình trái tim của Sương. Ngộ nghĩnh (kiểu zô ziên) nhất là của Nga "Valentine... 1 mình zui zẻ nhé!" <- chịu nổi ko trời. NgoạI Bọ gọI hỏI biết hôm nay ngày gì ko, mình ậm ừ ra vẻ biết rồI bảo “27 tết!” làm ngoạI cụt hứng. Từ lúc nào mình ko còn qtâm đến nó nữa nhỉ, chỉ nghĩ đến một ngày kỷ niệm thôi!

Khắp nơi đều nghẹt người. Chen lấn, khói bụI, ồn ào. Vừa gấp gáp vừa bình thản. Có lẽ sẽ là một khởI đầu nữa cho một năm mới thất thường như... chính mìnhimg.

27 Tết (February 14, 2007)

Lên thăm bố, một ngày trờI nắng gay người. Sài Gòn trở lạI đúng là SG dịp cuốI năm: Trưa nắng điên đầu, chiều tốI mớI sẽ lạnh. Năm nay ko đi xe chung nữa vì mọi lần đi về, cả nhà đều xiểng liểng, lay lất. 11 người nhưng chỉ đủ xe cho 8 người đi. Ko ai muốn ở nhà cả, thế là 3 “chiến binh” (trong đó có mình) nghiễm nhiên đc xếp cho ra rìa: Đi xe buýt. Nhưng ko sao, đỡ bụi lẫn nắng nôi. Lâu rồI mớI lên thăm bố đầy đủ thế này, cả 5 chị em. Dạo học ở TĐ, thỉnh thoảng mình vẫn ra thăm bố. Có lần rủ T. đi, nó hỏI đi mấy ngườI, khi biết chỉ có 2 đứa, nó lắc đầu nguầy nguậy vì… sợ! Có lẽ là thân quen nên mình ko có cảm giác gì.

Mẹ rất rất tin vào n~ điều tâm linh, trong đó có bố. Mẹ rất tin bố như từ trước tớI giờ vẫn có bố ở bên, mọI chuyện đều “ông ấy quyết định cả!”, ngay đến việc… chọn rể. Mình ko quá tâm linh đến thế nhưng vẫn tin bố. Tin những điều ngẫu nhiên, n~ sự sắp đặt kỳ lạ. Có điều hơn hết mình tự hào về bố, như một ngườI bình dị vậy thôi. Tự hào khi mỗI lần ai đó nhắc đến bố đều vớI sự hàm ơn, vớI tình cảm chân thành, tin yêu, khâm phục. Mình tự hào vì bố là một trong n~ ngườI tiên phong vào Nam, là một trong n~ ngườI có học nhất của làng mình. Khi tình cờ bắt gặp cuốn sách Tự học 100 giờ đọc đc báo tiếng Anh (xuất bản năm… 1969) trong tủ sách của bố, mình đã ngạc nhiên biết chừng nào. Cái thờI của bố tiếng Anh có là số 1 đâu? Cũng ko ngoài cảm giác ấy khi tìm thấy cuốn sách tin học từ n~ năm 80. ThờI ấy tin học làm gì đã phát triển? Dù vậy mình vẫn ko hiểu hết ngôn ngữ chuyên về máy tính trong cuốn sách cũ-mà-như-mớI ấy! Và hàng lô n~ sách truyện về đủ thứ lĩnh vực chẳng hề liên quan đến công việc của bố hàng ngày…

Nếu ai lấy của con thứ gì, con hãy cho họ luôn thứ ấy, như vậy con sẽ ko bao giờ bị mất cắp! Mình đã từng tâm niệm điều ấy trong tất cả mọI chuyện, thế nhưng riêng vớI bố thì ko. Cảm nhận đc điều đó rõ nhất n~ khi bắt gặp một hình ảnh nào đó, hay như lần đưa H. ra sân bay, thấy ba nó chạy tớI lui, dặn dò đủ điều…

Lên gặp bố, chỉ để chào một cái rồI về nhưng cảm xúc lần nào cũng ngồ ngộ như vậy. Mẹ chỉ ra đường nhiều nhất dịp này, luôn miệng bảo "TP mình giờ... giàu quá!", từ dạo họ bỏ một vài phí công ích xã hội. Tiện thể, đc một công đôi ba chuyện luôn, ghé thăm bà Nhuệ, bác T. - ngườI đầu tiên bố tìm gặp khi đến SG. Ngày ấy tìm đồng hương còn khó huống gì là họ hàng. Trùng hợp, bác ấy dặn dò tụI mình chuyện yêu đương mà ko ngờ hôm nay Valentine. Ông cụ 80 tuổI bảo yêu gì thì yêu, đừng sống chết vì nó. Ko lấy ngườI này thì lấy ngườI khác. Anh đi lấy vợ thì tôi đi lấy chồng (và ngược lạI), vậy thôi <- giống ý thơ Bùi Chí Vinh ghê!!! Đánh bài chuồn mãi mới ở được mỗi nhà chừng nửa tiếng (vì mỗi lần gặp thế này thường là cứ kéo dây dưa cả ngày). Bác T. "nói dỗi" nên fải ở lâu hơn chút. Cũng fải bắt cụng đc vài ly mới cho về. Một ngày, thích n~ cảm giác thế này. Vui vẻ, quan tâm lẫn nhau. Bình yên đến lạ. Hồn nhiên, vô tư, ko nghi kỵ, lo lắng, ko trách móc hay nhói lòng vì một câu nói nào đó... Đến nhà cũng 3h chiều rồi. Ai cũng khoẻ ru, chỉ tội hơi buồn ngủ!

Tuesday, February 13, 2007

Quy hương ký - phần 3 (February 13, 2007)

NỬA NGÀY Ở THỦ ĐÔ

Ga Hà Nội nhộn nhịp người ra vô. Lạnh co ro. Trời còn tối, mờ mờ sương. Đoán chừng 4 giờ sáng. Vậy là tàu trễ hơn 1 giờ. Thấy tội nghiệp Quân vì đa số đồ đạc toàn nó vác. Bước ra cổng là bãi đậu xe, cơ man là xe ôm chào mời. Xe ôm ở đây cũng nhộn nhịp chẳng kém gì các bến xe ở Sài Gòn, chỉ được cái không lôi kéo nhằng nhì như tôi vẫn gặp. Dù vậy, ba chị em cũng phải lắc đầu đến ngoẹo cả cổ. Quanh quất chẳng thấy ai, biết đi đâu giờ này? Để Bá và Quân đứng trông đồ, tôi len ra khỏi dòng người đang sắp sửa ùn tắc, chạy sang bên kia đường để gọi điện cho mẹ. Cái thẻ điện thoại từ đời nào ngủ quên trong ví, giờ lại trở nên hữu dụng. "Ai vậy? Hoan hả, mẹ đâu?" thấy giọng nó ngái ngủ nhưng hớn hở ra mặt. Hồi biết kế hoạch đi của tụi tôi, nó cứ tiếc mãi vì không được tham gia.

- Mẹ hả. Tụi con tới Hà Nội rồi. Khỏe hết, Bá say tàu nhưng giờ không sao rồi. Ủa có ai ra đón tụi con không? Tàu trễ hơn 1 tiếng lận…

- Tối qua mẹ gọi, nghe đâu con Liên đi đón, thử đứng đợi nó chút coi.

- Ôi trời, sao lại kêu chị Liên đi đón. Chỉ có biết mặt tụi con mà tụi con cũng có biết mặt chỉ đâu!

- Chắc thằng Quân nhớ mặt con Liên đó, cứ chờ đi nhé!

- Dạ, vậy thôi, nếu không gặp thì con sẽ gọi lại sau nha mẹ.

Cho tay vào túi chiếc áo khoác dày cộp, hà hơi ra khói. Ga Hà Nội nằm ngay một cái ngã ba, đường rộng thênh, vắng tanh. Nếu là giờ này ở Sài Gòn chắc cũng vậy. Vào chỗ đứng đợi, chỉ thấy Bá với cơ man đồ đạc, túi xách. Không biết Quân đã đi đâu mất rồi. Đất lạ, xung quanh là người lạ không rõ tốt xấu. Đang lo vì chị Liên chỉ biết mỗi Quân, lỡ đâu đi phớt qua hai chị em mà không biết. Nhưng rồi Quân từ xa đi lại, theo sau đã là một dáng người cao to. Anh Minh. Reo lên đầy mừng rỡ.

- Trời ơi, tưởng đại ca để chị Liên ra đón chứ. Đang lo đây này.

- Tàu trễ hả. Anh đi từ 2 giờ rưỡi, chờ mãi mà không thấy đâu. Nghe mẹ bảo tàu đến khoảng 3 giờ. May mà chưa đi về.

- Tôi đoán chắc đại ca thế nào cũng lo ngó ở cửa ra vào. Đến đó, thấy ai quen quen, hóa ra là đại ca. Quân dẫn giải.

Bốn anh em kéo nhau đi. Có anh Minh nên Quân cũng đỡ nặng được phần nào. Anh Minh là anh chị Xuyên, con thứ ba của mẹ Oai tôi. Dạo trước anh ấy vào ở nhà tôi, chức to nhất trong mấy chị em nên được gọi là "đại ca". Giờ quen miệng, tụi tôi vẫn gọi vậy. Anh ấy đi làm chừng được hai năm thì bác, mẹ Oai tôi gọi về vì ông nội bệnh nặng. Mấy anh em tay xách nách mang sang đường, bỏ lại cái nhìn tò mò lẫn những lời chào mời của hàng tá bác xe ôm. Ghé vào một hàng phở ngay góc ngã ba ấy. Tô phở Hà Nội đầu tiên là ở đây. Không phải là sợi phở dẹp, mỏng, bản to mà là sợi phở tròn, dày, thanh nhỏ. Không tương, không rau và cái vị nước cũng khác. Ăn được nhưng để nói đến từ ngon thì không phải là món mà tôi, Bá và Quân mong đợi. Có dịp nhìn kỹ lại đại ca, ốm và đen hơn so với hồi còn ở nhà tôi. Có lẽ là lo và phải chạy tới chạy lui bệnh viện chăm sóc ông. Hỏi thăm ông nội anh ấy, một cái giọng trầm đục cất lên: "Giờ thì tạm ổn rồi nhưng chắc không qua được Tết này!". Một chiếc taxi trờ tới. Chiếc taxi anh Minh đã kêu sẵn từ gần nhà ông nội anh ấy lên đây. Tôi với Bá nhìn nhau:

- Anh với Quân đem đồ về nhà trước nhé. Tụi em còn đi tham quan Hà Nội cho biết. Chẳng lẽ tới đây rồi mà không đi đâu.

- Về cho bố mẹ anh thấy mặt đã rồi đi chơi. Hai cụ trông từ qua đến giờ. Anh mà về một mình có mà bị mắng cho à! Từ chỗ anh bắt xe lên đây chơi có nửa tiếng chứ nhiêu. Thôi về đi cái đã.

- Có thằng Quân về rồi nè. Anh cứ nói đến trưa tụi em về là được. Chứ về đó rồi có mà đi chơi được á!
Quân im im không nói gì. Anh Minh cũng chịu trước tính gàn bướng của tôi. Say xe chứ Bá cũng thích đi loanh quanh Hà Nội mà!

- Thôi được rồi. Thế em tính đi chơi Hà Nội bằng gì?

- Xe buýt

- Ừ, vậy cũng được. Khi nào về, em cứ gọi cho anh Thành lái taxi đây, anh ấy sẽ lên đón hai đứa. Còn nếu đi xe buýt, em cứ bắt tuyến số 17 về Phủ Lỗ rồi gọi điện về nhà chú Dung nhé. Đây, số điện thoại của anh Thành với nhà chú Dung, đừng để mất đấy!

- Ôi, vâng, biết rồi, đại ca khéo lo thế!

Tôi nhăn răng cười, có lẽ một phần vì cái địa danh Phủ Lỗ nữa.Chất đồ lên xe, giữ lại 2 cái túi đựng đồ lặt vặt nhẹ nhất của tôi và Bá. Mấy anh em nhờ anh Thành chụp cho một kiểu hình lấy thẳng ra ga Hà Nội. Tôi canh sẵn và anh Thành chỉ việc bấm máy. Có điều, tôi quên không phòng hờ chụp thêm tấm nữa, mấy tấm phim đầu thường hay bị bỏ đi… Khi chiếc xe taxi đã phóng vút đi, tôi và Bá xốc lại cái túi xách xinh xinh của mình để đi dạo phố. Chưa đến 6 giờ sáng, trời Sài Gòn còn trong trẻo huống chi Hà Nội. Hít hà cái không khí dễ chịu này và bắt đầu cuộc hành trình. Đi dọc theo con đường Trần Hưng Đạo từ ga ra, tôi và Bá ngó quanh cái nếp sinh hoạt của thủ đô những ngày giáp Tết. 27 Tết rồi còn gì. Không biết có phải vì là những ngày giáp Tết hay chỉ riêng biệt một vài con đường như con đường này không mà tôi có cảm giác Hà Nội thức dậy muộn hơn Sài Gòn. Tôi đảo mắt tìm một chiếc xe buýt nào đấy để đi nhưng Bá vẫn còn âm hưởng của cơn say tàu lao đao nên tôi nhất trí với Bá chừng nào không đi bộ được nữa thì mới bắt xe buýt. Taxi, Bá cũng không chịu được, còn xe ôm thì chẳng còn gì gọi là đi chơi Hà Nội nữa. Đi lang thang theo ngẫu hứng giống như hai đứa trẻ chưa biết gì, gặp cái gì cũng thấy mới lạ và thích thú. Đường Hà Nội có khác, không khói bụi, ồn ào như Sài Gòn. Nó cứ có một cái vẻ gì đó trầm lắng, cổ kính. Cây cối cũng nhiều hơn, đường nào đường nấy mát rượi. Ngắm nghía Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô. Lang thang qua vài cái ngã rẽ, ngó lên đã thấy đường Quang Trung. Hai chị em đang lang tang đi thì gặp một anh mặc sắc phục đang đứng gác. Không hiểu có phải vì nhìn hai chị em lơ ngơ không mà tự nhiên anh ấy tiến đến cười rất tươi hỏi chúng tôi muốn đi đâu. Tôi nhờ chỉ ra đường Thanh Niên. Hai chị em cám ơn rồi đi tiếp vì biết anh ấy có chỉ tận tình thế nào mình cũng chẳng nhớ nổi vài ba cái ngã quật lung tung ấy. Bắt gặp một cái công viên. Công viên Lê-nin. Vài ông bà cụ đang tập thể dục, thỉnh thoảng cũng thấy vài bà mẹ trẻ với nôi đẩy trẻ em. Hai chị em chọn cảnh chụp hình, muốn lấy cả bồn hoa vạn thọ đang khoe sắc vàng cam rực rỡ lẫn tượng Lê-nin sừng sững ngay giữa. Không có gì đặc sắc lắm nên chúng tôi chỉ dừng ở đó một lát rồi đi. Tôi muốn ra lăng Bác, muốn đến xem con đường mà báo chí từng bảo là đẹp nhất Hà Nội: Đường Thanh Niên nhưng lại không có bản đồ trong tay. Ngó đi ngó lại cũng chẳng thấy chỗ nào có thể vào mua một cái bản đồ. Ngang qua phố Thợ Nhuộm, ra phố Bà Triệu, qua con đường có tấm biển đề Hai Bà Trưng. Tiếp tục đi qua những phố Quán Sứ, Hàng Gai… Lướt ngang qua một cái biển lớn. Chợ Hàng Bè. Tôi muốn reo lên khi rủ Bá vào xem. Cái biển đề Chợ Hàng Bè to uỳnh. Từ ngoài nhìn vào đã thấy treo lủng lẳng những con vật béo tròn trùng trục đã được làm sẵn. Nhìn kỹ, nghe mùi hóa ra là thịt cầy. Tôi vốn yêu loài vật trung thành này nên trông thấy lại ghê ghê, tồi tội. Vượt qua gian hàng thịt cầy ấy là hàng rau, trái cây. Bất chợt tôi nghĩ đến phật thủ. Vốn được giới thiệu nó là đặc sản của quê tôi nhưng cũng thử tìm xem ở Hà Nội có không. Trước khi đi, tôi đã định mua nó làm quà cho một người bạn. Thử tìm, vậy mà có thật. Không phải tìm lâu, ngay gian hàng trái cây đầu tiên tôi và Bá đặt chân đến. Tôi nhảy cẫng lên với Bá "Phật thủ kìa!", cứ làm như là được thấy Phật vậy chứ không phải chỉ là một loại trái cây, không nhận ra được lúc ấy trông mình buồn cười thế nào.

2f68

Tôi may mắn có dịp được chiêm ngưỡng cái thứ quả kỳ lạ này qua hình ảnh nên giờ thấy là nhận ra ngay. Cô bán hàng mặt hoa da phấn, trang điểm kỹ càng đang xếp lại các loại hoa quả, sau một phút hiếu kỳ nhìn hai chị em. Tôi cầm quả phật thủ được bao bọc cẩn thận lên ướm lời hỏi giá, cô bán hàng vẫn không ngơi tay sắp xếp, buông xõng một câu "Hai trăm.". Tôi và Bá tròn mắt nhìn nhau, hỏi lại lần nữa "Hai trăm ngàn ạ?". Tôi hỏi lại, phần vì hơi ngạc nhiên trước cái giá của Phật thủ, phần để chắc chắn, vì trong Nam có những chỗ bán hàng rất vui, có thể nói chơi giá, cứ việc thêm một vài con số 0 vào sau. Chẳng hạn như vài chục ngàn thì cứ kêu vài trăm, có khi vài ngàn họ cũng nói đùa là vài triệu, tất nhiên khi đưa tiền thì chỉ là vài ngàn, chục ngàn thôi. Cô bán hàng nhìn tôi bảo "Hai trăm nghìn là quả be bé kia kìa, chứ quả to này phải ba bốn trăm đấy. Phật thủ mà em!".

untitled


Theo tôi biết thì Phật thủ múi như múi bưởi nhưng bé hơn rất nhiều. Chủ yếu là cùi và hương thơm, các tay chơi cây kiểng hay những người một lòng hướng Phật thường mua về chưng chứ không ăn được. Chị em tôi không phải tay chơi kiểng, hướng Phật thì có nhưng sùng đạo đến mức phí vài trăm ngàn cho một quả Phật thủ bé tí thế này thì không. Thế là tôi với Bá dội ngược trở ra. Vấn đề ở đây là tôi không biết lối buôn bán ngoài này thế nào. Cứ thế đi ra không chừng lại bị dập cho một trận te tua. Trong Nam nhiều chỗ vẫn vậy, sáng sớm mở hàng, vào hỏi hỏi không mua gì là cứ liệu hồn. Không chửi thì người ta cũng đốt phong long trù ếm, xua đuổi như tà ma… Thôi thì cứ theo cách trong Nam vậy, tôi với Bá rinh một túi cam chỗ hàng chị rồi yên ổn đi tiếp. Hóa ra, có những cách ứng xử dùng ở miền nào cũng có thể khiến người ta hài lòng. Dạo một vòng quanh chợ nữa cũng chẳng thấy đặc sắc lắm. Hơn 6 giờ rồi mà chợ mới lác đác một vài người…Quay trở ra, tôi và Bá vẫn buồn cười về quả Phật thủ lúc nãy. Thêm một túi cam lủng lẳng bên balô của Bá. Tò mò trước những gian hàng rong bán thức ăn sáng như bún, bánh cuốn hay trứng vịt lộn… Ngạc nhiên vì cũng là quán cóc nhưng ở đây người ta có cách ngồi ăn rất lạ, ngồi xổm và đặt tô, chén, dĩa trên một cái ghế nhỏ, thế là xong. Không như Sài Gòn, quán cóc nhưng cũng phải cho ra một cái quán có bàn ghế, đàng hoàng. Chẳng hiểu đây có phải là nét văn hóa của ngoài này hay chỉ là vài trường hợp ở những con đường tôi và Bá đi qua? Như ở Sài Gòn cũng có những trường hợp ngoại lệ, quán cóc không cần bàn ghế, khách nằm ngồi lê la, ngổn ngang: Khu trước cổng trường Đại học Kiến trúc. Đi tiếp, lần này là hướng ra hồ Gươm. Đi mải miết qua những cửa hàng bán vải vóc làm tôi liên tưởng đến đường Đồng Khởi ở Sài Gòn. Khác chăng là cái nhỏ, hẹp của nó, với lại trước mỗi gian hàng dù cửa kính sang trọng hay cửa gỗ, cửa kéo bình dân cũng thường có một bà cụ bán hàng nước với độc một cái khay đựng ấm trà, vài ba chiếc ly nhỏ, một cái ghế gỗ cũng nhỏ nốt. Chỗ nào cũng chỉ thấy chừng một, hai vị khách ngồi lại hớp một ngụm trà, tán chuyện gẫu cho vui. Đi ngang qua trường Dược ở Hà Nội. Vẫn cái nước sơn vàng quen thuộc, tôi tự thắc mắc không biết bên trong có rộng hơn cái vẻ bề ngoài của nó không nhỉ! Cuối cùng, hai chị em cũng hỏi được đường ra hồ Gươm, qua phố Cầu Gỗ. Bác chỉ đường bảo gần lắm, gần lắm mà hai chị em đi rã cả chân mới tới. Cũng may có hai người trò chuyện nên không thấy mệt bao nhiêu. Hồ Gươm cũng là bến, là điểm dừng của một vài tuyến xe buýt nên nhộn nhịp những xe ra vào. Hồ Gươm đúng là mênh mông nếu so với bất kỳ cái gì chứa nước ở Sài Gòn và thật khập khiễng nếu đem so nó với hồ Con Rùa. Có chăng so với hồ Xuân Hương ở Đà Lạt thì được! Từ ông cụ bà lão đến thanh niên nam nữ đều kéo nhau ra hồ Gươm đi dạo, trò chuyện, tấp nập như bất cứ một điểm tham quan nào ở Sài Gòn. Tuy nhiên, nó vẫn có sự tĩnh lặng cần thiết, có lẽ là đặc trưng hơi thở của Hà Nội. Tôi và Bá chọn chiếc ghế đá nhìn thẳng ra Tháp Rùa với Bưu điện Hà Nội, ngồi bóc cam ăn ngon lành. Thật phí nếu ở đây mà không có tấm hình nào kỷ niệm. Hai chị em bước xuống cả bậc tam cấp của hồ Gươm để chụp hình. Ngồi mãi ngắm nghía những người xung quanh rồi lại đi vòng khắp hồ Gươm. Hồ rộng quá, cứ mỗi góc độ lại thấy ở hồ một khung cảnh khác lạ. Nếu so với vẻ đẹp của một cô gái, nơi nhìn thẳng ra Bưu điện Hà Nội, trông hồ Gươm hiền hòa và trầm lắng như cô thiếu nữ mang vẻ đẹp truyền thống, cổ điển. Nơi nhìn thẳng ra cầu Thê Húc, thấy một hồ Gươm như cô thiếu nữ mang nét đẹp lộng lẫy, kiêu sa. Nơi lại thấy một hồ Gươm như cô gái hiện đại với ồn ã và nhộn nhịp của những quán cà phê vây quanh. Khuôn viên bao quanh hồ Gươm được chăm sóc kỹ càng với những bồn hoa, cây cỏ được xén tỉa, tưới nước thường xuyên. Tôi và Bá dừng lại ở một bậc tam cấp có thể thấy được những cành cây xương xẩu, cổ thụ nằm là là trên mặt nước. Nếu không sợ rơi xuống hồ, dám tôi cũng với lấy một cành đem về. Xung quanh chúng tôi là bóng cây tỏa rợp với những thân cây đang chao nghiêng theo chiều gió. Thích chí khi tôi phát hiện ra tòa soạn báo Nhân Dân nằm kề bên. Tờ báo đầu đàn chi phối phương hướng của nền báo chí trước giờ, nằm sững sững, uy nghi với cây xoài cổ thụ có cành lá xum xuê che khuất một góc tòa nhà. Kiến trúc này làm tôi liên tưởng đến Tòa án nhân dân Thành phố ở Sài Gòn dù chúng không đến nỗi giống nhau như hệt. Đi về phía đền Ngọc Sơn, phát hiện ra đa số thợ chụp hình ở đây là phụ nữ, điều này mãi về sau tôi mới thôi không thắc mắc khi thấy ở Sài Gòn cũng có rất nhiều thợ chụp hình nữ, đặc biệt trong dịp lễ tốt nghiệp ở các trường Đại học. Rời hồ Gươm, sang bên kia đường, hai chị em cũng táy máy với những gian hàng đồ len san sát nhau nhưng rồi chẳng ưng ý chọn được cái nào. Dừng lại ở một quán bún riêu ốc. Bá ngỏ ý muốn ăn trưa luôn. Quán thấp và cũng có khá nhiều thanh niên vào ăn. Nam nữ Hà Nội độ tuổi phổ thông xem chừng ăn diện hơn Sài Gòn nhiều. Ấy là tôi đoán vậy, qua cách trò chuyện, ăn mặc của vài đôi trong quán lẫn rất nhiều cặp chúng tôi gặp trên đường. Hoặc có thể là do tôi cứ so sánh những mốt này với phong cách quê mùa, lỗi thời ở Sài Gòn của mình cũng nên. Món bún riêu ốc với những vị rau là lạ vẫn không làm thỏa mãn khẩu vị của tôi và Bá. Đi vào phố ẩm thực. Hai chị em muốn thử lại “tập hai” để không vì một món nào đó mà có cái nhìn khác về ẩm thực Hà Nội. Bánh cuốn. Quán xinh xinh với bàn ghế gỗ nhỏ nhắn, giống một gian nhà ấm cúng hơn là quán. Bán hàng là đôi vợ chồng già. Bà cụ luôn tay tráng bánh còn ông lão phục vụ, bưng bê. Dường như khách ở đây chủ yếu là khách quen, thấy chủ khách nói chuyện thân tình như hàng xóm. Chủ - khách đang hỏi thăm nhau chuyện sắm sửa Tết, rồi hai cụ lại than với nhau về cái phố ẩm thực ế ẩm này. Lập ra rồi để đấy, chuyện này cũng chẳng xa lạ gì. Món bánh cuốn được dọn ra làm tôi phân tâm. Ở nhà, tôi vẫn hay ăn món bánh lá với nước chấm chua kiểu này nhưng sao cái vị vẫn khác kia. Mỗi món ở mỗi nơi là một vẻ, một vị nhưng bánh cuốn ở nơi được gọi là Phố ẩm thực trong lòng Hà Nội vẫn không đủ cuốn hút hay để lại ấn tượng đặc sắc gì nơi tôi. Với Bá còn tệ hơn nữa vì Bá vốn kén ăn, sành ăn hơn tôi. Hay tại chúng tôi lúc nào cũng nghĩ về Hà Nội như một vùng đất của văn hóa ẩm thực cùng sự tưởng tượng thái quá về nó nên chẳng món gì ở đây có thể đáp ứng nổi cái sự ngon trong trí tưởng tượng của mình? Hay tại chúng tôi ăn chưa đúng chỗ? Tưởng tượng như tới Sài Gòn mà chạy ra Đồng Khởi để ăn hàng! Đi ngang qua tượng đài vua Lý Thái Tổ với hai chậu tắc thật to. Người người qua lại đứng chụp hình bên bát nhang nghi ngút khói. Thật khó để lấy cho trọn vẹn tượng vị vua đặt nền móng cho đất thủ đô ngày nay cùng hai cây tắc vàng ươm, có lẽ vừa được đem ra trang trí trong dịp Tết. Quanh đó, chúng tôi có thể nhìn thấy vài cơ quan hành chính của thành phố như Thành ủy, Ủy ban nhân dân… Những phố mà chúng tôi tiếp tục đi đầy ắp những hoa, quà, bánh mứt ngày Tết. Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường. Bá thích mắt trước những gánh bưởi quả nào quả nấy căng tròn, màu cam tươi rói thật đẹp mắt. "Bưởi đào, hai mươi nghìn một quả." Bá mua được với 3/4 cái giá ban đầu và hớn hở với quả bưởi vừa đẹp vừa lạ mắt làm tôi cũng quên khuấy mất là trước đó mình đã nhìn thấy những chị bán hàng bưởi này ngồi tỉ mẫn dùng keo 502 dán cành lá tươi nguyên vào quả! Lang tang theo những con phố đó, chúng tôi đến Hàng Chiếu rồi khựng lại ở một nơi tấp nập nào người, nào xe, nào hàng quán và những lời chào mời: Chợ Đồng Xuân. Tôi muốn vào cái chợ đã quen tên này lắm nhưng đành phải nuối tiếc đi qua vì không thể làm ngơ trước những câu rền rĩ than mỏi chân của Bá nãy giờ. Cạnh đấy, Hàng Lược như một chợ hoa nho nhỏ, khắp đường là hoa là chậu, là cành và những vật dụng trang trí cây cảnh. Lướt qua vài loại hoa, không phong phú lắm, ở miền Bắc tất nhiên thông dụng nhất vẫn là đào. Các chợ hoa ở Sài Gòn cũng có đào nhưng đến đất của nó bao giờ chẳng là nhất. Chỉ có điều, tôi không tìm ra cây đào nào đẹp như những hình ảnh tôi vẫn xem trên ti vi hay mạng internet! Đi qua phố Gầm Cầu, tôi vẫn ngoái lại nhìn cái biển Hàng Cót đầy luyến tiếc vì không được khám phá. Chừng 10 giờ, trời lên nắng, ko nhàn nhạt nữa mà đã đủ để làm toát mồ hôi, chỉ lạ là mỗi đợt gió thổi qua vẫn làm tôi với Bá khẽ rùng mình. Chúng tôi đang ngồi tại một khuôn viên, ngay trạm xe buýt đầu đường Phan Đình Phùng. Bá ngồi nghỉ, bóc ăn nốt những quả cam còn lại. Tôi ngó nghiêng xem mình có thể đi hướng nào để đến lăng Bác, hình như cũng ở gần hồ Tây, một công đôi chuyện luôn thể. Trên bản đồ, tôi thấy nơi chúng tôi ngồi cách hồ Tây không xa, có xe buýt ra đó. Chạy lại năn nỉ Bá nhưng Bá nhất quyết không đi được nữa! - Bộ mày không biết mệt hay sao hả? Đi sáng giờ rã hết hai chân rồi nè!Quả thực nhìn lại chặng đường hai chị em đã cuốc bộ đi, không ngắn chút nào. Tôi cũng mệt, cũng mỏi chân nhưng cái háo hức muốn đi nó mạnh hơn sự mệt mỏi. Tôi cố thuyết phục:- Ra hồ Tây đi, gần đây lắm. Đi chút xíu nữa thôi rồi về. Có xe buýt ra đó mà!Nhưng nghe tới xe buýt, Bá lại càng giãy nãy lên:

- Không đi xe buýt đâu, nhức đầu lắm. Ngồi đây một lát rồi về. Mày có đi thì đi một mình đi!

Không lẽ để Bá ở lại mà đi chơi? Bá biết tôi không thể làm vậy được nên mới nói thế. Tôi đành tiu nghỉu ngồi nghỉ cùng Bá rồi đi một đoạn nữa ra bến xe Long Biên để đón xe về Phủ Lỗ. Ấm ức vì chưa "thỏa chí" đi chơi nhưng lại chùng lòng khi thấy Bá gà gật đầy mệt mỏi trên xe. Có lẽ, Bá cũng chịu được thêm mỗi chuyến xe này nữa thôi. Nắng trưa gay gắt. Không còn nhận ra Hà Nội, nếu không có chất giọng Bắc lao xao, chắc tôi cứ ngỡ mình đang trên một chuyến xe buýt nào đấy ở Sài Gòn.

(Còn tiếp)


Phần 1

Phần 2

Phần 4

Phần 5

Monday, February 12, 2007

Phật thủ (12/2/2007)



Gặp lại phật thủ “của mình”. Tình cờ vì cái phần Nửa ngày ở Hà Nội (Quy hương ký) có một kỷ niệm về nó làm mình nhớ hoài. Chưa post lên đc vì trục trặc kỹ thuật, để mai vậy. Hỏi đc giá, nguyên cây có tới mấy trái mà còn chỉ bằng 2/3 cái giá mình đã bị hét ngoài HN với một quả. Đúng thật là…

Phật thủ, tên khoa học là Citrus medica, thuộc họ bưởi. Trái giống như bàn tay đẹp của Phật trong tư thế chụm lại. Thường gặp trong mâm ngũ quả ngày tết và nhất là dịp mừng thọ.

Về y học, có tác dụng trị buồn nôn, nôn, làm tăng cường tiêu hóa, và có tác dụng long đờm, trị ho. Dùng chữa các chứng bụng đầy đau, kém ăn, nôn mửa, ho.

Saturday, February 10, 2007

Quà Tết (February 10, 2007)

Một ngày có quá chng th. Quà Cộng tác viên của VTM. Một cái fiếu mua giày converse. Tết này có một đôi giày mới. Hơi trùng hp, năm ngoái gần Tết mình cũng chạy đi mua một đôi giày TT để về quê! Quà của chị, ko biết cơ man nào là th. Ái ngại quá chng, nhưng mà dù gì cũng... nhận rồi. Giá có t mc độ cao hơn "cám ơn" để dùng với chị nhỉimg!

23 Tết. Đưa ông Táo về trời. Mọi năm vẫn hay nao ngày này vì đến ngày này là thấy Tết nhưng sao năm nay lạ quá, chng thấy ko khí Tết gì cả ngoài n~ lúc ngoài đưng, thấy người ta trang hoàng mấy con phố đẹp dã man hay đi shopping cùng chị! Người đâu c đổ ra đưng ào ào... Vẫn còn vài d định t trưc Tết mà chưa làm đc.

Hôm qua đi ăn tất niên. Mẹ bảo "Sao đi ăn tiệc mà cứ như bị hành thế?". Mình uể oải đâu fải vô lý. Một bữa tiệc cũng quy mô nhưng phải nói là d chưa tng có từ trưc đến gi. Uống coca và xem nhân viên fục vụ nói như muốn quăng đồ vào mặt khách. Nhận về một giỏ quà Tết vô hồn. Giỏ quà to, của n~ người ko xa lạ nhưng sao lại ko hào hứng, chẳng tình cảm bằng được vài thứ lặt vặt nhất của chị nữa. Thấy người người nm tay, hồ hởi. Thấy đc nhng gương mt quen mà lạ. Bất ng nhất là "khuôn dung" một người, vẫn đc nhiều người nhà mình mệnh danh là Võ Tắc Thiên... Lúc trưc mình tng mạnh miệng bảo "Ko thích tiền" (tất nhiên sau đó còn vài ch "nếu" nữaimg). Gi thấy có tiền mà người ta "hồi xuân" nhí nhảnh hơn con cá cảnh (cá ba đuôi mà mình đang nhận nuôi giùm Hà mấy bữa nó về quê). Liệu có nên suy nghĩ lại ko ta?imgimg

Mai có hẹn với Q. Hi vọng có nhiều điều vui & bạn Q nhà ta ko lạc đường dưới sự hướng dẫn tận tình của mìnhimg.

Quy hương ký - phần 2 (February 10, 2007)

HÀNH TRÌNH 38 GIỜ

Xình xịch… xình xịch…

Gió thổi vào lồng lộng. Nhìn ra ngoài, khung cảnh thật lạ, đúng chất quê. Cứ tưởng là đã ở đâu đâu rồi chứ không phải là Thủ Đức hay Bình Dương. Thoáng thế này chắc là Bá không say đâu, tôi đinh ninh thế. Trước khi đi, Mẹ, Hoan và mọi người cũng dẹp tan lo lắng của Bá "Đi xe, đi máy bay thì say chứ đi tàu thì say cái nỗi gì!". Nhìn cảnh bên ngoài mãi cũng chán, trời lại hắt nắng nên trông điệu bộ ai cũng có vẻ hơi buồn ngủ.

Ngồi đối diện tôi và Bá là hai mẹ con. Chị ấy trẻ măng còn cô con gái xinh xắn đâu chừng 4 tuổi. Cô bé cứ ăn uống, nói chuyện với mẹ liến thoắng. Đang tự hỏi bố bé đâu thì anh chồng ngồi ở ghế đâu lưng lại với vợ cứ ngó lên hỏi han. Rồi thì bỏ cả ghế của mình để bon chen lên ngồi chung với vợ con, thành ra chỗ tôi lúc nào cũng chật hơn bình thường. Quân cứ nhìn sang tôi và Bá. Lẽ dĩ nhiên khi nó được giao nhiệm vụ hộ tống hai bà chị, có sơ suất gì nó cũng chẳng được yên ổn ăn Tết. Quân ngồi phía trong, bên là cửa sổ, bên là một cô gái khá dễ thương. Đối diện Quân cũng là hai người phụ nữ, một trung niên, một lỡ lỡ. Nhìn nó gãi gãi đầu, tôi biết nó hiểu hai chị nó đang nghĩ gì. Chẳng là tụi tôi vẫn hay chọc, đi tàu kiếm được em nào về ra mắt luôn đi. Mấy chuyện này đâu có xa lạ gì, hai chị em dâu họ xa lắc xa lơ của tụi tôi bây giờ vốn cũng bắt đầu từ một chuyến tàu Nam-Bắc đấy thôi!

Trên tàu, quay đi quẩn lại nhiều cũng chẳng biết làm gì. Có lúc đã tưởng mình thèm ngủ, cho ngủ bao nhiêu cũng không biết chán. Thế mà ở đây ngủ mãi, ngủ đã đời, mở mắt dậy thấy mình cũng chỉ "giết" được có 1 giờ đồng hồ. Rồi lại ăn vặt. Mẹ và Bá đã chuẩn bị biết bao nhiêu thứ ăn vặt, đều để bên tôi và Bá cả nên cứ chuyền sang, chuyền lại bên Quân. Những tia nắng cuối cùng của ngày vừa tắt thì trời xâm xẩm tối. Nhìn đâu cũng thấy đồng không mông quạnh nên có cảm giác trời tối mau cũng nên. Mấy cơn gió lúc nãy, tôi còn thinh thích, ló mặt ra đón lấy, giờ đã cộng hưởng vào cái lành lạnh buổi chiều tối. Có lẽ là do không khí đang tiến từ nóng ra lạnh nữa. Vẫn nhớ câu ngày trước mẹ hay đùa "Đi từ Nam ra Bắc thì mặc áo từ từ. Đi từ Bắc vô Nam thì cởi áo dần dần". Cơm chiều. Ở nhà, tôi chẳng khi nào ăn cơm sớm vậy. Thêm nữa chẳng đứa nào thấy đói lắm nên đến lúc người ta ăn xong bữa hết mình mới bắt đầu ăn. Cũng chỉ là ăn cho xong chuyện. Cơm tàu. Tôi nghĩ ngay đến một số lượng cực lớn. Tôi nghĩ ngay đến việc đầu bếp phải trung hòa khẩu vị của cả ba miền. Thế nên cái vị nhàn nhạt đó làm tôi và Bá chẳng nuốt được nhiều. Bá có vẻ mệt mỏi, dường như chỉ động được vài hột cơm đúng nghĩa. Chẳng hào hứng nổi để cùng reo lên với tôi cảnh đồi núi hoành tráng hay cảnh biển mờ mờ trong ánh sáng nhập nhoạng như lúc đầu!

Bá nằm bẹp thật sự làm tôi với Quân cứ quýnh cả lên. Say tàu. Giờ tôi mới bắt đầu dán thuốc cho Bá. Bá chẳng nuốt thêm được thứ gì mà sau mỗi lần tàu dừng tránh tàu khác rồi lại đi là mỗi lần Bá… hò. Thêm tiếng tàu xình xịch… xình xịch… làm người đang mệt càng quay cuồng đầu óc, chóng mặt. Quân chạy đi chạy lại trên toa tàu vẫn không tìm đâu ra được túi nylon cho Bá. Không chuẩn bị sẵn nên Quân và tôi cứ phải dồn hết đồ những thứ gì có thể dồn được để lấy túi cho Bá. Tôi đến ngại với gia đình ngồi đối diện chúng tôi, đang gọt lê ăn ngon lành. Cứ tưởng Bá đã dứt cơn thì lại đột ngột buồn nôn. Chẳng còn túi nào có thể sử dụng được nữa, Bá cứ chỉ mãi vào cái túi đựng lê của người ta khiến tôi bối rối hơn. Tôi chưa kịp mở lời xin thì Bá đã giật phắt ngay lấy trước con mắt ngạc nhiên của gia đình họ. Tôi xin lỗi gia đình họ, nhăn mặt với Bá mà cũng phì cười. Có còn cách nào khác đâu.

Tôi vào trong ngồi để Bá có thể dựa vai tôi mà ngủ. Trời mới chừng hơn 8 giờ tối mà tôi thấy mọi người đã lục tục đi ngủ rồi. Đôi vợ chồng đối diện, trải chiếu dưới gầm ghế chúng tôi, ôm nhau ngủ ngon lành. Hai chị em tôi phải để cả chân lên ghế không thì đạp lên người họ mất. Tôi cứ dỗ Bá ngủ để quên đi cơn buồn nôn. Quân đã thử để Bá nằm dưới gầm ghế bên phía nó nhưng bà chị “nhõng nhẽo" của tôi và nó nằm được một phút rồi bật ngược dậy ngay "Nằm còn muốn hò hơn đó, khó chịu lắm!". Cuối cùng Bá vẫn cứ nhắm nghiền mắt, vật vờ trên vai tôi như một đứa trẻ. Ngủ không được. Thức không xong. Tô cháo đêm, Quân mua cho, Bá cũng không ăn trọn.

Tiêu hết không biết bao nhiêu túi nylon và mấy bịch khăn giấy của tôi thì Bá cũng nằm yên yên được. Trời càng về khuya càng lạnh. Tắt đèn, chỉ còn ánh sáng nhờ nhờ như ánh đèn ngủ ở nhà. Đâu đó trong toa, tiếng trẻ con khóc ré lên… Tôi với Quân tỉnh như sáo. Với lấy mấy hộp sữa để chắn trên cửa sổ, chỉ vài tiếng, chúng tôi đã có ngay những hộp sữa mát lạnh như mới lấy từ trong tủ lạnh ra. Tiếng cô xướng ngôn viên trên loa báo cho biết chúng tôi có chừng 5 phút ở ga Nha Trang. Tôi không xuống được vì phải trông chừng Bá, mà 5 phút xuống cũng chẳng để làm gì. Quân ghé xuống thật nhanh, chạy đâu mua cả một lốc túi nylon. Nói thật là tôi cũng không nghĩ đến. Thế nhưng công nó thành công cốc vì từ ga Nha Trang đi, Bá đã tinh tỉnh rồi. Có thể trò chuyện được, chắc là thuốc đã hiệu nghiệm.

Chập chờn nửa tỉnh nửa mơ. Đến Đà Nẵng, đâu chừng 4 giờ sáng. Tôi và Quân xuống ga. Co rúm người trong cái áo khoác dày cộp vẫn không làm tôi thấy ấm hơn. Ga chăng đèn sáng trưng. Người người lên xuống tàu, mua quà bánh đông đúc nhộn nhịp. Không khí lạnh thế này làm tôi sảng khoái hẳn. Khẽ so vai một chút, hít vào rồi thở ra một làn khói, tự nhiên thích chí muốn reo lên. Ra lạnh thở ra khói là thế này đây! Quân từ đâu chạy lại, nó đã gọi điện về nhà báo cáo với mẹ rồi. Quân bằng tuổi tôi, sinh trước tôi chừng 3 tháng. Nó là người kỹ tính, ham học hỏi và trước giờ vẫn hay chu đáo vậy.

Không ngủ được nên tôi có thể ngắm bình minh từ sớm. Ngồi trên tàu, nhìn qua lại vẫn chỉ đồng ruộng, đồi núi hay những dải đất hoang tàn mênh mông. Một ngày dài vô tận và dường như vô nghĩa. Những lúc tàu dừng vài phút ở các ga, vài người bán hàng rong nhảy lên qua đường cửa sổ, trà trộn ngồi lẫn vào khách, chào mời, rồi lại ù té chạy khi thấy bóng những nhân viên mặc sắc phục ở phía cửa toa. Vài ánh mắt thương hại, cảnh giác, nghi ngờ… Một cô bán hàng áo xống xuề xòa, giọng Huế đã được pha trộn thêm vài vùng miền lân cận dọc theo đường tàu, khẽ đay "Tui bán hàng chứ có ăn cắp chi mô mà dòm!". Tàu chuyển bánh, họ lại nhảy xuống, tiếp tục cuộc mưu sinh.

Bá đã có thể tự đi lại rửa mặt, nói cười và nhất định không chịu ra ngoài ngồi nữa vì… lạnh. Trời về khuya lạnh đến run người dù mọi cửa sổ đã đóng kín. Nhìn ra màn trời tối bưng, không dưng lúc này, tôi lại nhớ tới kí ức xa xưa, đâu chừng tôi mới học lớp 2, lần đầu về quê cùng mẹ. Chuyến tàu gặp cướp cứ náo loạn cả lên. Tôi còn cảm giác rõ nỗi sợ hãi khi chân của một ai đó thò vào cửa sổ ngay phía chỗ tôi ngồi. Tôi nhớ mẹ đã la lên bảo cái chú ngồi trên cố đóng cửa sổ ra sao. Cả cái hiếu kỳ khi mấy nhân viên mặc sắc phục lôi xềnh xệch hai người nào đó đi về phía đầu toa tàu…

Người đã xuống bớt ở các ga trước nhưng chỗ tôi vẫn không thiếu mặt một ai. Khi mua vé, tôi đã canh giờ về ngang quê mình đúng 12 giờ đêm. Một phần vì ngẫu nhiên hợp đúng ngày giờ đi - đến, một phần tôi muốn Quân khỏi chột dạ "Đến quê mình mà còn không được xuống"… Vậy nhưng đi ngang ga quê mình, ba chị em vẫn cố ngó ra dù chẳng thấy được gì trong màn đêm đen kịt này.

Lại lục tục người xuống. Chỗ Quân, giờ chỉ còn mỗi nó. Tôi bon chen sang đấy nhường ghế cho Bá nằm. Lạnh quá đi mất thôi. Lạnh đến không ngủ được! Chợp mắt rồi lại phải mở mắt ra vì… lạnh. Thôi thì thức trọn đêm vậy, cũng còn vài tiếng nữa đến Hà Nội rồi. Đi qua ga Nam Định, rồi vào ga Hà Nội. Chẳng hình dung gì được nhiều về những vùng đất mình đi qua. Từ tàu nhìn ra, trông thành phố nào cũng từa tựa như thế, cũ kỹ. Tự nghĩ sao người ta chẳng thể trang hoàng cho những trung tâm thành phố, nơi tàu đi qua có thể đẹp và đặc trưng như vùng đất ấy. Hành khách chỉ cần nhìn qua đôi chút cũng có thể biết được điều gì đó về quê hương họ, thế chẳng hay hơn sao! Mang giày vào cho ấm chân, sắp xếp lại đồ đạc. Nếu không có Quân, không biết ai lôi những thứ từ trên cao ấy xuống cho hai chị em nữa! Gia đình ngồi chung với tôi và Bá đã gọi điện hẹn người nhà ra rước. Kết thúc hơn 38 giờ ngồi trên tàu, tụi tôi lang tang xuống ga, không rõ có ai và những gì đang đón mình…


Phần 1

Phần 3

Phần 4

Phần 5

Friday, February 9, 2007

Quy hương ký - Phần 1 (February 09, 2007)



Một “công trình”. Bằng thời gian này năm ngoái. Tìm 1 cái tựa cho nó. Nghĩ mãi mới ra, thế mà khi search thử, hoá ra người ta cũng đã đi trước mình. Kệ, dù sao vẫn cứ là tự mình nghĩ ra!imgimg

QUY HƯƠNG KÝ

10 phút nữa tàu chuyển bánh. Tiếng cô xướng ngôn viên đã oang oang trên loa: "Hành khách chú ý, hành khách chú ý, xin quý khách ổn định chỗ ngồi để đoàn tàu TN4 từ Sài Gòn đi Hà Nội chuẩn bị rời ga…".

Tôi, Bá và Quân đã sắp xếp xong mọi thứ ở số ghế của mình. Dãy ghế trái, chỗ Quân ngồi gần cửa sổ, mọi người đang đứng đợi để chia tay. Có Khét, Hoan, người yêu Bá và vợ chồng chị Xuyên đang rôm rả hỏi chuyện. Mẹ chẳng biết chạy đâu mua hai cái chiếu con vì lo chúng tôi không có cái để nằm, dù rằng tôi và Bá đã bảo "Thôi khỏi đi, mẹ!". Trong cảnh nhốn nháo, L. chạy vội vào sân ga, lên cả tàu tìm tôi. Nghe mẹ nói "Thằng L. tới kìa", tôi hơi ngạc nhiên, không biết số ghế, toa tàu mà tìm ra hay thật.

Giữa một rừng người, ngổn ngang thứ thế này, tôi bước ra để L dễ thấy. Có lẽ sẽ là một cảnh phim hay nếu mối quan hệ giữa tôi và L. trên mức bình thường. L. trách "L. kêu đợi L. rồi mà…". Nếu gắt L. thì chắc chẳng còn đứa con gái nào vô duyên hơn tôi, người ta đã cất công chạy đến đây tiễn mình còn muốn gì nữa. Ngay cả khi tôi nhờ Duyên đưa ra ga, nó cũng ngại trời nắng huống chi là không nhờ, không nói gì như L. Tôi chỉ bảo "Trời, thấy bạn này te te đi về, ai biết bạn này có đi không, đợi đến 12 rưỡi không thấy bạn này thì phải đi chứ trễ tàu sao!". L. đưa tôi một túi quà, chúc tôi về quê ăn Tết vui vẻ. Lòng biết ơn, miệng cảm ơn L. nhưng đầu vẫn nghĩ "Trời, có cần cầu kỳ, trang trọng như vậy không?". Bá cười đầy ẩn ý "Rồi đó, có nói gì chia tay chia chân thì nói đi!". Ủa, thì nói vậy thôi chứ nói gì nữa.

Giọng cô xướng ngôn viên lại vang lên, L. xuống tàu nhập cùng mẹ, người yêu Bá và mấy anh chị em khác. Tôi, Bá và Quân toét miệng cười, đưa tay vẫy tạm biệt lần thứ ba, tàu mới thật sự rời ga. Xình xịch… xình xịch… Vậy là đi thật rồi. Mẹ, L. và những người khác đã không còn trong tầm mắt. Đến lúc này mấy chị em mới dám tin là mình ra Bắc.

*

Chẳng hiểu sao lần này tôi lại "máu" về quê đến vậy, có lẽ là nghe mọi người bàn tán năm nay mừng thọ ông 90. Ông với chúng tôi không chỉ là ông mà còn như người bố thứ hai. Bao năm mới có một dịp ông thượng thọ, lẽ không có đứa cháu nào về? Hơn nữa cũng 13 năm rồi, tôi chẳng biết quê là gì. Những điều đó cứ thôi thúc tôi mãi.

Từ tháng 10, tôi đã tuyên bố với cả nhà: "Tết này con về quê!". "Về với ai?", mẹ hỏi. Tôi thừa biết không thể về cùng mẹ vì mẹ mới ra vào hè hai năm trước, vả lại mẹ về, ai lo chuyện cúng kiếng, tết nhất trong này! Tôi mạnh miệng "Không ai về thì con về một mình". Quân hào hứng "Hay tôi với chị về đi!". Bá bon chen "Tao đi với!". Tôi 13 năm chưa về quê thì Bá lại "thâm niên" hơn với con số 16 năm. Quân cũng muốn về dù mới vào đây năm rồi. Quả thật, nếu không có nó đi cùng, chưa chắc mẹ tôi đã yên tâm để hai cô con gái lơ ngơ ra Bắc. Vậy là thống nhất. Kế hoạch của tôi nhanh chóng được hưởng ứng: Ra Hà Nội, ghé lên Thái Nguyên rồi mới quay về quê. Hà Nội, cả ba chị em đều chưa đặt chân đến, tôi muốn tranh thủ đi lần này cho biết. Mà đã ra đến Hà Nội rồi, lẽ nào không ghé qua nhà mẹ Oai ở Thái Nguyên, nơi có nông trường ông từng làm việc sau khi giải ngũ, nơi có những bác, mẹ, anh chị, cháu chắt tôi chưa biết mặt bao giờ. Kế hoạch này được chị em tôi xem là "tuyệt mật" vì sơ hở một tí cho đại gia đình ngoài kia biết là nghe đầy tai ngay "Tụi nó không chịu về quê ngay mà còn đi chơi Hà Nội, ra nhà bác nó, để cả nhà ngóng chờ thế này…". Còn về quê rồi mới xin phép đi? Ai cũng thừa biết đó là điều không tưởng…

Lần đầu tiên ga Sài Gòn tổ chức bán vé qua mạng internet. Tôi miệt mài vào đăng kí tài khoản rồi đặt vé. Mạng ngoài dịch vụ, thật khó mà chen chân vào được. May mắn sao, gặp một người bạn nhiệt tình giúp đỡ, cuối cùng tôi đã có được phiếu đặt vé. Lúc tôi về rủ Bá ngày ra mua vé, mẹ ngớ người "Ớ, quân này định đi thật ấy ta!". Có lẽ, mẹ cứ đinh ninh tụi nó nói thế chứ làm như dễ mua vé lắm đấy! Cái sự đi mua vé cũng khá trần ai, số là ngày người ta hẹn mua vé lại rơi đúng vào ngày tôi thi. Hai chị em lọc cọc ra ga từ sớm. Ga hơi lạ lẫm với tôi. Nhìn mô hình đoàn tàu phía ngoài, tôi tò mò không biết tàu sẽ chạy từ đâu ra? Lần duy nhất mường tượng được về cái ga này cách đây cũng 13 năm rồi còn gì! Hơn nữa, bình thường tôi có bao
giờ tự mình đi mua vé thế này đâu.

Các phòng vé đông đúc người đứng đợi. Vẻ mệt mỏi hiện rõ trên những gương mặt đang nóng lòng về quê. Người trước người sau tranh nhau số thứ tự, có vài nơi cãi nhau ỏm tỏi cả lên… Nghe nhiều về cò vé ở đây nhưng hình như tôi không có duyên gặp những người như vậy. Bá lại khác, đứng đợi tôi một lúc mà có đến mấy người cứ lảng vảng chào mời "Mua vé hả em? Đi đâu đấy? Em mà chờ mua thì lâu lắm, đưa anh mua giúp là có ngay…". Tôi lấy được số thứ tự đâu cũng hai mấy mà vài bà vài cô cứ nhìn… thèm thuồng, vì họ chầu chực ở ga mãi chỉ được số từ 100 trở đi thôi! Với số thứ tự đó, tôi còn phải chờ dài cả cổ, biết chừng nào mới tới họ bây giờ? Có cái sự về quê mà cũng phải khổ thế! Chờ mãi, gần đến giờ thi mới đến số mười một. Chờ nữa khéo tôi bỏ thi mất. Bá phải chạy vội đưa tôi ra trạm xe buýt rồi vòng về, lòng cứ lo lo họ kêu số mà không có mình ở đấy thì phải tiếp tục cái điệp khúc "đợi" nữa…

Đi thi về, tôi chỉ lo ngóng Bá để thấy được ba cái vé mà mình đã bỏ bao công sức vào đấy! Nhìn ba cái vé, mẹ biết kế hoạch của tôi không phải là lời nói vui nữa rồi! Tôi nhận ra mẹ bắt đầu có những lo lắng thực sự về lộ trình, nơi ăn chốn ở… Xưa giờ có khi nào mấy đứa con của mẹ đi xa vậy mà không có mẹ theo cùng đâu. "Ra đến đâu là phải gọi điện về báo cho mẹ một tiếng", "Thằng Tri, con bác Thao nghe đâu gác lăng Bác. Đến Hà Nội, thử liên hệ với nó xem sao!"… Ngơ ngác trước những người họ hàng giờ mới nghe tên, mẹ phải lý giải thêm "Em thằng Hòa hôm trước xuống nhà mình chơi ấy!", tụi tôi mới "à" lên được một tiếng. Tôi biết vẫn còn nhiều nhiều lắm những cô bác, anh chị em như thế của gia đình mình ở rải rác trên khắp chiều dài hình chữ S. Có điều, ngay đến mẹ cũng còn lơ mơ, nhiều người phải kể rõ con ai, gốc gác nào đến mấy đời mới nhận ra được họ hàng. Mẹ vẫn bảo "Ra đường có khi đánh nhau vỡ mặt mới nhận ra anh chị em" đấy còn gì!

Ngày đưa ba chị em ra ga, tôi bấn loạn với lỉnh kỉnh đồ đạc chưa chuẩn bị xong. L. đến chơi nhưng tôi cứ chạy lên xuống như con choi choi, chẳng dừng lại để nói với L. được câu nào. L. thấy vậy nên về, hẹn lát nữa quay lại sau. Chú Ánh, bố Quân từ quê gọi điện vào làm cả đám thót tim. Chắc hôm tôi và Bá sang nhà chú M. chào về nên thông tin bị "rò rỉ". Mẹ bắt máy, mà ai cũng biết tính mẹ rồi, có nói dối ai được bao giờ. Quanh co vài câu, mẹ cũng nói thật lộ trình rồi dặn chú ấy giữ kín để mọi người khỏi trông! Ăn uống vội, nghỉ đâu được vài phút là xuất phát. Ngó đi ngó lại, đầy đủ cả nhưng cuối cùng vẫn cứ quên những thứ lặt vặt kiểu vầy: Hai cuốn lịch của trường, tôi định đem về biếu hai bên và pin máy chụp hình.

Đồ đạc, quà cáp cứ gọi là lung tung cả lên. Lập cập sợ trễ tàu. Quân bảo "Đúng là con gái, rắc rối!" trước những túi to túi nhỏ của hai chị em, vì nó chỉ có mỗi cái balô là xong hết. 25 Tết, trời vẫn nắng gay người. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ấy là những người phải xách nặng, như Quân, người yêu Bá và chồng sắp cưới của chị Xuyên. Vợ chồng chị Xuyên hẹn gặp tụi tôi ngoài Thái Nguyên, nếu ra kịp. Có muốn cưới xin gì trong đây, anh Tâm cũng phải ra Bắc để trình diện họ hàng nhà vợ. "Ông anh rể" Bến Tre cứ bị mấy đứa em dọa ra đó có lệ con rể phải "kính" các ông, các bác vài chai, "kính" khách vài ngày nên sợ xanh mặt "Ủa, kỳ vậy, chỗ anh đâu có cái lệ đó". Thấy anh ấy cứ dò hỏi mãi mà tụi tôi buồn cười…

(Còn tiếpimg)

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5

Hiểu (February 09, 2007)

Trở lại như cái hồi cấp ba. Xao động 1 chút rồi thoải mái, vô tư. À ko, thoải mái hơn hồi cấp ba nữa chứ. Dẫu sao thì cũng rõ ràng với nhau, biết nhau quá còn gì! Mình vẫn hay đặt cái từ hiểu lên đầu. Tự nhiên lại nhớ một kỷ niệm ngày trước. Giờ ktra Toán, 215 làm xong rồi còn mình vẫn vò đầu vì vài câu. 215 quay lại hỏi:

- H làm xong chưa?

- Chưa

- Còn câu nào?

- ...

- Đáp số nè, ghi vô đi

- Ừ, biết rồi!

Hết giờ. Nộp bài.

- H làm hết bài ko?

- Ko

- Ủa, 215 đọc, H ko nghe hả?

- Nghe, có ghi lại vô nháp.

- Vậy sao ko viết vô bài?

- Ko hiểu cách làm đó. Thử giải rồi nhưng ko ra đáp số giống bạn này.

- Trời ơi, ktra mà phải hiểu mới chịu chép là sao!

- Ờ, tui vậy đó!

Quả thực lúc đó mình đã nghĩ nếu chép mà ko hiểu, lần sau gặp lại câu đó mình cũng có làm đc đâu. Với 215 mình cũng nghĩ vậy. 215 chỉ biết rõ thôi chứ chưa hiểu. Dù có là cô hay nhà mình đi nữa, giờ mình vẫn có thể tung tăng tung tẩy như thường. Ko "quan trong hoá" vấn đề như trước nữa. Ái ngại đâu có tính vô đây đc! Thấy… vẫn sao sao đó (dị ứng) khi chở mình mà cứ nghêu ngao hát. Lại ví với mấy câu ngẫu hứng của mình mới lạ chứ! Dù sao vẫn cám ơn vì ít ra mình cũng đã có một người bạn như vậy...img

Tối, nghe chị nói cũng mới ngớ ra. Ờ, trước giờ mình ko để ý lắm chuyện anh H. là kế toán để link với một sv KT. Có điều hai trường hợp… khác nhau chứ sao chị lại đi so sánh như vậy đc ạ! imgimg

Wednesday, February 7, 2007

Không là tình yêu

Mình nhắn tin cho bạn: “Buồn quá, H. ơi!”. Chỉ vài phút sau, bạn đã có mặt bên cạnh mình. Chỉ để cùng mình ngồi ngắm lá bay...

Đôi lúc mình tự đặt câu hỏi về mối quan hệ của hai đứa, xa hơn tình bạn nhưng hình như chẳng phải tình yêu. Vì nỗi nhớ của bạn là một mùi hương thoảng trên mái tóc của một người khác. Còn giấc mơ của mình cũng không phải là nụ cười ấm áp của bạn. Nhưng khi bạn buồn mình là người đã đặt bàn tay sẻ chia lên vai bạn; và khi mình khóc bạn đã cho mình một bờ vai để bình yên. Cuộc đời đôi khi cần có những phút giây bình yên như thế.

Mình có những nụ cười, bạn có những bước chân mạnh mẽ cho mỗi ngày mới. Trong mắt mọi người, bạn là một chàng trai bản lĩnh, mình là một cô gái hồn nhiên. Nhưng chỉ có mình mới biết bạn cũng có những lúc yếu đuối, và chỉ có bạn mới hiểu nỗi hoang vắng xót xa trong thẳm sâu ký ức mình. Nhiều khi dừng lại ở mỗi chặng đường của cuộc hành trình mệt nhoài, bạn và mình lại ngồi với nhau, chia sẻ cùng nhau, động viên nhau, rồi những bước chân lại trôi về hai ngả.

Thì hãy cứ bình yên như thế, cứ như hai đường thẳng song song để có thể nhìn thấy nhau trên suốt cuộc hành trình.

(Theo TTO)

>> Tự nhiên thấy đâu đó trong câu chuyện này có chuyện của mình, có chuyện của Q...

Ai đó, mình ko biết!

Ai đó gọi điện cho mình. 6h40 sáng. Nhạc chuông báo thức reng lên thay vì giai điệu bài hát mình quen thuộc. Mơ mơ màng màng. Tắt rồi mới nhận ra là 1 số nào đó gọi tới. Sorry 1 ai đó mình ko biết, 1 ai đó có lẽ ko biết cái tật ngủ nướng của mìnhimg!

Tối qua lật tẩy đc 1 ai đó dùng nick Qn. Ko fải bạn mình thì cứ bảo là ko fải đi, ai kêu nhận làm gì. Chỉ một câu là biết fải bạn mình liền ko. Như trước kia, có lần đang chat với mình thì L. bận làm gì đó, bạn L. vô chọc mình chơi. Thấy cách nói chuyện lạ, mình chỉ cần cài 1 câu "Nham gi vay?" là ra ngay. Vì chỉ có L. mới hiểu đc cái chữ "nhảm" mình đã dùng suốt mấy năm cấp 3 chứ ko fải chữ "nhầm". Còn với Qn cũng vậy. Có lý nào Qn lại hỏi mình Ở lại làm Tết bao giờ!?img Thấy anh chàng nào dùng nick Qn cứ rối rít xin lỗi nên mình "tha" choimg.

H: Mai H ghe wa

H: Sao Q ve som zi img

_______

Qn: ai vay

H: Troi dat, H chu ai

H: Hong phai Q ha?

Qn: ua

Qn: nhan ra roi

Qn: khoe ko

H: Troi oi, nhan ra la sao?

H: Van vay ma

H: Ko o lai lam them ha?

Qn: co

Qn: con H thi sao

H: H...

H: Sao Q noi thu 5 ve?

Qn: uh thi dung roi

Qn: tinh o lai lam tet ha

H: Ko fai Q ha??

H: Noi nghe la biet lien

Qn: thanh that xin loi nha

Qn: dung gian nha

H: U. Thoi, sign out khoi nick cua ban tui di de tui con nhan cho no.

Sunday, February 4, 2007

Tết, Tết, Tết, Tết đến rồi... (February 04, 2007)

Vậy là Tết đến rồi đấy. Khắp xóm đã nghe nồng mùi kiệu lẫn dưa món. Đầy đường thấy người ta râm ran bàn chuyện sắm sửa xuân. Giá mà trời cứ lạnh mãi thế này đến Tết. Dù sao lạnh haythiệt hại gì thì cũng đã lỡ rồi. Mai nhà mình cũng sắp sửa xòe hết trơn, ko dám bứt lá. Chắc ko đến nỗi fải gắn bông… giả lên. Tưng tửng còn có mấy cây tứ quý, nở suốt cũng đỡ buồn!

Chưa gì Bìm Bịp đã nhắc cái n/vụ dọn nhà. Ko nhớ lúc nào, tự nhiên bạo miệng nhận thầu hết cửa. Giờ đếm lại 14 ô cửa sổ + 5 cửa chính vị chi chừng… 30 cánh cửa. Cũng ko fải n/vụ nhẹ nhàng chút nào! Nhớ Tết 2 năm trước, có 2 người lạ để fân chia địa bàn dọn dẹp. Nhớ Tết năm trước, có 1 người lạ vẫn fụ mẹ gói bánh. Năm nay đúng thật là "ta chẳng còn ai"!

Tâm linh (February 04, 2007)

Mẹ T: Tao nói rồi, thầy phán hai tụi bay ko có hạp tuổi nhau, cưới nhau là năm sau con T có chuyện ko may liền. Thầy này nói đúng lắm, hổng lẽ tao thấy con T đi vào chỗ chết mà ko can ngăn. Ko tin thì hai đứa bay dẫn nhau tới chỗ thầy mà coi. Nhớ là đến chỗ thầy nghe chưa!

T (run run + hồi hộp): Thầy coi giùm con chuyện hôn nhân của hai người tuổi này…

Thầy: Mèo với chuột hả. Ờ, khắc nhau, khắc khẩu nhưng mà nếu cưới nhau vào đúng ngày… tháng… thì cũng không có gì đáng lo đâu. Có cách hóa giải hết!

T (ngỡ ngàng): Thầy coi lại kỹ cho chính xác nha. Hôm trước mẹ con đi coi, có người nói tụi con mà cưới nhau thì con sẽ… ra đi một năm sau đó!

Thầy: Đó là bả coi ở mấy thằng cha ko biết gì, phán lung tung, ở đây thầy nói theo sách là không có sai đâu. Yên tâm đi…

>> Yên tâm rồi nha T. Vậy là Ra Giêng ta cưới nhau dc rồiimg. Mừng cho mày!
Ai cũng có lúc tin vào n~ điều tâm linh, có điều mình nghĩ ko nên fụ thuộc vào nó n` quá!

Biết đâu trời đất cao dày... (4/2/07)

Một ngày, mẹ đến đón mình đi học về. Ai nấy ngạc nhiên. Lâu lắm rồi ko đc mẹ đi đón lúc tan trường, nhớ lần cuối cùng là đầu năm mình học lớp 6. Mười mấy năm, giờ tự nhiên có một ngày ngộ ngộ thế! Ngày trước, mình bước chân ra khỏi nhà là mẹ lo. Giờ có từ nhà tới trường, lại ko yên về mẹ chút nào. Dù rằng ngày trước có ngóc ngách nào trong cái TP này mà mẹ ko lần ra.

Thở fào nhẹ nhõm khi thấy mẹ đứng ngay gần cổng trường mình hỏi đường… Lúng túng khi ko quen chạy xe này. Rồi lại reo lên, chỉ cho mình cái góc quen thuộc ngày xưa mẹ từng đứng đợi chị Th lên đài quay. Ngộ chưa, cái thông tin này mơi mới với mình…

Một năm có quá nhiều sự cố như n~ trận “đại hồng thủy” đã xảy ra. Một năm thấy mình chưa làm đc gì n` cho mẹ cả… Vẫn chỉ là n~ nỗi lo…

____________________________

Em đang tấp tễnh vào đời.
Bước cao bước thấp rối bời lòng ta.
Giá mà biết gần xa từ trước.
Để em đừng một bước lên mây...

Friday, February 2, 2007

Không có điều kỳ diệu

Có lẽ là... bức xúc quá!

Nhận đc thư. 3 tờ giấy tập SV dày cộp làm ai cũng tò mò. Vẫn chuyện sinh hoạt bình thường mình đã biết. Chẳng hiểu sao n~ lời nói rõ ràng của mình lại đc xem là hài hước, bảo mình viết thư… vui? Điều duy nhất khiến mình ko thờ ơ với lá thư là những gì xảy ra trong đợt chống bão dạo nọ. Phần dài nhất của lá thư dành cho câu chuyện Những tấm lòng cao cả Phía sau cầu vồng (viết cho mẹ và con gái), nếu là mình ko chắc mình có thể kiên nhẫn ngồi chép câu chuyện này như thế. Có điều ngẫm mãi vẫn chẳng rút ra cái gì liên quan ngoài 3 từ "điều kỳ diệu". Cầu vồng thì mình thích, mình tin nhưng "điều kỳ diệu" thì mình ko biết đến.

Chẳng thể nào có đc điều kỳ diệu ở đây đâu, vì nguồn của nó là trái tim đã ko chấp nhận cơ mà! Mình chưa từng có ý nghĩ giễu cợt tình cảm của một ai đó, cũng chưa từng có ý nghĩ xem ai đó là trò đùa. Nhưng có lẽ khi ko đồng điệu đc với một ai đó thì bất cứ điều gì lãng mạn người ta làm cũng khiến mình thấy "sến" đến khó chịu. Có hơi tàn nhẫn quá ko? "Năm qua chúng mình đã bắt nhau phải đợi chờ quá lâu, năm mới, mình cùng làm những điều mới nhé!" <- Có thể một ai đó sẽ vui khi nhận đc n~ lời này, nhưng biết sao giờ, đó ko fải là mình!

____________________________

Sao anh lại thế? Anh mơ mộng thế? Mộng mơ, mộng mơ hơn em mất còn gì…

Lại một người về quê!! (2/2/07)

Ko biết Huyền "học" cái tật kín miệng của mình từ bao giờ. Mai về Bắc mà hôm nay mới nóiimg. Đi có một mình. Tối mai, H đã ở ngoài ấy rồi! Hôm thứ 4, H bảo cả nhóm đi đâu đó, cứ tưởng là mới thi xong nên vậy, không ngờ là có ý định chia tay trước khi về luôn. Thế mà chẳng chịu nói, nếu biết thì mình có thể gác lại vài việc chứ đâu có dời cái ngày đó đến hôm nay để rồi… hủy luôn vì N, L bận. Sang nhà, thấy H đang sắp xếp đồ đạc cũng hơi thắc mắc, dạo thường chưa thấy H… siêng thế! Nói đủ chuyện trên trời dưới đất, hợp cạ cả một ai đó "sến" ko chịu nổi… Với H, chỉ duy nhất một chuyện mình ko nói đc, 2 đứa cũng tự hiểu lý do nên ko nhắc đến.

Có lẽ là ko chuẩn bị tâm thế, thấy lòng mình hơi chùng xuống sao sao đó. Dù biết rằng nếu H ko về chưa chắc hai đứa đã đi chơi n` với nhau. Vẫn nhắc một cái Tết năm nào, về nhà H bổ trái dưa 30 kg, chỉ toàn nước là nước, dưa xốp như miếng bọt biển, 2 đứa cùng vọc chơi. Cái Tết thứ 3 mình & H ko đc tung tăng cùng nhau. Tết hai năm trước, H về quê. Tết năm rồi mình ra Bắc. Giờ lại đến lượt H…

Mãi mùng 9, H mới vào lại. Rồi đi thực tập ở Vietcombank. Biết chắc đi thực tập ở VCB mà còn "bon chen" dự thi đợt tuyển thực tập sinh của Sacombank. Hôm kể cho mình nghe, cũng hơi bất ngờ vì n~ câu hỏi của đề. Nhớ đâu đc vài câu thế này:

1. Ông già Noel quê ở đâu (a. Phần Lan b. Thụy Điển c. Thụy Sĩ)

2. Con sông nào chảy qua thủ đô của 5 nước châu Âu

3. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên kể từ sau khi Pháp xâm lược nước ta (lựa chọn của H: Ba tơ)

4. Bài thơ Qua đèo ngang của tác giả nào? (a. Bà Huyện Thanh Quan b. Hồ Xuân Hương…)

5. Con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ? (a.1 b.2 c.3)

______________

Chẳng hiểu sao năm nay lại nhiều ng` hỏi mình có về quê ko đến vậy. Về quê có lẽ với mình là một thứ “xa xỉ phẩm”, chưa tính chuyện đối nội, đối ngoại nữa thôi. Giờ nghĩ lại đợt rồi về quê quả là một “kỳ công” của mình!

Bất ngờ cuối năm

Ham vui nên giờ mới post đc entry này. Ko biết có ai mong ko ta? img

Trời lạnh căm căm nhưng sau bao "nỗ lực", mình cũng đã đi học đc trọn vẹn buổi cuối cùng của môn học CTPT. Hai buổi trước vắng, bị thầy nhắc nhở, cả lớp cũng biết tiếngimg, hôm nay mà vắng nữa là cấm thi đợt 1. Bởi thế lúc điểm danh, bao nhiêu người khác chỉ "có" là đủ còn mình (& một vài đứa cùng cảnh) thầy lại "Đâu, H đâu?"img.

Trời lạnh co ro, tay mình hút nhiệt, như cây nước đá, chạm vào đứa nào đứa đó nhảy dựng lên. Nhận đc thông điệp của Cạp cạp mượn mình bất kỳ cuốn tập nào, đưa sang cuốn tập của bạn Lê thì nhận về đc… 1 TẤM THIỆP HAND MADE HAPPY NEW YEAR! imgBất ngờ dễ sợ! Lâu lắm rồi mới nhận đc những bất ngờ kiểu vầy. Đúng là Cạp cạp, biết mình sẽ xúc động… đậy nữa kia! Thanks Cạp cạp nhiều nghenimg! <- Chắc tại entry nhóm máu B nên bạn Q bắt đầu thể hiện tài khéo tay của mình đây màimg! Lạnh + xúc động đậy nên cứng cả tay lúc viết vài dòng gửi lại cho Q. Đường thư tín miễn fí lớp mình nhanh nhưng mừ chuyển n` quá cũng ngại nên stop lại sau 2 lần thư đi về. Với lại 2 đứa còn cả mấy chầu cần giải quyết trước Tết nữa mà, rest street…

img

Ngồi kế Lê, đỏ chói từ trong ra ngoài. Nhìn thầy gọi "Scotland" (màu xanh lá cây của Mai) là hai đứa nghi nghi thầy sắp chiếu tướng Lê rồi. Đúng y chang "Cô áo đỏ này, màu của Arsenal" <- Bởi thế người ta nói cần fải đẹp rạng ngời mà ko chói lóaimg!!

Giờ của cô chủ nhiệm, lớp luôn đông hơn dù ko có lúc nào đầy đủ (dĩ nhiên). Ngoài chuyện dạy, cô còn quan tâm n~ chuyện khác như cách học, tác fong đi đứng… Nhớ hôm đầu, đa fần cô toàn nhắc con trai nào là fải lanh lẹ, fải galant, fải sạch sẽ… Hôm nay là chuyện bao nhiêu người ko về quê, chiến dịch Xuân tình nguyện… Lờ mờ đoán đc quê cô (hàng xóm của quê mình): Nghệ An. Sợ nhất cái kiểu nhắc nhở của cô khi ai đó lo ra 1 chút, trúng fóc (dù rằng cô luôn bảo là ko thể nào nhớ hết tên các bạn). Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất hôm nay vẫn là lời hứa sau khi cô dặn dò, chúc Tết trước lúc chia tay: Tết vô tôi sẽ có lì xì cho các bạn, bạn nào ko đi học ko có ráng chịu nghen!img

Tối đc chị dẫn đi ăn một bữa hoành tráng + nghe nhạc ở Piano, thích quá chừng. Thanks chị nhiều lắmimg. Chẳng hiểu sao lần nào nghe bài FOREVER (STRATOVARIUS) này cũng lặp lại cái tâm trạng ấy, mơ hồ ko diễn tả đc. Khó hiểu quá chừng??

Ko biết có fải nhờ thế mà… coi fim xong imgmình làm 1 lèo tới sáng xong bài ko hề mệt mỏi ko nữa?

Hạnh phúc

* Hạnh phúc = Trao đổi + chia sẻ + kết nối yêu thương = My name. Nếu hạnh phúc đơn giản chỉ là những nụ cười, tôi muốn níu mãi những nụ cười bất tận, cùng bạn bè, gia đình và những người tôi yêu thương!
* Cuộc đời chỉ có một, mong muốn tình yêu cũng có 1 nhưng lại có duyên với... số 2 ^^.