Blast

Có một cầu vồng vô tình bắc ngang qua. Hai ta muốn qua nhưng vô tình lần lữa. Lỡ một lần rồi thêm một lần nữa...


Thursday, August 30, 2007

Vừa đủ (30/8/2007)



Vừa đủ ngộ cho một sự gặp gỡ để gọi là duyên

Vừa đủ thời gian để ko gọi là mới quen hay người xa lạ

Vừa đủ chia sẻ để gọi là cũng biên biết về nhau

Vừa đủ kỷ niệm để gọi là có ký ức.

Vừa đủ lặng để cảm nhận, vừa đủ hài hước để gợi vui

Vừa đủ tương đồng để… khắc (cùng cực thì đẩy mà)

Vừa đủ trái ngược để tranh cãi

Vừa đủ trêu ngươi để… tức điên người

Vừa đủ gần, vừa đủ xa

Vừa đủ tất cả để có thể gọi là một cái tình

Chúc sinh nhật vui vẻ, K2img

img img img img img img img img img img img img img img img img img

Vơ vẩn như trời màu trắng xám...

Chị đi Malay rồi, vẫn còn băn khoăn chuyện “em ở nhà”. Trước khi đi đâu đấy ng` ta thường hay có cảm giác vậy thì phải. Lúc chị nhắn tin, vẫn chưa ngủ, vậy mà ko hiểu sao mình lại chẳng hay biết gì, cho đến sáng lờ mờ đọc đc. Đến giờ thì em vẫn ổn, chỉ đôi lúc có hơi uể oải, như hôm nay. Kể với chị vài chuyện đã qua, nhắc lại sự cố mà thiếu điều còn muốn… mít ướt. Có lẽ là khi nói ra đc, ng` ta thường yếu lòng hơn. Thực tế bao giờ cũng phong phú hơn những gì mình có thể tưởng tượng ra…

Ko nhắc chuyện AP cũng bị sự cố nữa, dạo này lắm sự cố thế ko biết. Thỉnh thoảng vẫn cứ phân vân có nên nói những chuyện liên quan đến AP nữa ko. Chỉ thấy thú vị một chi tiết tình cờ biết đc: AP có một con heo trên cơ quan, hôm nào cũng cho heo ăn đúng giờ. Có lẽ là của một ai đó tặng vì con trai, ít ai có thói quen ngộ nghĩnh này…

Trời trắng xám nhưng mưa lắt nhắt chứ ko như hôm qua, ngồi trong Phúc Âm giữa màn mưa xối xả. Từ chối một lời rủ rê. Lần nào đi cũng lạc nhau. Rốt cuộc thì vẫn là ko hiểu nhau, dù cả 3 đang nói cùng một ngôn ngữ. Hai người và 1 người, ko biết nguyên nhân xuất phát từ tính cách của ai nhưng ít ra mình cũng ko đơn độc trong cái cảm giác này. Ko hiểu đấy, thỉnh thoảng có khó chịu đấy nhưng vẫn cứ cần đến sự tồn tại của nhau, ko thấy mặt là suốt ngày réo gọi. Nghĩ cũng lạ!
Những hôm trời trắng xám như hôm nay, thấy mình cứ khang khác. Vào nhà sách cùng Bá, 2 chị em cứ ôm con gấu bông hít hà, nhảy tưng tưng như đứa bé đứng cạnh, ko dưng thấy "lăn tăn", ngộ gì đâu...

Sunday, August 26, 2007

Entry ngắt quãng (từ 26/8/2007)

Ko hiểu sao mình vẫn có thể… sống đc đến bây giờ, với một ly nước lạnh duy nhất ở ts, tính từ 0h ngày hôm nay.

Xong tin rồi, ko dám chắc là có đc “đi” ko. Mới thấy một bài cùng chủ đề chình ình ngay trang nhất TTOimg. Đói rã rời dù ko cỏn cái cảm giác đói nữa. Đi kiếm cái gì bù đắp cho cả ngày (lại là ngày CN nữa chứ) rồi về nhà viết tiếp…

Mấy hôm nay mạng trở chứng nên cái entry này đến giờ mới tiếp nối đc. Mình ko phải là thánh thần, cũng ko phải muốn bắt chước ai đấy nhịn ăn để… trường thọ, lại càng ko ù đến mức phải uống nước lạnh để ăn kiêng. Chẳng là từ chối suất cơm của một cô bạn trong Ban tổ chức để về ts ăn luôn thể. Nhưng ko may là phần cơm cuối cùng trong căn tin đang đc anh N.A trong ban "măm măm" rồi.

Lết trở lại ban làm tin, à ko, ghi nhận. Bị giục nhưng cũng hơn cả tiếng sau mới xong đc. Trong lúc đợi thống kê cuối cùng của sự kiện, ngồi nghe đc 1 bài học đạo đức. Một vấn đề nhạy cảm trong nghề và đặc biệt nhạy cảm hơn với ban của mình. Nếu là mình, mình sẽ nhận lỗi và sửa chữa ngay. Công nhận có lúc mình bướng bỉnh, cứng đầu, nhưng ko phải trong những tình huống thế này. Tiếc rằng đó ko phải là mình và người ấy vẫn đang ngồi lý sự với sếp. 30’, ko đến mức gay gắt nhưng có thể cảm nhận đc sếp bực mình. Ko chỉ là bài học cho người trong cuộc mà còn là bài học cho mình, nếu là mình có lẽ mình cũng ko tránh đc…

Chờ cho sóng dịu đi mới dám rón rén hỏi và trở lại công viên lấy nốt số liệu thống kê. Mấy năm rồi mới chứng kiến ngày hội quân, gặp mấy đứa bạn í ới mời mình mua đĩa…Trước đó có gặp Tân (ngờ ngợ ko nhớ là 03 hay 04BC), hỏi chuyện ttập, anh chàng buông xòa một tiếng, có cảm giác như nỗ lực của mình bé bằng con kiến còn anh chàng to như con voi. Đi dạo một vòng với H., cô bạn lúc sáng (ko hiểu sao) thân thiện rất nhanh với mình? Cứ nằng nặc kéo mình đi hết nơi này đến nơi kia, tự nhiên cũng hơi chột dạ...

Về lại ts sau cái tin nhắn dặn dò của sếp. Hôm trước V nói ko sai “Sếp nhắn tin, dịu dàng và gần gũi đến lạ!”. Mình là ng` về sau cùng, ban vắng lặng, ts vắng lặng (tất nhiên là trừ khu đang bận rộn). Bù đắp cho mình bằng một món từng ăn ở Huế. Bài học lúc chiều vẫn lởn vởn trong đầu cùng nỗi ái ngại dành cho “nạn nhân”. Ngoài trời, mưa nhẹ đến độ không biết đc... trời mưa dù mắt đăm đăm nhìn ra ngoài. Nhẹ đến độ ko cảm nhận đc áo quần đang ướt, cho đến khi về nhà, vặn chiếc áo khoác chắc cũng đc cả ca nước…


Saturday, August 25, 2007

Bão lòng (25/8/2007)



Đến với ‘anh’ vào mùa mưa bão. Gió thổi nhiều quá làm lòng người cũng lung lay... Thấy phục mọi người, vừa bấn loạn lo vững cột, yên mái vừa có thể định hướng cho thuyền chạy ro ro, ko bị gió bão xoay mòng mòng. Chuyện chẳng còn là chuyện trong nhà khi khói dư luận cứ bay mù mịt ngoài ngõ. Chuyện ở đây mà bên Mỹ, Úc còn rành rẽ, tường tận. BBC ‘thóc mách’ cho vài bài, ngấu nghiến đọc rồi ngậm ngùi...

Càng ngày càng thấy mình... mỏng manh. Nhiều hoài nghi, lắm lúc lửng lơ, vô định.

Một ngày mệt mỏi. Tuy ko có gì gọi là háo hức nhưng đã có chút kỳ vọng. Tưởng như thấy có một lối đi nhỏ, đang chạy nhanh lại thì bị một cánh cửa đóng sầm ngay trước mặt. Còn thắng kịp nhưng cũng bị đánh bật lui ra cả thước. Vùi mình trong những suy nghĩ miên man. Vốn đã biết con đường mình chọn nhiều chông gai, thử thách. Vẫn biết điều mình làm ko phải sai sót, dù có là ai thì cũng sẽ vậy thôi nhưng vẫn ko thể thoát ra ngay đc. Chỉ có thể nói "lực bất tòng tâm" thôi vậy. Giá có thể đơn giản hóa mọi chuyện như người khác đc thì hay quá.

Mấy hôm rồi mới có một chiều trời mưa rả rích đến vậy. Đến ts để thấy cái ko khí làm việc mà củng cố thêm lòng tin ở mình. Gặp anh D (TTD) nhắc lại chuyện cái tin hôm kia anh ấy gọi mình đi làm. Nếu ko có những người nhiệt tình như anh D, như vài BS mà mình đã quen và quý, dám mình đã gục vì cái cảm giác kia từ lâu rồi...

Thursday, August 23, 2007

Ở nhà một mình (23/8/2007)



Mỗi lần đi ra, trông thấy mẹ ở nhà một mình lại… ko nỡ. Mỗi ngày vẫn thui thủi ở nhà, dù có đến tận 5 đứa con. Dù biết rằng người này đi thì người kia về nhưng có những khoảnh khắc vẫn thấy mẹ, một mình. Ai mà chẳng thích đi ra nhưng việc nhà làm sao bỏ được, dù là những việc ko tên, đáng chán. Mẹ cũng ko phải típ người của nội trợ, bếp núc. Hay ái ngại cả cái cách mẹ bỏ hết việc đang làm chỉ để dõi theo mỗi đứa con đi ra cho đến khi khuất khỏi cổng. Chủ yếu vẫn là ý định sợ đứa nào bất chợt quên gì đấy để mẹ lấy giúp ra đưa cho kịp giờ…

Dạo này mẹ thích “vọc” máy tính. Đã biết tắt, mở và lướt web hơi rành rành. Mẹ cười như… con nít “Cũng học nhanh lắm chứ bộ!”. Tập tành dịch (đoán) cả những câu tiếng Anh… tự chế của mấy đứa con dùng như một ám hiệu vui trong nhà. Vẫn có chút tự tin khi kể với con cái “Ngày xưa cũng học đâu kém ai, cũng đi thi học sinh giỏi… nhưng vì thiếu tuổi, vì ko có điều kiện học rộng.”

Mẹ thích Chào ngày mới, nghiện Sức sống mới và hay đợi xem Jumong vào cuối ngày. Cũng nắm bắt, bàn luận thời sự như ai, đôi khi “báo” một thông tin hay hay mà con bỏ sót…
Người ta tầm tuổi này đã yên ổn chuyện con cháu, mẹ - mọi thứ vẫn chưa bắt đầu…

Wednesday, August 22, 2007

“Xúc cảm” (22/8/2007)

Trên đường đời tấp nập, tìm đâu được người tri kỷ của mình.

Ta là người hạnh phúc vì ta đã có em giữa dòng đời tấp nập ngược xuôi (Xúc cảm)

***

Có khi nào trên đường đời tấp nập

Ta vô tình đi lướt qua nhau? (Bùi Minh Quốc)

T thỉnh thoảng vẫn đến nhà nhưng Bá đã chán chọc mình rồi mà chuyển hệ sang D, có điều vẫn "phủ đuôi" 1 câu "Nó đến chủ yếu gặp mày mà mày đi suốt bỏ ng` ta bơ vơ" <- Hay nhỉ, cứ làm như là bạn mình ko =!

215 thỉnh thoảng có đến chơi, trong những lần nhóm tụ tập. Bá vặn vẹo "Sao đứng ngoài cổng ko vậy em". Nó nhanh nhảu: "Dạ, đứng tập làm rể cho quen". - Làm rể đâu xa, thôi làm rể đại nhà chị luôn cho rồi. - Dạ, cũng tính vậy đó nhưng ko biết có đc ko.img

Bá vốn sắc miệng. Cả cái tên con mèo cũng do Bá “mớm lời” cho chị X. Làm hôm gặp, nó đòi bản quyền cái tên, mình cứ ngớ người ra ko hiểu mô tê chi. Chẳng là 215 nhờ mình nuôi 2 con mèo, cũng thích đấy nhưng đi suốt, chẳng ai rảnh để chăm sóc nên chuyển nó qua cho chị X (vốn mới bị chết con mèo cưng). Chẳng hiểu thế nào, lại lấy ngay tên 215 để đặt cho nó. Mỗi lần ăn gì là cứ "đem xương về cho 215 ăn" (cắt luôn cả chữ khẳng định loài... mèo của ng` ta, hix). Chuyện trong nhà mà đến đc tai 215 cũng biết mấy bà chị mình ít chuyện thế nào.

T, 215. Thời gian qua rồi cũng chẳng biết thực hư thế nào. Mình thường hay làm lơ. Ko rõ ràng luôn làm người khác khó chịu nhưng có những lúc cần mập mờ để vừa lòng nhau. Nếu rõ ràng, chắc gì T, 215 đã có thể đến chọc giỡn với nhà mình tự nhiên như thế này? Nhìn lại một khoảng thời gian ko ngắn, kỷ niệm cũng nhiều, trưởng thành hơn cũng nhiều nhưng ko hiểu sao ấn tượng đầu tiên vẫn ko thay đổi bao nhiêu. (Những ấn tượng đầu tiên luôn ám ảnh mình hoài và thường rất khó thay đổi). Chẳng biết đến khi có ai đó lập gia đình, cái nhìn này có khác đi ko, có điều chẳng hình dung đc ra ngày đó, dù rằng có đứa bạn mình đã bế em bé trên tay...img

Xưng hô (22/8/ 2007)

- Alô, H hả?
-
Dạ, xin lỗi ai vậy ạ?
-
Ngoại, Bọ Chét nè
-
Trời, làm tưởng ai…

***
-
Alô, H hả?
- Dạ
- Alô, H hả?
- img…Ờ
- Chị… nè, e có ở cơ quan ko? Em đi làm cho chị cái này…
-
Dạ ko ạ… (hix, sếp ạ! Sếp lớn tuổi mà sao giọng chẳng khác gì… con bạn mình)

Ko sẵn sàng lắm nhưng vui vì có dịp đc sếp gọi như thế này, dù chỉ là một chuyện bé tí ti. Gọi điện liên lạc “Ờ, cái đấy thì được thôi. Giờ e qua đây luôn đi. 10’ nữa nhé”<- Hix, có… bay cũng phải đợi lắp cánh nữa chứ ạ! “Chắc nửa tiếng nữa e mới đến đó đc…”, “Nửa tiếng thì trễ quá, e qua liền đi, tôi chỉ chờ đc 15’ nữa thôi đấy”. Đang đầu bù tóc rối, cập rập chạy qua. Đúng nửa tiếng có mặt. May quá vẫn còn nán chờ mình. Lúc nãy chạy vô còn kịp nhận ra 1 người quen quen lướt qua, nhanh quá chẳng ai kịp chào. Ko ngờ ở chỗ đông đúc vậy mà cũng có thể nhận ra mình, gọi điện xác nhận, vô tư bảo đang đi ăn… bánh tráng Hoàng Ty. Ko dưng cái khoảng cách trên công việc đc rút lại một chút.

Saturday, August 18, 2007

Gió thoảng mây trôi (18/8/ 2007)



1g45 anh lên tàu rùi. Ở lại vui vẻ nhé, hẹn gặp lại ở HN!"...Logo, chúc lên đường may mắn. Hẹn gặp lại ở HN, HN....

"Thích một ai đó không phải là tội phải không e?A tin vậy và nếu đúng vậy thì tốt wa...".

Như là gió thoảng mây bay, một chút xao xác. SG vào mùa nắng, HN lại mùa thu. Có khi nào trái chiều lại gặp gỡ...Thà cứ là gió thoảng, mây trôi...

***

Được chúc mừng vì bài đăng hoành tráng! Lo hơn vui. Anh vẫn bảo đấy chỉ là gương mặt, chưa phải là một sự thuần thục..."View & Zoom". Mình cũng bít vậy. Mang mang...Những vòng xoay, như là giờ mới bắt đầu, như là vẫn chưa biết đi về đâu giữa những ngã rẽ. Lạy trời! Xin được vững với tin, yêu...

Theo OKN's blog

__________________

M bảo thế nào mới là yêu, thế nào mới là lãng mạn nếu không là những… thế này? T nghĩ là m yêu, dù suốt ngày vẫn cứ chê bai ng` ta đủ điều. Ko yêu ng` ta ko kể về một ng` cả ngày như thế dù là nhân danh sự bực tức. Có những chuyện t nghe đi nghe lại đến mấy lần. Cả chuyện ngắt đến bầm tím cả tay chỉ vì ng` ta muốn… nắm tay. Ko yêu, một đứa háo thắng như m sẽ ko “buông tha” cho ng` ta dễ dàng như thế trong những cuộc tranh luận, để rồi sau lưng lại công nhận “Nó nói cũng có lý”… Ko yêu, m cũng sẽ ko mong ước “Thà cứ là gió thoảng, mây trôi” như vậy phải ko…

Tao với nó chắc là khắc nhau, hôm nào gặp ko cãi nhau là ko đc”, có lẽ khắc nên ng` ta đi, m mới nhớ đến vậy. T thích cái cách m gọi Logo, một cái gì đó rất riêng chứ ko phải chỉ là “HN của tao”. Sau cái cứng đầu, bộc trực, đểnh đoảng… m vẫn nhạy cảm như bất kỳ ai. Mong đó ko là gió thoảng mây trôi đi qua những cuộc đời...

_________________
Blog, nhờ nó mình biết đc đứa bạn thân chuyển nhà. Đôi khi tự hỏi mình vô tâm hay bạn mình thờ ơ? Thời gian thì cứ cuốn đi, cuốn đi... Mỗi ng`một công việc. Cách nhau vài bước chân mà như xa tận chân trời nào!
Blog, link, link, link... cuối cùng vô tình lọt vào một blog quen: Hiền Vương. Nhờ vậy mới biết, V đang ở QN dự Liên hoan PT toàn quốc. Có lẽ V đã ý thức khá đúng về bản thân: "Mình đã may mắn hơn bao nhiêu người khác,
22t mà có trong tay nhiều điều mà ngay cả những NLĐ đã già nua kia không hề dám mơ tới"...
22 tuổi, với nhiều người chỉ là cái tuổi 22...

Monday, August 13, 2007

Hà Nội vào thu (13/8/2007)



Tự nhiên thấy lòng chông chênh quá. Ko lẽ vì…

HN đang vào thu. Cứ tưởng là tiết trời bắt đầu se lạnh nhưng chị nhắn bảo “Đang rất nóng em ạ!”. Nhắc chị nhớ tìm xem hoa sữa, hoặc là cây thôi cũng đc. Hôm ngồi cùng Lê ở cafe 30/4, Lê bảo ở đây cũng có 2 cây hoa sữa nhưng mình ko chắc, dù có thấy qua hình rồi. Hôm ấy có một người HN chính hiệu nhưng quên ko nhờ “hiệu đính”. HN lạ mà quen. Thấy chị háo hức chuẩn bị lại nhớ cái hồi cập rập ra đấy…

Đôi khi thấy mình kém tư duy, vấp váp đến lạ! Chỉ đc mỗi cái tật… sợ sếp dù chẳng ai thịt cá gì mình. Chỉ còn nửa tháng nữa là trở lại trường, ko dưng lại nhơ nhớ. Đến giờ, vẫn có người còn hỏi tên… Nhiều việc nhưng cũng là chẳng có việc gì. Chẳng biết bắt đầu từ đâu!

Hôm nay Tuấn ghé lên, trông béo tốt hẳn ra. Bí thư xã, sắp lên Phó Chủ tịch mà vẫn manh nha ý định làm một PV “quèn” ở đâu đó trên này. Hóa ra cái nghiệp vẫn chưa dứt.

Đọc đc status của một ai đấy “Xin lỗi, em sẽ quên anh”. Ai cũng có một góc riêng, cũng nên dọn dẹp lại góc riêng mờ mịt của mình. Có lẽ rồi một ngày nào đấy, ta sẽ quên nhau. Biết ai còn chờ mình đc đến khi ấy…img Như Toàn bảo sẽ vác võng đến nhà mình nằm chờ, thể nào cũng phải có lúc lấy vợ lấy chồng, quay về đụng mặt chứ "đi đâu mà đi miết đc!". Tìm một người nào đó đủ dũng cảm hơn mình...

Phóng viên ko thẻ (13/8/ 2007)

Bài này đọc lâu rồi, từ AT số trước. Có chút đồng cảm, cùng tâm trạng trong bài mà lại. 50% nhân vật là người lớp mình, riêng Hương Quê thì... mới nghe qua, dù gắn mác BCK04. Còn chi tiết "nhà báo đi xe đạp cho lãng mạn", mình nhớ Hoàn bảo mượn đc xe máy trong đợt thực tập rồi mà (dám chừng là hỏi chuyện trước đó cũng nên). Riêng tác giả thì... quánh chết cũng chẳng biết là ai. Minh chứng hùng hồn cho "ko báo cũng ko thẻ", có điều đâu có gì gọi là độc chiêu, nhà báo thành danh ko từ báo chí chính quy ra ầm ầm xưa giờ!

Dạo này lật AT ra, thấy BC4 (K03) phủ sóng dày đặc...

AT - “Không thẻ phóng viên mà làm được việc, mới hay. Có thẻ phóng viên mà làm được việc, thế gian này đầy”. Hai câu “thơ chế” này xem chừng được các nhà báo tương lai thích thú lắm.

Trong “qui luật phát triển” từ một cây bút… giảng đường trở thành phóng viên chuyên nghiệp, hầu hết các nhà báo đều phải trải qua giai đoạn làm “phóng viên không thẻ”.

Những chuyện buồn vui thời mang bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, hăng hái viết báo ấy trở thành những ký ức quí giá của họ. Cái ký ức mà, dù khóc hay cười đều ra nước mắt.

Có “báo chí” mà không có thẻ

Những cây bút trẻ là “dân báo chí” muốn dấn thân vào nghề báo, trong tình hình đào tạo nghề nặng về lý thuyết phải có một sự đánh đổi nhất định giữa việc học và việc lăn vào thực tế. Những SV nữ khoa báo chí K04 (ĐH KHXN&NV TP.HCM) thấy tên mấy đàn anh (K03, K02...) trên các mặt báo, hâm mộ, muốn tìm gặp được thì thường nghe bạn, và các đàn chị bảo rằng: “Tìm anh í khó lắm, đi viết bài rồi, làm “phóng viên không thẻ” rồi, không có trong lớp đâu”. Vài lần như thế, mấy em đành... nản.

Được người khác biết đến, thậm chí hâm mộ, nhưng việc kiếm thông tin, viết bài là không dễ với dân báo chí làm “phóng viên không thẻ”. M.Tâm (báo chí K03) cộng tác thường xuyên cho tờ GD bảo rằng, lâu lâu mới được sếp giao cho nhiệm vụ đi chụp ảnh một ngân hàng để minh họa cho báo, mừng muốn chết, thế mà khi đến, người ta hỏi: “Thẻ nhà báo (hoặc giấy giới thiệu) em đâu?”, không có, đành ngậm ngùi quay về xin giấy, cũng có khi về nhà trọ luôn!”.

Chuyện đi lấy tin, đối với dân báo không thẻ nhọc nhằn lắm. Trong một hội thi ở Trường ĐHKT, mấy SV báo chí tập tành quay phim, chụp ảnh đưa tin thì nhận được sự cảnh báo (đuổi khéo) của một người bảo vệ: “Chúng tôi chỉ ưu tiên cho khách mời, các anh thông cảm”. Những phong trào lớn của SV, chuyện đưa tin thật sự khắc nghiệt. Khắc nghiệt vì sự cạnh tranh giữa những SV báo chí với nhau.

Trong một lần, Trường ĐH Sư phạm tổ chức hội thi, tôi chứng kiến ba anh chàng SV báo chí cùng đưa tin cho cùng một tờ báo. Sáng, báo ra, chẳng anh nào được đăng tin. Lý do cũng đơn giản, báo đất chật, lại còn cạnh tranh thông tin với phóng viên.

Trong cuộc “chiến không cân sức” giữa SV báo chí (tạm gọi là phóng viên không thẻ) và phóng viên biên chế (phóng viên có thẻ), phần được trong cuộc “sáp lá cà” này, đương nhiên sẽ nghiêng về phóng viên có thẻ. M.Tâm tâm sự: “Có lần tới lấy tin, thấy ông phóng viên báo mà mình cộng tác đứng lù lù lấy tin nên mình... tự động rút lui, tẩu vi thượng sách”.

Khắc phục được “mặt hạn chế” không có giấy giới thiệu, nhiều SV báo chí chọn con đường viết về mảng đời sống thường nhật, hoặc bất cứ vấn đề gì xung quanh, gần gũi với mình. Lớp báo chí K03, K04 có những bạn thường viết về đề tài gia đình mình, về nỗi nhớ, nói chung là tản mạn nhiều hơn tin tức thời sự...

Thế nhưng không phải ai chọn đề tài “không cẩn thẻ làm cũng được” như thế cũng thành công. M.Tâm bảo rằng, tớ viết, bài lên khuôn hôm nay rồi, ngày mai và những ngày sau đó không thấy in, hỏi thì sếp bảo, đề tài không đủ “nóng” nên bị những “cái nóng hơn”... lấn rồi. Cô đành ngậm ngùi nhìn bài báo tâm sức theo “gió cuốn đi”.

Khác với các anh chị báo chí K03 sắp tốt nghiệp, lớp đàn em K04 đang mùa thực tập. Nỗi khổ “không thẻ” của cô bé Hương Quê là bị cô hàng trái cây mắng cho một trận: “Người ta làm mệt, bán hàng ế, em lại đưa cái xác khô, không có thẻ trình như đòi hỏi của họ, nên bị mắng”. Rồi chuyện có lần trưa học về, đạp xe đạp đi viết tin, hai giờ chiều, mới chụp được vài tấm ảnh, sự kiện chưa kết thúc cũng đành chạy về, học tiếp. Học xong, chạy lại xem kết quả sự kiện tin... hồi hai giờ. Thế mà đâu có được, xong sự kiện, người ta về hết trơn hết trọi, chỉ có cô đứng... bơ vơ một mình. Cô bé nói: “Em loạn mất thôi”.

P.Anh khi đi thực tập, người phụ trách ở tòa báo thực tập bảo ngồi đọc báo một tuần. Tuần sau, P.Anh hỏi: “Em được đi viết chưa?”. Người phụ trách trả lời: “Đọc báo thêm tuần nữa đi em”. P.Anh hơi choáng! Đi làm báo mà giống phim kiếm hiệp, mấy anh chàng đệ tử nóng lòng học chưởng sớm, sư phụ cũng chỉ cho học... xách nước, đến lúc nào “ngộ” ra chân lý thì thôi.

Thanh, Hoàn (báo chí K04) cùng nhóm bạn của mình đi thực tập mà cũng “lãng mạn” chán. Mỗi người dong một chiếc xe đạp bon bon giữa đường phố. Tôi trêu: “Thời đại công nghệ thông tin, nhà báo hiện đại mà đi xe đạp à?”. Mấy cô nàng cười ngất, lý sự: “Thứ nhất, không có xe. Thứ hai, sợ đi xe máy nhanh quá, vụt qua... đề tài, bỏ lỡ uổng lắm. Thứ ba (quan trọng), đi xe máy mà ham nhìn đề tài nhẹ thì bị người ta chửi, nặng thì xe tung (tông)”. Nghe những cô phóng viên không thẻ ríu rít trên xe đạp, không ai nhịn được cười.

Không “báo chí” cũng... không thẻ nốt

Chuyện SV báo chí đi viết báo cũng hơi... lỗi thời, SV không học nghề báo, đi viết báo mới “độc chiêu”. Anh chàng Tú, (ngữ văn - ĐH Sư phạm) thấy người khác viết báo cũng ti toe tập viết. Khổ nỗi, anh chàng chẳng biết viết bài, chỉ chuyên viết ý kiến bạn đọc. Lâu lâu, ở văn phòng khoa có gửi về một “văn hóa phẩm” gồm báo biếu và mấy chục nghìn cho Tú. Với anh chàng làm báo nghiệp dư, những ly cà phê khao bạn bè mà không phải ngửa tay xin tiền phụ mẫu cũng đủ khiến bạn bè phục rồi.

Chuyên nghiệp hơn chút, có thể kể đến V.Trúc (môi trường K04, ĐH Kỹ thuật công nghệ), vốn là “dân tự nhiên” thế mà anh chàng cộng tác khá tốt cho một tờ báo học sinh. “Chịu chơi” hơn, Trúc viết cho mảng văn hóa - văn nghệ, chuyên đi phỏng vấn ca sĩ ngôi sao. Trúc bảo, “dân tự nhiên” làm báo bất lợi lắm. Ban đầu, viết câu cú cứ lộn tùng phèo, sau này biết “gu”, đỡ khổ.

Hơn nữa, viết bài phải đi phỏng vấn, không phải chuyện dễ dàng: “Lúc đầu tui tưởng gặp ngôi sao khó lắm, té ra không đến nỗi nào. Ngôi sao ấy mà, người ta không yêu cầu mình trình thẻ phóng viên. Thế nhưng mình mới chân ướt chân ráo vào, phỏng vấn người ta mà tòa soạn gạt bài (vì nhiều lý do) coi như mất uy tín với... nhân vật ngôi sao, rất khó làm ăn”. Hiện tại, Trúc chưa tốt ngiệp ĐH, cũng không biết ra trường có tiếp tục viết báo hay không, thế nhưng, thành quả (những bài viết trên nhiều tờ báo) khiến bạn bè khen anh chàng quá xá.

Đàn em văn khoa, và những “hậu duệ” khoa báo chí đều biết đến C.M.C., hiện đang là người giữ trang tờ báo T, từ một anh chàng SV khoa văn - ĐH Sư phạm, C.M.C. nổi đình nổi đám nhờ những phóng sự khi còn là SV. Những lời đồn thổi về “quá khứ hào hùng” của anh không biết thực hư ra sao, chỉ có một sự thật, anh đã bỏ nghề dạy để làm báo, và khá thành công. Có được thành công, đằng sau C.M.C., chắc chắn, là đi từ “phóng viên không báo chí, không thẻ”.

V.N. (ngữ văn - ĐH Đà Lạt) hiện đang là phóng viên báo S thì tìm cơ hội cho mình từ trang báo tỉnh lẻ, nơi anh học. Bạn bè anh kể rằng: “Từ hồi SV, anh ta chịu khó đạp xe xuống đèo chỉ để lấy một cái tin, nhuận bút... 15.000 đồng”. Nhuận bút là nhỏ, nhưng cái được lớn nhất của anh chàng “phóng viên không báo chí, không thẻ” này là kinh nghiệm”.

Còn những chuyện V.S., học luật đi làm báo Pháp Luật, khá thành công. Anh chàng K.L., T.L. học ngữ văn lần lượt được nhận vào báo ANTG, tạp chí TGS... và chuyện SV “ngoài báo chí”, đi phỏng vấn SV báo chí để viết báo là những câu chuyện “hết tính... giật gân”, trở nên thông thường từ lâu.

Kết

Có lẽ, một phần, thấy được tầm quan trọng của việc “lăn lộn thực tế” tự bươn chải, tìm kiếm thông tin mà không ỷ lại, phụ thuộc vào thẻ hoặc giấy giới thiệu, nhiều tòa soạn quyết định không cấp thẻ cho những SV thực tập. Sự va chạm với thực tế giúp họ thoát khỏi những trang giáo trình khô cứng, kinh viện để làm báo tốt.

Chuyện làm việc không thẻ đối với SV “trong” và “ngoài báo chí” thật sự cung cấp cho họ kỹ năng làm việc, kinh nghiệm thực tiễn dồi dào. Trong sự cạnh tranh khắc nghiệt ấy, lộ ra được những gương mặt xuất sắc, được nghề báo ưu ái chọn lựa.

HỮU HUY (ĐH Sư phạm TP.HCM)

Saturday, August 11, 2007

Ái ngại (11/8/2007)

Lê bảo mình nên mở lòng ra, dù có vấp ngã thì cũng là… yêu một lần. Nhưng ko hiểu sao mình vẫn ngại. Ngại làm người ta tổn thương, ngại làm người ta dang dở…

Những cuộc gọi của sự quý mến. Có những lời vòng vo gần xa nhưng mình cũng chỉ xa gần đối đáp. Nhiều khi cũng ko biết phải nói gì, nói thêm sợ lại ra hiểu lầm. Tự nhiên ái ngại cho một cái duyên lận đận. Sợ biết mình rồi thành ra lận đận hơn.

Mỗi lần đến chơi, H-T bảo vẫn chỉ mong thấy một ai đó của mình, cho dù sau này có thay đổi cũng đc. Ngẫm cho cùng trong 4 đứa vẫn chỉ mình là chưa từng có một ai đấy chính thức. Chỉ khiến tụi nó tự suy đoán rồi gán cho những cái tên ngộ nghĩnh như… anh mập mập.

Hnay có một người buồn buồn nhưng từ lâu rồi mình ko để ý. Chỉ thấy mỗi cử chỉ có gì đấy tự nhiên hơn (chẳng biết vậy có tự nhiên… thái quá ko?img). Hình như T, V cũng nhận ra điều đó. Vẫn chọc giỡn, nói đùa như Ng đùa ngày xưa nhưng qua cách đổi chỗ, qua những cái đầu ghé sát nhau thì thầm, mình biết T, V cũng ngờ ngợ ra điều gì đấy…

Điều mình ái ngại, có lẽ là do tính cách lo xa, cẩn thận. Khi tự hiểu đc rằng mình ko bao giờ để mọi người dễ dàng lãng quên. Giống như mình nếu đã có tình cảm với một ai đó thì dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, cũng ko thể nói thôi là thôi ngay đc…

***

Yêu một người khác đi em

Tàn mơi thì cũng xem xem cuối chiều

Gió lay hoa lá yêu kiều

Quỳnh – em đâu phải mà liều chờ đêm?...

_______
- Lạnh quá!

- B chỉ đc nói câu này với t thôi nhe, nói với đứa nào là bật đèn xanh cho nó đó… T mà là con trai thì t sẽ làm cho con gái “chết” hết.

Tình cờ (10/8/2007)

Một ngày SG mưa tầm tã. Mưa từ nửa khuya đến gần trưa.

Một ngày đột nhiên thức sớm, từ 4h mà chẳng ai lay gọi. Chị T bảo thế trời mới mưa dữ vậy chứ áp thấp, ảnh hưởng bão chỉ chuyện nhỏ thôi… Có lẽ từ dạo ở "quân đội" về, mình ngoan hơn một chútimg

Co ro, lướt thướt đi họp, dù mưa nhưng hội nghị này chắc ko ai dám bỏ. Cứ tưởng đến trễ một chút ai dè mình là một trong những người đến sớm. nhất Phòng họp máy lạnh, lại thêm quạt chạy vù vù khiến ai nấy rùng mình.

Tình cờ gặp chị Lý. Lâu lắm rồi ko gặp, dễ cũng 6-7 năm. Nghe xướng tên chị, lại làm ở Viện Pateur, ngờ ngợ, ngó quanh quất rồi mới ra chào. Hồi chị mời đám cưới chi T, mình cũng ko kịp xuống coi mặt.

Tình cờ gặp lại anh “sinh viên 1000 USD” ngày trước. Sực nhớ ra là có FHI nên hiển nhiên phải có phiên dịch viên chính rồi. Hình như cả 2 đều nhận ra nhau nhưng ko ai chào đc 1 tiếng vì cứ lu bu chuyện của mình. Nghiệm ra có những điều chỉ thoáng qua lại hay hơn, có những điều khi biết rõ rồi lại thành vỡ mộng, phũ phàng.

Cuộc họp hay nhưng lâu đến độ nhiều người ko đợi đc đến cuối giờ. Quá 12h mới tan mà ai cũng còn muốn nói tiếp. Dù tin có đc đăng hay ko, cuộc họp này cũng đã bổ ích lắm rồi. Gặp đc ng cần gặp, hỏi điều mình muốn hỏi. Đi thế này ko còn nhớ ra ngày tháng, đến khi lên ban mới sực nhớ hôm nay thứ 6. Trong lúc đợi họp ban, vô tình gặp AP. Linh thật, mới nhắc với chị hồi trưa, cứ tưởng là anh ấy cũng họp chứ… Ngồi nói chuyện với mình, AP toàn khuyên “Tốt nghiệp ra trường kiếm việc khác làm, PR gì đó chứ theo nghề này cực lắm!” . Ko lẽ mình lại bảo… chị cũng làm PR mà có lúc nào thảnh thơi đâuimg? (Hình như gặp đứa nào anh ấy cũng khuyên vậy). Về tsoan từ khi lập tổ GD, giờ việc chỉ mỗi anh ấy chịu là chính…
Dạo này nhóc Hà hay lên hình, nó vốn có duyên với TH từ xưa. Nghe đồn phong cách vẫn bụi bụi ko sửa đc. Tiếc là mình ko canh đc giờ coi, vả lại cũng chẳng bắt đc BTV. Cứ hẹn lên đấy mà lần lữa mãi vẫn chưa đi đc!

Đc chị Th. cho 1 mối liên hệ. Chẳng biết có ra môn ra khoai ko nhưng thấy vui nhiều!

Wednesday, August 8, 2007

Sương gió biên thùy - Phần cuối (08/8/2007)

Tiếng kẻng tập TD lúc 5h ko làm mình thức giấc nhưng vẫn dậy sớm đến lạ. Ăn sáng rồi lên lịch trình đi. Mình theo "lực lượng mũi nhọn" (anh đội trưởng trinh sát) còn V theo "lực lượng cơ bản" (anh bên vận động quần chúng). Đường trơn trượt theo cơn mưa dầm tối qua.

img


Những chiếc cầu gỗ lắc lư, gãy hết vài thanh còn khiếp hơn cả mấy chiếc cầu từng làm hai đứa thót tim lúc vào trạm. Lên “ngôi nhà gió”, đúng với cái tên ví von của nó. Chỗ nào gió cũng có thể lùa vào. Chuyện tối qua gió giật, mỗi người phải ra ôm một cây cột cho khỏi bay chắc cũng ko đùa quá là bao…

Nghỉ trưa trở lại trạm hôm qua vì V có vẻ tâm đắc câu chuyện tình của anh trưởng trạm. Chỉ cần nghe tên trạm thôi, hình dung ra đoạn đường khủng khiếp phải qua. Muốn "nhắm mắt đưa chân" mà cứ thót tim từng đợt nên ko nhắm đc. Những lúc này chỉ mong đc… đi bộ. Mấy bận xe chông chênh trượt qua trượt lại là nhảy xuống liền, làm “bác tài” đến đâu cũng “gieo tiếng ác” bảo mình toàn xô anh ấyimg. Đến đc trạm thì nửa thân dưới toàn bùn. Đôi giày chưa hi sinh như cái nón lúc ở VH nhưng cũng ngáp ngáp. Toàn đi chân ko ở trạm. Bữa cơm thứ 2 ở trạm vui vẻ, thân mật. Món Êtanol lại đc dọn kèm. Lần đầu tiên nhấm nháp thử (dù chỉ là uống tượng trưng), cảm giác ko nặng chỉ có điều hơi khó uống. Xưa giờ chỉ mới biết men lúa mạch thôiimg. Trưởng trạm tự hào mỗi chè TN ko đâu có vì đây là quà đợt ra Bắc thăm nhà hôm trước đấy. Vậy mà mình làm tắt ngúm niềm tự hào ấy, vì quả thực, chè đấy nhà mình thiếu gì. Nhà mẹ O ở TN có cả đồi chè mà lạiimg...

img

Đồng lúa từ sau trạm nhìn ra

Tranh thủ đc những lúc lộng gió, biết đc chuồng dê mấy chục con của trạm, biết đc trái săng của đất Campuchia (dùng thay cho chanh), biết đc có một thằng bé mập mạp, lanh lẹ và hóm hỉnh đưa đò sang… nước ngoài hơn 2 năm nay.

img

Trái săng - vỏ cứng, chọi lỗ đầu

img

Bé mập đưa đò sang Campu chia

Mưa ko chiều lòng người, cứ lắc rằc từ sáng tới chiều. Vẫn tiếp tục lịch trình đi tham quan các ấp trong xã, bỏ quên cả quà biên giới - trái mướp to đùng trạm tự canh tác. Ở phía sau còn trái to gấp mấy lần, ra nhiều quá ăn ko hết kịp. Chọn điểm dừng rồi 2 xe tẻ ra. V hay réo tụ lại nhưng đi xem các ấp giáp ranh Camp cũng hay. Hay V lo anh bắt cóc e đấy? Đi với đội trưởng trinh sát thì có gì phải lo! Đem đc quà Camp vềimg.

img

Đất Campuchia, sang xuồng rẽ trái là ra chợ biên giới

Đi ngang qua một trạm khác - K79, vậy mà cũng kịp ghé vô chào. Sợ nhất cái màn “kính các cụ” bằng êtanol. Ko nhiều nhưng cũng phải “chào” hết lượt. Thành ra điểm dừng sau cùng lại là trạm K79 này. Anh trưởng trạm gặp 2… đồng hương, cứ nhè đồng hương ra mà “chào”. Quyền trợ giúp nhờ người khác cũng chỉ đc 1 lầnimg. Phải công nhận trưởng trạm khéo ăn nói. Lẽ ra mình nên ở lại quê lâu hơn chút nữa, cho đến khi học đc cái tài khéo ăn nói ấy của quê mình rồi vào đây mới phảiimg!
Trong câu chuyện, cứ hay bắt bẻ (chuyên môn của mình) chuyện chiều qua, đội trưởng trinh sát ko dám cãi lại cấp trên dù biết đó là kiến thức chưa chuẩn lắm. Chẳng là mình và anh sếp ấy tranh luận chuyện nguồn tin cơ sở thì có cần phải xác minh ko. Trong công việc của mình mà ko xác minh thì có mà dễ tiêu đời, còn quan điểm của sếp ấy “Đã gọi là cơ sở thì còn xác minh gì nữa!”.

Dây dưa mãi hơn 10h tối, đồng hương và thuộc cấp mới cho về. Cũng may êtanol này còn nhẹ mới về đc bằng xe. Ở đồn đã gọi điện giục, nghe đâu lúc sáng bên UB xã cũng có hỏi thăm. Đường khuya ko một ánh đèn, leo lét vài đốm sáng phía bên kia biên giới. Đồng hoang lạnh co ro, còn lãng đãng cả sương mù. Cái cảm giác này mình chỉ bắt gặp từ đợt Tết năm trước n
ữa ở Thái Nguyên. Lần về này thì đành nhắm mắt đưa chân vậy. Đường vốn trơn càng trơn bạo vì trận mưa lúc chiều. Tiêu luôn chiếc dép mượn của các anh trên trạm lúc trưaimg. Cỏ gai quệt chân hay bùn bê bết tới gối cũng ko ngại, chỉ nơm nớm mỗi chuyện lỡ gặp… rắnimg.

Vậy mà cũng lết đc về đến đồn lúc hơn 11h. Chẳng còn chỗ nào thức, ngoại trừ lính trực hôm nay (anh thầy mà mình có thiện cảm). Leo đc lên giường cũng hơn 12h, cũng đúng tầm ngủ của mình ở TP. Vậy là ở lại thêm một đêm thứ 2. Đã quen chỗ hơn nhưng trong giấc ngủ vẫn thắc thỏm cơn mưa đêm ào ạt và tiếng kẻng tập TD lúc 5h.

Ko ai kêu mà vẫn bật dậy từ sớm, trước cả V, có lẽ vì lạnh quá. Kịp xem qua thời sự buổi sáng và đi dạo vòng phía trước đồn. Nghe đồn đội trưởng trinh sát bị phạt vì tối qua... đi chơi về khuyaimg. Ko ngờ món mình ăn sáng lại do cái anh cho mượn gối chuẩn bị. Lúc đi xuồng sang nhà bà Hai sồi cùng đồn trưởng, nghe anh này hỏi “ăn đc ko” mới biết.

img

Trước lúc lên xuồng - chụp cùng... xuồng trưởng

Đồn trưởng trông khó nhưng lại rất dí dỏm, dễ thương, được lòng cấp dưới, ngay cả mấy anh lính nghĩa vụ mới vào.

img

Đồn trưởng nằm vô tư trên xuồng

Đi xuồng rất thích, chỉ hơi hoang mang lúc tròng trành. Học thêm đc vài từ địa phương, ở đây ko gọi xuồng mà gọi tắc ráng với giỏ… (giỏ gì... quên mất rồiimg).

img

V rất hứng thú với nhân vật bà Hai sồi, suốt ngày qua toàn kỳ nèo các anh dẫn tới bà nhưng chịu, vì chỉ đồn trưởng mới đưa đi đc. Thế nhưng khi gặp bà thì V pass sang mình vì bó tay trước cái giọng Nam Bộ rặt của người già. Đồn trưởng dẫn theo một đoàn để đưa luôn mấy chậu kiểng về. Món thịt muối của anh lính ko phải là bếp trưởng làm hai đứa cứ tấm tắc khen…

Trời lại mưa lắc rắc làm kế hoạch về của mình cứ chông chênh. Còn muốn đi chợ biên giới Camp (nèo mãi đồn trưởng mới gật) nhưng nếu đi thì ko kịp về TP. Ko về hôm nay thì dám hết áp thấp, hết bão mới về đc. Thế là nhất quyết về, vì ở lại nữa chắc phải mượn đồ… bộ đội mặc. Đi chia tay hết mọi người, thấy đồn trưởng cũng lưu luyến. 3 ngày mà cứ dài như 3 tuần. Đc đội trưởng đưa ra đến tận trạm ngoài, chỉ cho con đường tắt (đỡ chật vật hơn) để đi. Chiếc xe đã đc anh đội trưởng đem đi rửa giúp tự lúc nào. Thế nhưng lầy vẫn là điều ko tránh khỏi, xe lắt léo đc vài đoạn thì chết cứng ở một chỗ lầy. May nhờ đc anh ở cái chòi gần đấy giúp và đc nhắn nhủ “Xưa giờ chỉ mới thấy 2 cô dám đi đường này…”. Kỷ niệm lại đôi dép mới mua ở vũng lầy ấy. Chắc chỉ có mình mới đi chân đất từ biên giới về thị xã Tân An làm ai cũng nhìn như sinh vật lạ. Mưa trút nước, gió quất rần rật. Dằn xóc ra khỏi vùng "Muỗi bay như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh"img. Khi đã đi qua "con đường đau khổ" thì chẳng có con đường nào là ko thể đi qua. Ai cũng bảo những người đến đây, một đi ko trở lại bao giờ... Hơn 200 km. Người Mông Cổ sống trên yên ngựa, nghề của mình sống trên yên xe…

Hạnh phúc

* Hạnh phúc = Trao đổi + chia sẻ + kết nối yêu thương = My name. Nếu hạnh phúc đơn giản chỉ là những nụ cười, tôi muốn níu mãi những nụ cười bất tận, cùng bạn bè, gia đình và những người tôi yêu thương!
* Cuộc đời chỉ có một, mong muốn tình yêu cũng có 1 nhưng lại có duyên với... số 2 ^^.