6. Bé ngố
Bé ngố là tên của con vịt nhồi bông (dù chủ nhân của nó cứ bảo: “ý, hổng chịu đâu, con gà mừ!”) Thảo đem vào, đi đâu cũng ôm nó kè kè và cũng đc mọi người quý lắm. Mình thì thấy cái… mỏ của hai chủ tớ nó y chang nhau. Chỉ cần Thảo đưa tay lên miệng gặm hay mân mê tà áo: “Ý, hổng chịu đâu, hổng chịu đâu” thì đến mình cũng… nhũn cả người huống gì là mấy anh. Thảo nhí nhảnh, hát hay, hoạt bát, nhõng nhẽo. Phục nó từ cái tài làm thiệp rất “pro” và nó luôn là tâm điểm của nhóm lẫn sự chú ý của các anh học viên. Chẳng nhớ từ khi nào, cái khuôn mặt tròn vo của Thảo đc các học viên ví là cục kẹo sữa. Cái lần chơi bịt mắt đập heo, ko may bị cây hươ trúng đầu, Thảo hết được tặng dầu gió lại có anh sờ lên trán hỏi thăm: “Em hết đau chưa, cục kẹo sữa?”. Sau, vì “ù” lên, mặc áo dài diễn chật ních, có anh còn gọi Thảo là Heo sữa nữa.
Nhưng “ngố” nhất ko thể nào là Thảo hay con vịt nhồi bông đc mà là bé Phụng. P. “ngây thơ” đến độ ko thể nào diễn tả nỗi, ai nói gì cũng tin liền. Nhớ lần nó thay đồ trong chỗ thay đồ tự chế (phát minh của mình), bị Ngân chọc “Thấy hết rồi nha” mà nó cũng tin, ló đầu ra ngó quanh quất kiểm tra rồi phán: “Đâu có đâu, em che hết rồi mà!”. Nhớ lần phát thanh trong nội trại, phát ra loa trực tiếp mà nó cứ: “ALÔ… Ủa, có cần giới thiệu tên ko ha. Em… em là Phụng nè…”. Các học viên ko đc 1 bữa cười no bụng mới ghê!
Lúc thấy Thảo nói với mình đặt nick cho nó là “Ngốc yêu”. Nó ở trong WC bước ra phụng phịu: “Nói xấu người ta thì phải đừng cho người ta biết chứ sao lại để em nghe hết vậy?!”.
7. Câu nói được nhiều người tâm đắc nhất
“Ôi, Linh! Phải chăng cha em là một… thằng ăn trộm đã đánh cắp những vì sao trên dải ngân hà kia nhétttt… vào đôi mắt của em?”. Đây là một lời thoại trong vở kịch diễn hôm văn nghệ đặc biệt mừng Xuân vào đúng Giao thừa. Sau còn được tụi nó tâm đắc, biến tấu thành các kiểu: “Ôi,…! Phải chăng cha/ mẹ em là một tên trộm đã đánh cắp cái đuôi ngựa gắn vào mái tóc của em?”. Kịch bản của bé Linh – báo 3 và Linh cũng đóng vai chính luôn. Do có vài trục trặc, bất đồng trong cách diễn khiến tối 29 còn thay đổi hết 2/3 dàn diễn viên nên nhóm kịch đã phải gấp rút tập đến tận khuya 29 mới suôn sẻ. 2 nhân vật nam được thay thế = nữ giả nam nhưng chính dàn diễn viên mới này lại là sự lựa chọn chính xác, đem lại tiếng cười cho cả hội trường. Vở kịch thành công ngoài mong đợi, ko bỏ công nhóc Luân hi sinh xé rách cả áo “vì nghệ thuật”. Trong buổi chia tay, lẽ ra vở kịch được Ban Giám đốc yêu cầu diễn lại lần nữa nhưng vì ko đủ điều kiện nên chỉ diễn lại mỗi tiết mục múa.
Luân là người diễn đạt nhất (nhìn nó đã đủ thấy hài rồi). Nó vẫn hay khoe cái tên “Út mót” được “gia đình” trong mấy chiến dịch trước đặt, còn mình thì thấy nó đúng là “Út móp” hơn. Hỏi nó có khiếu diễn xuất vậy sao ko chịu vô CĐ Sân khấu-điện ảnh như mẹ nó (một cán bộ của trường) mong muốn? Nó bảo ngoại hình nó ko đạt, vì cái đầu… móp xuống một lỗ to do tai nạn từ bé. Ngày xưa nó còn mặc cảm, giờ hết rồi lại hóa quá tự tin.
8. Bài hát được nghe nhiều nhất: Giấc mơ trưa
Chẳng là nó được chọn làm nhạc nền để múa, hơn nữa giai điệu trong trẻo của bài hát có thể làm dịu lại cái nắng gắt của trưa Xuyên Mộc nên gần như phòng mình lúc nào cũng mở bài hát này. Ai cũng ngân nga nó, vào đến tận hội trường trong nội trại. Đến lúc xe về tới Đồng Nai, vẫn chỉ nghe ngân nga “Giấc mơ trưa”. Nhớ cái hôm công diễn mém bể show vì cái đầu đĩa trong nội trại đọc ko đc đĩa có bài này. May mà đến phút cuối nó cũng chịu cho.
9. Mình cũng từng là… cướp mà!
Câu nói khiến mình cứ ấn tượng mãi. Người phát ngôn là Trường, một học viên trong khu chăn nuôi bên trong trung tâm nhưng bên ngoài nội trại (ko bị kiểm soát lắm). Trông vẻ già dặn của him, “quýnh chết” mình cũng ko tin ổng chỉ hơn mình 1 tuổi. Tối hôm nhóm văn nghệ ra ngoài xã Hòa Hiệp biểu diễn, khi về bị lạc hết một xe. Nhóm Trường được phân đi ra ngoài tìm. Đoạn đường 4km đường rừng (ko nói ngoa chút nào) từ đường cái vào đến trung tâm, tối thui, gập ghềnh. Ông X.H đi cùng mình đã hỏi: “Mấy anh đi kiếm vậy không sợ cướp hay sao?”. Trường trả lời tỉnh queo: “Quen rồi. Với lại, trước đây mình cũng là cướp mà, sợ cái
gì!”.
Khu của Trường nuôi bò, dê, cả đoàn “chiến sĩ” xuống đây chỉ có chừng 4-5 người từng lân la, bén mảng tới, trong đó có mình và Xương cá. Cách đó ko xa có một con suối trong veo với chim sa sả cá (chim bói cá) xanh biếc đậu bên bờ mà mình và Xương cá vẫn tiếc chưa có dịp khám phá vì ko đủ thời gian, cả chầu nhậu… lưỡi bò mà mấy anh ấy mời.
10. Phát thanh trong nội trại
Theo kế hoạch thì phát thanh tới 4-5 số nhưng cứ trục trặc thành ra phát đc có 3 ngày. Bon chen đi theo vì tưởng hệ thống phát thanh ở đây cũng có… bàn trộn âm như ở RTC2 kia (ảo tưởng). Nhưng dù sao cũng thấy đc khung cảnh tối om om của nội trại về khuya. Chỉ có 2-3 đứa và nhóc “Trưởng ban an ninh” đi kèm.
Hễ phát nhạc là bị la ó om sòm còn đọc, nói thì im ắng trở lại. Suy cho cùng họ cũng chỉ cần nghe giọng của những con người (nhất là nữ) bên ngoài chứ nhạc nhẽo thì tivi, đầu đĩa đầy ra đấy.
Ko hiểu sao cứ khoảng lúc đi phát thanh là trời Xuyên Mộc lại nhiều sao đến vậy. Trong cái gió lộng xào xạc của rừng chuối bao quanh khuôn viên trung tâm. Đẹp mê mẩn. Mình & Xương cá từng đạp xe dạo quanh khuôn viên mấy vòng để ngắm “dải ngân hà”. Vẫn bảo giá mà có kính thiên văn hay cái gì đó có thể ngắm, chụp, lưu giữ lại những hình ảnh đẹp đẽ này…
No comments:
Post a Comment