Đêm đêm, trong những giấc mơ của thời thiếu nữ, tôi thường mơ thấy người ấy sau này của mình có bàn tay dịu dàng như mẹ tôi. “Người ấy” sẽ nhẹ nhàng gỡ mớ tóc rối như rễ tre cháy xém, rối như canh hẹ của tôi. Lồng ngực “người ấy” sẽ lau khô nước mắt cho tôi khi hờn dỗi… Tóm lại, “người ấy” sẽ yêu tôi như Mẹ. Tội nghiệp thay giấc mơ màu hồng của đứa con gái côi cút. Rồi tôi hỏi bà nội: “ Bà ơi, sau này chồng cháu có chiều cháu như Mẹ cháu ngày trước và như bà bây giờ không”? Bà cười – mắt ngấn nước: “Phận đàn bà như hạt mưa sa. Nên chọn thằng nào có mẹ chồng hiền mà nhờ”.
Hai ba tuổi, tôi rời mái trường đại học và mối tình giảng đường của mình. Bơ vơ. Tôi viết những câu thơ lấp loáng nước mắt. Hai năm đi làm dài bằng 10 năm đi học. Ngập chìm giữa mệt mỏi và lo toan. Vẫn những cái Tết chạy trốn ngôi nhà của cha tôi – tổ ấm không có hộ khẩu của tôi.
Hai lắm tuổi, anh đến! Anh nói với tôi: “Mẹ anh hiền lắm. Về với anh, em sẽ là bà hoàng ở ngôi nhà của mình trong ngày Tết”. Tôi khóc. Bàn tay anh vỗ về mái tóc rễ tre, xém nắng đẫm sương của tôi. Lồng ngực anh cũng đong khô được nước mắt tủi hờn và hạnh phúc của tôi. Tôi quyết chí ra xứ Bắc làm dâu…
… Buổi đầu về quê anh, tôi ngợp người trước ngõ gạch hun hút và những lời chào hỏi. Có những lời xì xào: “Gầy mà nhèo nhẽo thế thì làm ăn gì?”. Mẹ của anh ngồi trên giường nơi góc nhà. Áo nâu, vành khăn nâu quấn đầu. Bà cứ như không nghe thấy gì. Chỉ chăm chút với chiếc cơi trầu bằng đồng bóng loáng của mình… Rồi bà nhìn tôi như nhìn đứa cháu nội đi xa nhà mới về: “ Thay quần áo đi con, rồi ra ăn cơm”. Đêm đó, tôi ngủ với bà, cuộn tròn, ủ vào ngực áo nồng vui vôi trầu, bỗng thấy thổn thức nhớ bà nội. Đêm đó, tỉnh giấc thấy quạnh người – bà đang quỳ trước phản, phía trên kia là bát hương có ảnh chồng. Tôi nghe tiếng khấn lầm rầm: “ông ơi, tôi xin ông thương lấy đứa con gái nhà ai trong miền Trung xa xôi. Chở che cho nó”.
Sáng ra, bà chiếc nồi đất, bỏ mấy quả bồ kết và hai gáo nước mưa, đốt rơm đun nước cho tôi gội đầu. Mắt kém, bà rờ rẫm từng sợi tóc tôi rồi than: “Con gội đầu bằng cái gì mà cứng queo vậy”. Chiếc chậu bằng đồng sóng sánh nước mắt tôi: “Thật a mẹ?”. Rồi bà nói khe khẽ: “Cố lên con ạ, làm mẹ kế khó lắm”. Tôi cười vô tư, chẳng nghĩ gì. Xưa nay, hình như chỉ con chồng khổ vì mẹ kế chứ có ai nói mẹ ghẻ khổ vì con chồng bao giờ đâu.
Có lẽ như điềm báo trước, đám cưới của tôi quá nhiều nước mắt…giữa bữa cỗ. Ông anh rể thượng tá quân đội cất lời: “Tục lệ mỗi nơi một khác. Em nó về đây phải nhập gia tuỳ tục. Phải học lễ nghĩa của nhà quê chúng tôi. Cả nhà tôi ai cũng gia giáo, ai cũng Đảng viên. Mợ nó phải phấn đấu”. Ông cậu giáo sư, tiến sĩ của tôi nhìn cháu gái, lặng ngắt. Mợ tôi khóc nghẹn đáp lời: “Dạ, cháu nó đây tuy mẹ mất sớm nhưng cũng được ăn học đến nơi, đến chốn”. Bà cô cũng giáo sư đại học của tôi ra khóc lén nơi gốc ổi. Hai cô bạn gái cùng trường Đại học Huế của tôi cứ thế sụt sùi.
Tôi khóc khi nhìn theo chiếc xe đưa họ hàng bạn bè trở lại Hà Nội. Đêm đó, tôi mới để ý: cánh đồng quê anh rộng mênh mông. Những cánh cò chới với trên nền trời hoàng hôn sẫm xám… Mẹ chồng đón tôi nơi đầu ngõ gạch, lau nước mắt cho con dâu bằng chiếc khăn nâu nhỏ: “Con vào ăn cơm kẻo anh chị chờ”.
Đêm đó, họp gia đình. Ai cũng có ý kiến. Anh trưởng. Chị gái. Anh rể. Cậu cô. Chú dì. Tôi chẳng còn nhớ lắm mọi người nói gì. Chỉ biết chồng tôi chốc chốc lại đáp lời: “Dạ, các em xin vâng lời các bác”. Chị gái anh cao giọng: “ Cậu hứa đi – phải coi con hơn vợ. Không lấy vợ này thì lấy vợ khác. Con cái là do mình đẻ ra. Là dòng giống của cái nhà này”. Chồng tôi: “Em xin hứa”. Hôm đó, tôi vừa chẵn hai lăm tuổi, ba tháng mười hai ngày. Và đứa con gái lớn của chồng tôi 14 tuổi… Tôi nhắm mắt lại để thấy hình ảnh chồng tôi cúi gắm xuống… Trong khoảng khắc ấy, tôi nhớ Huế và thủa thiếu thời của mình đến nhói lòng. Huế trở nên xa lắc và giấc mơ thiếu nữ tan như bọt xà phòng… Bỗng lúc đó, mẹ chồng tôi cất tiếng: “Sao các con nói nhiều đến thế? Em dâu con còn trẻ lắm. Sự đời thì dài. Rồi em nó sẽ biết dần”. Tôi oà khóc tức tười, ôm bà: “Mẹ ơi”.
Tôi biết dần thế nào là làm vợ. Làm mẹ ghẻ. Tôi không còn mặc quần trắng. Những chiếc áo dài nằm lặng im trong tủ. Sách vở văn chương và Huế trở thành kỷ niệm xa lắc. Tôi đi nhanh. Nói nhanh. Ăn nhanh. Và mắt ráo dần. Biết đếm tiền nhanh. Biết góp 10 chồng tiền lẻ 1000 thành 100.000. Biết vay tiền ngân hàng mua đất chờ thời… Chồng tôi đã giữ được lời hứa với gia đình: đàn ông trọng mẹ, thương con mới là người tử tế. Bây giờ, tôi cũng nghĩ thế. Chẳng qua phận tôi bạc, gửi giấc mơ tuổi thanh xuân vào một người đàn ông quá ít tương lai và nặng trĩu quá khứ.
Ngày tôi sinh con, mẹ chồng tôi lụi cụi leo lên tầng 5 chăm dâu, chăm cháu. Bấy giờ tôi thấu hiểu lòng mẹ. Bà gọi con bé lớn ra bảo khẽ: “Cháu phải thương dì, thương em bé. Con bé con là máu mủ của mày. Còn kế phụ, kế mẫu là phải trọng”.
Rồi bà lần lưng quần, trao cho tôi gói tiền: “Mẹ cho con tạ gạo mà nằm sinh. Đừng vội đi bán hàng sớm mà khổ. Con ơi, mẹ dặn: mày hay khóc lắm. Đang non ngày có tủi thân, tủi phận cũng đừng khóc mà sau này đau đầu đấy con ạ”. Những đồng tiền ấm và nóng. Đến giờ nhớ lại, nước mắt tôi cũng ấm và nóng.
Ngày bà mất, chồng tôi đi vắng. Tôi cùng anh chồng lo chuyện tang gia…Đêm đến, khi chỉ còn đám làm cỗ ngồi đánh tổ tôm, tôi mới thủ thỉ khóc cùng mẹ bên quan tài. Người mẹ thứ 2 trong đời của tôi cũng đã ra đi. Sẽ chẳng còn “Lão phật gia” công bằng bênh vực tôi. Bà đã yêu tôi bằng tấm lòng của một người mẹ. Người mẹ thấu hiểu nỗi đau thân phận đàn bà mà số kiếp tôi phải chịu. Tôi thấy mình thực sự bơ vơ…
Cách đây một tháng. Giỗ bố chồng tôi… Trong mắt họ hàng gia tộc chồng, bây giờ tôi đã là dâu hiền, vợ đảm. Con gái tôi đã trở thành niềm tự hào của họ nội với tất cả những gì mà tôi đem đến cho nó và sự bù trừ của ông Trời ban tặng hai mẹ con tôi. Nhưng ông anh rể đại tá không thể nào chấp nhận đứa con gái mồ cồi, nhà quê là tôi lại có địa vị ấy trong gia đình. Đám giỗ này, ông lại kiếm cớ và rượu để chửi. Và câu chuyện 13 năm lặp lại… Chồng tôi lại cúi gằm xuống mâm rượu. Còn con gái tôi thì khóc tức tưởi.
Tôi không khóc. Không nói. Chỉ thắp một nén nhang lên ban thờ. Đôi mắt trong ảnh của mẹ chồng nhìn tôi đau đáu. Tôi biết, bà thấu hiểu vì sao tôi không rời gia đình này trong lúc con trai bà đã bóp chết giấc mơ thời thiếu nữ của tôi bằng tất cả sự yếu đuối, cạn cợt đến bất lực của mình. Vì sao tôi lại có thể đi qua chừng ấy tháng năm ở nơi xứ người với tất cả sự can trường đến vậy. Đôi mắt bà như lòng đất bao dung ủ tôi vào lòng... Tôi lại gọi: "Mẹ ơi!". Mẹ của riêng tôi chứ không phải là Mẹ chồng.
(Bản quyền thuộc Catleson@)
Theo Thuy Nguyen's blog
>> Tại sao lại cứ phải chọn giữa chồng và mẹ chồng nhỉ??
Hai ba tuổi, tôi rời mái trường đại học và mối tình giảng đường của mình. Bơ vơ. Tôi viết những câu thơ lấp loáng nước mắt. Hai năm đi làm dài bằng 10 năm đi học. Ngập chìm giữa mệt mỏi và lo toan. Vẫn những cái Tết chạy trốn ngôi nhà của cha tôi – tổ ấm không có hộ khẩu của tôi.
Hai lắm tuổi, anh đến! Anh nói với tôi: “Mẹ anh hiền lắm. Về với anh, em sẽ là bà hoàng ở ngôi nhà của mình trong ngày Tết”. Tôi khóc. Bàn tay anh vỗ về mái tóc rễ tre, xém nắng đẫm sương của tôi. Lồng ngực anh cũng đong khô được nước mắt tủi hờn và hạnh phúc của tôi. Tôi quyết chí ra xứ Bắc làm dâu…
… Buổi đầu về quê anh, tôi ngợp người trước ngõ gạch hun hút và những lời chào hỏi. Có những lời xì xào: “Gầy mà nhèo nhẽo thế thì làm ăn gì?”. Mẹ của anh ngồi trên giường nơi góc nhà. Áo nâu, vành khăn nâu quấn đầu. Bà cứ như không nghe thấy gì. Chỉ chăm chút với chiếc cơi trầu bằng đồng bóng loáng của mình… Rồi bà nhìn tôi như nhìn đứa cháu nội đi xa nhà mới về: “ Thay quần áo đi con, rồi ra ăn cơm”. Đêm đó, tôi ngủ với bà, cuộn tròn, ủ vào ngực áo nồng vui vôi trầu, bỗng thấy thổn thức nhớ bà nội. Đêm đó, tỉnh giấc thấy quạnh người – bà đang quỳ trước phản, phía trên kia là bát hương có ảnh chồng. Tôi nghe tiếng khấn lầm rầm: “ông ơi, tôi xin ông thương lấy đứa con gái nhà ai trong miền Trung xa xôi. Chở che cho nó”.
Sáng ra, bà chiếc nồi đất, bỏ mấy quả bồ kết và hai gáo nước mưa, đốt rơm đun nước cho tôi gội đầu. Mắt kém, bà rờ rẫm từng sợi tóc tôi rồi than: “Con gội đầu bằng cái gì mà cứng queo vậy”. Chiếc chậu bằng đồng sóng sánh nước mắt tôi: “Thật a mẹ?”. Rồi bà nói khe khẽ: “Cố lên con ạ, làm mẹ kế khó lắm”. Tôi cười vô tư, chẳng nghĩ gì. Xưa nay, hình như chỉ con chồng khổ vì mẹ kế chứ có ai nói mẹ ghẻ khổ vì con chồng bao giờ đâu.
Có lẽ như điềm báo trước, đám cưới của tôi quá nhiều nước mắt…giữa bữa cỗ. Ông anh rể thượng tá quân đội cất lời: “Tục lệ mỗi nơi một khác. Em nó về đây phải nhập gia tuỳ tục. Phải học lễ nghĩa của nhà quê chúng tôi. Cả nhà tôi ai cũng gia giáo, ai cũng Đảng viên. Mợ nó phải phấn đấu”. Ông cậu giáo sư, tiến sĩ của tôi nhìn cháu gái, lặng ngắt. Mợ tôi khóc nghẹn đáp lời: “Dạ, cháu nó đây tuy mẹ mất sớm nhưng cũng được ăn học đến nơi, đến chốn”. Bà cô cũng giáo sư đại học của tôi ra khóc lén nơi gốc ổi. Hai cô bạn gái cùng trường Đại học Huế của tôi cứ thế sụt sùi.
Tôi khóc khi nhìn theo chiếc xe đưa họ hàng bạn bè trở lại Hà Nội. Đêm đó, tôi mới để ý: cánh đồng quê anh rộng mênh mông. Những cánh cò chới với trên nền trời hoàng hôn sẫm xám… Mẹ chồng đón tôi nơi đầu ngõ gạch, lau nước mắt cho con dâu bằng chiếc khăn nâu nhỏ: “Con vào ăn cơm kẻo anh chị chờ”.
Đêm đó, họp gia đình. Ai cũng có ý kiến. Anh trưởng. Chị gái. Anh rể. Cậu cô. Chú dì. Tôi chẳng còn nhớ lắm mọi người nói gì. Chỉ biết chồng tôi chốc chốc lại đáp lời: “Dạ, các em xin vâng lời các bác”. Chị gái anh cao giọng: “ Cậu hứa đi – phải coi con hơn vợ. Không lấy vợ này thì lấy vợ khác. Con cái là do mình đẻ ra. Là dòng giống của cái nhà này”. Chồng tôi: “Em xin hứa”. Hôm đó, tôi vừa chẵn hai lăm tuổi, ba tháng mười hai ngày. Và đứa con gái lớn của chồng tôi 14 tuổi… Tôi nhắm mắt lại để thấy hình ảnh chồng tôi cúi gắm xuống… Trong khoảng khắc ấy, tôi nhớ Huế và thủa thiếu thời của mình đến nhói lòng. Huế trở nên xa lắc và giấc mơ thiếu nữ tan như bọt xà phòng… Bỗng lúc đó, mẹ chồng tôi cất tiếng: “Sao các con nói nhiều đến thế? Em dâu con còn trẻ lắm. Sự đời thì dài. Rồi em nó sẽ biết dần”. Tôi oà khóc tức tười, ôm bà: “Mẹ ơi”.
Tôi biết dần thế nào là làm vợ. Làm mẹ ghẻ. Tôi không còn mặc quần trắng. Những chiếc áo dài nằm lặng im trong tủ. Sách vở văn chương và Huế trở thành kỷ niệm xa lắc. Tôi đi nhanh. Nói nhanh. Ăn nhanh. Và mắt ráo dần. Biết đếm tiền nhanh. Biết góp 10 chồng tiền lẻ 1000 thành 100.000. Biết vay tiền ngân hàng mua đất chờ thời… Chồng tôi đã giữ được lời hứa với gia đình: đàn ông trọng mẹ, thương con mới là người tử tế. Bây giờ, tôi cũng nghĩ thế. Chẳng qua phận tôi bạc, gửi giấc mơ tuổi thanh xuân vào một người đàn ông quá ít tương lai và nặng trĩu quá khứ.
Ngày tôi sinh con, mẹ chồng tôi lụi cụi leo lên tầng 5 chăm dâu, chăm cháu. Bấy giờ tôi thấu hiểu lòng mẹ. Bà gọi con bé lớn ra bảo khẽ: “Cháu phải thương dì, thương em bé. Con bé con là máu mủ của mày. Còn kế phụ, kế mẫu là phải trọng”.
Rồi bà lần lưng quần, trao cho tôi gói tiền: “Mẹ cho con tạ gạo mà nằm sinh. Đừng vội đi bán hàng sớm mà khổ. Con ơi, mẹ dặn: mày hay khóc lắm. Đang non ngày có tủi thân, tủi phận cũng đừng khóc mà sau này đau đầu đấy con ạ”. Những đồng tiền ấm và nóng. Đến giờ nhớ lại, nước mắt tôi cũng ấm và nóng.
Ngày bà mất, chồng tôi đi vắng. Tôi cùng anh chồng lo chuyện tang gia…Đêm đến, khi chỉ còn đám làm cỗ ngồi đánh tổ tôm, tôi mới thủ thỉ khóc cùng mẹ bên quan tài. Người mẹ thứ 2 trong đời của tôi cũng đã ra đi. Sẽ chẳng còn “Lão phật gia” công bằng bênh vực tôi. Bà đã yêu tôi bằng tấm lòng của một người mẹ. Người mẹ thấu hiểu nỗi đau thân phận đàn bà mà số kiếp tôi phải chịu. Tôi thấy mình thực sự bơ vơ…
Cách đây một tháng. Giỗ bố chồng tôi… Trong mắt họ hàng gia tộc chồng, bây giờ tôi đã là dâu hiền, vợ đảm. Con gái tôi đã trở thành niềm tự hào của họ nội với tất cả những gì mà tôi đem đến cho nó và sự bù trừ của ông Trời ban tặng hai mẹ con tôi. Nhưng ông anh rể đại tá không thể nào chấp nhận đứa con gái mồ cồi, nhà quê là tôi lại có địa vị ấy trong gia đình. Đám giỗ này, ông lại kiếm cớ và rượu để chửi. Và câu chuyện 13 năm lặp lại… Chồng tôi lại cúi gằm xuống mâm rượu. Còn con gái tôi thì khóc tức tưởi.
Tôi không khóc. Không nói. Chỉ thắp một nén nhang lên ban thờ. Đôi mắt trong ảnh của mẹ chồng nhìn tôi đau đáu. Tôi biết, bà thấu hiểu vì sao tôi không rời gia đình này trong lúc con trai bà đã bóp chết giấc mơ thời thiếu nữ của tôi bằng tất cả sự yếu đuối, cạn cợt đến bất lực của mình. Vì sao tôi lại có thể đi qua chừng ấy tháng năm ở nơi xứ người với tất cả sự can trường đến vậy. Đôi mắt bà như lòng đất bao dung ủ tôi vào lòng... Tôi lại gọi: "Mẹ ơi!". Mẹ của riêng tôi chứ không phải là Mẹ chồng.
(Bản quyền thuộc Catleson@)
Theo Thuy Nguyen's blog
>> Tại sao lại cứ phải chọn giữa chồng và mẹ chồng nhỉ??
No comments:
Post a Comment