Cứ mỗi dịp gần Tết lại nhớ, lại nhắc mãi về những kỷ niệm, những câu chuyện ngày ra Bắc. Mới nhớ ra "Quy hương ký". Sẽ post hết trước khi đi...
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Đường về ngang qua huyện Đông Anh. Tôi không nghĩ được là xe buýt cũng chịu chạy trên những tuyến đường đất bề ngang chỉ độ chừng một mét như thế này. Ngồi trong xe vẫn thấy được từng đám bụi cuộn lên theo mỗi bước nhảy cóc của bánh xe buýt. Những đoạn đường khá hơn mới thấy được đúng chất thôn quê tôi cần tìm. Những trại cá giống, những ao nước, ruộng rau, những vườn đào, quất xen kẽ làm mát mắt cả chặng đường khiến tôi chẳng thể rời mắt nổi. Lần đầu tiên được thấy hoa đào thật, be bé xinh xinh và những cây quất lủng liểng trái vàng ruộm. Quất ở đây rõ ràng to hơn trái tắc trong Sài Gòn nhiều.
Bá vẫn đang ngủ gục ở ghế phía trên. Hai chị em không có ghế gần cạnh nhau để ngồi, tôi quen đứng rồi thì không nói làm gì, xưa giờ ở thành phố, Bá có đi xe buýt lần nào đâu. Sắp đến trạm, tôi gọi Bá dậy, không quên quả bưởi đẹp mắt mua về làm quà. Bưu điện Phủ Lỗ đây rồi. Xe dừng thả chúng tôi xuống trạm rồi tiếp tục chạy thẳng về Tam Đa. Chấm dứt những khoảnh khắc lo lo khi ngồi trên xe buýt mà bảng chỉ dẫn đường đi hướng mũi tên về những địa danh lạ hoắc như sân bay Nội Bài, đồi Sao Vàng… cứ vèo vèo lướt ngang qua. Kịp nhìn thấy những tấm bảng hiệu bên đường để biết mình đang ở huyện Sóc Sơn, nơi nổi tiếng với tích về một chàng Phù Đổng.
Bá có vẻ đã khỏe hơn. Vào bưu điện gọi điện thoại cho chú Dung như lời đại ca dặn lúc chia tay ở trước ga. Nghe giọng tôi là chú Dung nhận ra ngay, chẳng phải vì thân quen gì mà vì cái giọng lạ đặc trưng chỉ có ở miền Nam. Hai chị em không biết chú Dung là ai, bao nhiêu tuổi chứ đừng nói gì đến chuyện nhận ra nhau. Chấp nhận một thực tế là người đi đón và khách được đón chẳng ai có thể nhận ra ai ngoài linh cảm và đoán đại. Chẳng thế mà tôi và Bá đã tần ngần mãi trước một người đàn ông vừa trờ đến, quay trước ngó sau như tìm người, nhưng rồi trước khi chúng tôi kịp hỏi, ông ấy đã phóng vù đi. Giật mình khi không phải chỉ có một người như vậy, không lý giải được tại sao thời điểm này lại có nhiều người đàn ông dừng lại ngó quanh quất tìm người đến thế. Đôi khi sáu mắt nhìn nhau, đôi khi ngờ ngợ định đến hỏi nhưng rồi kịp phát hiện ra đó không phải là chú Dung. Cho đến khi một người mấp mé tuổi trung niên phóng xe đến trước mặt và hỏi “Hai cháu có phải là con…”. “Dạ phải!”, mừng quá, chú Dung đây rồi.
Thắc thỏm khi chú thản nhiên… tống ba nhưng chú nhanh chóng gạt bỏ lo lắng ấy của tôi khi bảo qua bên kia đường vào ngã rẽ là đến nhà rồi. Con đường đất be bé, hai bên đều là vườn đào chạy dài ngút mắt với những gốc đào be bé, xương xương và những nụ hoa đã chúm chím hồng. Cái cổng đê đặc trưng của làng quê Bắc Bộ làm tôi cứ ngoái đầu nhìn mãi. Đã thấy gió mát trở lại, dù đang là giữa trưa. Con đường lát đan bé dần, quanh co sau vài cái ngoặt trái phải và cuối cùng dừng lại trước một cánh cổng gỗ cũng be bé nốt. Hai chị em bước xuống, ngó quanh. Chú Dung đã quay đầu xe chạy mất, chỉ kịp nghe chú ấy bảo “Thôi, chú về trước nhé!”.
Ngôi nhà tường chính diện, phía trái là một khu đất trống trông như một cái vườn nho nhỏ, có thể đặt một cái chuồng gia cầm hay bắc bếp nấu nướng. Bên phải là một lối đi nhỏ đi thẳng vào khu bếp, gắn liền với sân. Một người phụ nữ trung niên ngoảnh ra. Mái tóc búi cao loe hoe những sợi bạc, gương mặt xương xương, gò má, đôi môi và nhất là nụ cười đặc trưng, nụ cười của mẹ. Thế nên, dù chưa từng gặp mặt trước đó bao giờ, chúng tôi vẫn có thể nhận ra ngay: Mẹ Oai. Quê tôi có tục gọi chị gái của mẹ mình cũng là mẹ nhưng có tên đi kèm sau. Từ bé, mẹ đã tập cho tụi tôi cách gọi này qua những câu chuyện kể nên giờ chẳng thấy ngượng miệng khi thốt thành lời. Mà có lẽ những người ruột rà máu mủ, dù có xa cách đến thế nào đi nữa cũng có một mối dây thân thiết nhanh chóng đến kỳ lạ. Mẹ Oai ôm hai đứa, vuốt tóc, vỗ vai khen lớn, chẳng thể nhận ra nổi rồi bảo hai đứa lên phòng cất đồ, nghỉ ngơi.
Có dịp để ngắm kỹ mẹ Oai hơn, vóc dáng cao ráo, thon thả, sống mũi cao được thừa hưởng từ ông, làn da trắng (dù bây giờ đã lốm đốm đồi mồi) được thừa hưởng từ bà ngoại… Tất cả đều phảng phất nét thanh tú của một hoa khôi làng thời còn con gái. Mẹ tôi vẫn tự hào ngày xưa mẹ Oai xinh nhất làng, bao nhiêu trai làng trót phải lòng, bao nhiêu đám tốt cứ dòm ngó, lôi kéo. Ay vậy mà rồi cả làng phải ngẩn ngơ khi mẹ Oai quyết định xây dựng gia đình ở một nông trường khỉ ho cò gáy, với một người “thường thường bậc trung” mọi mặt.
Tôi vẫn ấn tượng câu chuyện về bác Trung, người mẹ Oai đã từng tự nguyện đính ước trước khi theo ông lên nông trường ở Thái Nguyên. Phải là người xứng đáng thế nào mới có thể khiến trai làng thời ấy cam tâm, tình nguyện rút lui trong “cuộc chiến” giành hoa khôi làng nhanh đến vậy. Bác Trung, theo lời mẹ tôi kể là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, học hành khá nhất nhì làng lúc ấy, lại luôn đối xử tốt với mẹ Oai lẫn gia đình vợ tương lai. Đặc biệt, bác rất mực cưng chiều em gái vợ tương lai (tức mẹ tôi), làm gì cũng nhờ tư vấn, đi đâu về cũng có quà. Chả thế mà bao nhiêu người cứ dụ dỗ, biếu xén quà bánh cố lấy lòng cô em để dòm ngó cô chị nhưng mẹ tôi vẫn quấn quýt với mỗi “anh Trung”.
Ngặt một nỗi, b
ác Trung lại nhập ngũ, làm việc trong quân đội nên thời gian ở nhà không nhiều. Yêu thương, quan tâm với mẹ Oai chỉ còn là những lá thư đều đặn thăm hỏi, động viên… Quyết định gì, bác Trung cũng suy nghĩ cho tương lai, hạnh phúc của mẹ Oai. Ngay cả khi mẹ Oai có ý định theo ông lên nông trường làm việc, biết thay đổi môi trường có thể làm mẹ Oai tôi thay đổi, bác Trung cũng không mảy may ngăn cản. Ngay cả khi mẹ Oai xao lãng dần tình cảm với bác Trung do sự chăm nom của người ngay bên cạnh, để rồi nói lời chia tay bác Trung và đi lấy chồng thì bác ấy cũng không hề oán giận.
Thập niên 60 của thế kỷ 20, cái thời mà người ta vẫn coi trọng đính ước của cha mẹ hai bên chứ đừng nói có sự đồng thuận của cả người con gái, chỉ cần hôn ước không thành thì ba bảy sáu cơn gì hai nhà cũng không thể “đội trời chung” được nữa huống gì một bên tự hủy ước trước. Vậy mà bác Trung lại viết thư về cho ông bà ngoại tôi để thủ thỉ: “Con với em Oai có duyên mà không có phận. Giờ con ở xa, cũng chẳng chăm lo được cho em Oai và gia đình. Em Oai đã ưng thuận ai thì bố mẹ cứ để cho em ấy xây dựng hạnh phúc với người đó, đừng ngăn cản, trách mắng làm gì mà tội…”.
Ngày ấy, ông bà ngoại tôi giận mẹ Oai lắm nhưng cũng nhờ bức thư ấy mà ông bà đành phó mặc lựa chọn của cô con gái ương bướng. Đám cưới mẹ Oai diễn ra trên Hà Nội đơn giản đến mức có thể, ông bà ngoại lẫn mẹ và dì tôi đều không thể có mặt để chúc mừng. Bác Trung sau đấy ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp, trở thành một nhân vật có địa vị trong ngành. Thỉnh thoảng, bác vẫn còn đến nhà thăm ông bà ngoại tôi. Ngay cả khi lập gia đình rồi có con, vẫn dắt “thằng cháu” xuống chơi, vẫn gọi ông bà ngoại tôi hai tiếng “bố mẹ” như ngày nào…
Đến tôi nghe chuyện mà còn… tiếc. Thử hỏi tìm đâu được mấy người như bác Trung giữa nhân gian này?
Quân từ đâu đã đứng ngay sau mẹ Oai làm tôi thoát khỏi dòng suy nghĩ miên man đột ngột. Trên tay nó là một cái nồi cỡ trung với những dải thịt heo to tướng. Nó gườm gườm nhìn tôi và Bá rồi đặt nồi thịt xuống thành bếp, theo chân hai chúng tôi lên phòng với danh nghĩa: “Để con xách đồ, chỉ phòng cho hai chị ấy nhá mẹ”. Bước lên từng bậc cầu thang lạnh ngắt. Giường, nệm sờ vào chẳng khác gì cục nước đá. Ngồi một tí cho ấm chỗ. Quân giờ mới giở giọng vừa đay nghiến vừa ra vẻ phụng phịu làm tôi và Bá cũng ngơ ngác không biết gì:
- Hai chị nhớ nhá, đi chơi Hà Nội một mình mà không cho tôi theo. Nhớ lấy nhá…
- Một mình đâu, hai mình đàng hoàng nha…
- Ơ hay nhỉ, tụi tao tưởng mày không thích đi chơi nên mới về cùng đại ca. Sao lúc ấy không để đại ca đem đồ về rồi đi với tụi tao luôn còn nói – tôi và Bá thi nhau biện minh mà cũng không ngờ là nó giận thật.
- Lúc ấy tôi mà không về cùng anh Minh thì đời nào anh ấy để hai chị đi chơi. Hai chị nhớ lấy, không thèm chơi với hai chị nữa…
Nói rồi nó đi xuống nhà vì mẹ Oai đã gọi cái gì đó. Tôi và Bá lo tắm rửa. Mẹ Oai biết ý đã sai Quân bắc bếp nấu nước cho hai chị tắm. Nó phụng phịu “Sao mẹ cưng hai chị ấy thế” mẹ Oai gạt ngay “Gờm, cái thằng này, hai chị mới đi về mệt…” làm tôi thích chí. Nhà tắm và nhà bếp thông nhau bằng một lối đi nhỏ độ chừng nửa mét. Ngăn giữa bếp và sân là cánh cửa gỗ, khép lại cũng kín chán. Chưa kịp yên tâm thì cả hai chị em phát hiện ra cái cửa sổ bằng lưới ở sát bên cánh cửa gỗ ấy, có lẽ là để cho bếp được thông thoáng. Khổ nỗi từ ngoài nhìn qua cửa sổ vào bếp vô đến tận phòng tắm lại thông thống, chẳng có rào cản nào. Chưa từng thấy lối kiến trúc nào như vậy trước đó, tôi và Bá đành nhăn răng nhập gia tùy tục. Người tắm vội, người nhẩn nhơ đứng ngay cửa sổ dòm đất trời.
Anh Minh đã về Thái Nguyên để lo liệu tết nhất trên ấy. Các anh chị khác cũng không ghé về. Đây là nhà bố Bác Thịnh, chồng mẹ Oai. Cái tục ở quê tôi cũng lạ, tôi gọi mẹ Oai nhưng không gọi bố Thịnh mà vẫn cứ bác Thịnh như thường. Lẽ ra chúng tôi về thẳng Thái Nguyên nhưng vì bác mẹ phải ra đây chăm sóc ông ốm nên tiện đường chúng tôi ghé qua đây để chào hỏi, nghỉ ngơi trước khi lên đường. Bữa cơm đầu tiên mừng ngày đầu gặp mặt đều do Quân trổ tài, mẹ Oai chỉ cung cấp nguyên liệu. Có rượu, có thịt. Đưa cho hai chị em ly rượu vải, đặc sản ở nhà làm, Bác Thịnh khề khà “Uống đi, tốt cho tiêu hóa lắm đấy!”.
Bác Thịnh quả không được điển trai, tầm vóc trung trung, dong dỏng cao, gương mặt xương xương với hàm răng lung lay và xỉn màu vì thuốc lào. Trông bác đứng tuổi hơn mẹ Oai tôi nhiều, dù ở thời điểm hai ông bà đã có cháu nội ngoại. Mẹ tôi vẫn hay nửa đùa nửa thật bảo “Nhắc lại chuyện xưa cũng chẳng để làm gì, nói cam tội chẳng hiểu được chị ấy ưng anh Thịnh ở điểm nào. Đẹp trai không, giàu có không, chiều vợ không, làm lụng bình thường, mà cả cái khoản đối xử với ông bà cũng chẳng bằng được anh Trung. Người xưa nói quả không sai, nhất cự ly”.
Bá nghe rượu vải tưởng như nước ép trái cây, đưa ly lên ngang mũi là nhăn mặt không chịu được. Tôi được khuyến khích là tốt cho tiêu hóa nên cũng tranh thủ nhấp một ngụm, không thấy cay xè như người ta vẫn tả về rượu, chỉ cảm nhận một vị đắng nghét rồi thôi. Đang ăn thì có vài vị khách trong xóm ghé qua, giới thiệu họ hàng ở xa về chơi. Mâm cơm xuất hiện thêm đôi đũa cái chén. Lâu rồi mới lại thấy cái cảnh này.
Trái bưởi xinh đẹp Bá cất công đem về từ Hà Nội được dịp bổ ra để mời ông sui gia sau bữa cơm nhưng trái với háo hức của hai chị em, bên trong lớp vỏ đẹp đẽ xinh xắn kia chỉ toàn cùi, cùi và một vài múi bưởi khô khốc, quắt queo chẳng ăn được một tép. Mẹ Oai an ủi “Thôi ông cũng không thích bưởi lắm đ
âu” còn Quân được dịp hể hả: “Bưởi này chắc người ta để cũng cả tháng rồi. Bà ấy hẳn cười như nghé khi vớ được hai chị. Chỉ được cái hám đồ đẹp. Chừa cái tật không cho tôi đi cùng đi nhé!”.
Mệt mỏi sau chặng đường đi bộ giờ mới ngấm, hai chị em leo lên giường, kéo cái chăn vừa nặng vừa lạnh như nước đá lên đắp cho qua cái co ro. Đánh một giấc đến chiều, lúc tỉnh lại mới sực nhớ thau đồ dơ còn chưa giải quyết. Ai dè, Quân đã “đảm đang”… giặt giùm dưới chỉ thị của mẹ Oai. Những bộ đồ đã giăng trên ban công tầng trên, hi vọng đến sáng mai kịp khô để về Thái Nguyên. Thầm biết ơn nó, cũng biết tính nó rồi nên chúng tôi chỉ giả vờ lườm khi nó móc mỉa “Đợi hai chị có mà đồ thối mất!”. Chúng tôi vẫn khen nó tháo vát thế mai mốt vợ được nhờ. Trời chiều, gió ngày càng se sắt hơn. Lúc nào hai chị em cũng khoác áo to sù sụ. Không khí này thì ngồi bên bếp lửa là hay nhất. Bếp lửa rơm đặt phía ngoài cái góc vườn bên góc trái của sân lúc đi vào. Có một cái chuồng gà nho nhỏ đã “bỏ hoang” từ lâu. Vài con mèo đang nằm cuộn mình sưởi ấm. Bên trên bếp là ấm nước đang reo. Ngồi cạnh Quân, hít cái mùi rơm, mùi khói của làng quê, yên bình và thoải mái đến lạ. Đôi lúc hơi cay cay mắt, lấy tay làm quạt cho khói bay về hướng khác.
Quân vẫn làu bàu ra vẻ ấm ức lắm vì chuyện bị tụi tôi “bỏ rơi” để đi chơi Hà Nội một mình. Đã vậy, mẹ Oai cưng hai cô cháu gái xưa giờ chưa gặp, cái gì cũng sai Quân làm nên nó càng có cớ để bực. Ngay cả nồi thịt chiên để chuẩn bị gói bánh chưng cũng không thoát khỏi tay nó. Quân bảo tôi: “Chị chiên thịt cho mẹ Oai kìa!” nhưng tôi lè lưỡi chọc bảo “Chị cũng muốn làm lắm ấy chứ, khổ nỗi mẹ Oai có tin tưởng giao cho đâu…”. Vả lại nói thế thôi chứ Quân cũng thừa biết tôi làm gì trở tay kịp với bếp lửa rơm như nó, khéo lại hỏng hết thịt lại khổ. Biết thế nên tôi cũng ngồi cạnh xem nó chiên thịt cho nó đỡ tủi. Nhóc này người lớn lúc nào chứ ba cái vụ ganh tỵ, tủi thân thì tôi rành quá rồi!
Càng về tối trời càng lạnh dần. An xong, bác Thịnh cũng đi nghỉ sớm để mai vào viện chăm ông. Nhà thắp điện tù mù. Ba chị em theo chân mẹ Oai ra ngoài, mẹ bảo đi mua hàng, sẵn ghé sang vài nhà chơi cho biết. Quân đi trước, hai chị em tôi khoác tay mẹ hai bên. Ai cũng mặc áo len, choàng khăn kín mít mà tay vẫn không khỏi run run. Ngỡ ngàng khi thấy mình nói chuyện thở ra khói. Cảm giác lạnh hơn cả cái hồi xuống ga Đà Nẵng lúc 4 giờ sáng. Thấy mình thật ngố khi mẹ bảo mua nến mà không biết là đèn cầy. Đôi khi cứ toàn nghĩ đến nghĩa địa phương có thể là nhang mà quên mất một nghĩa khá thông dụng của nó…
Nhà cô Dung đang gói bánh chưng, bánh tét. Cả nhà đầy lá, gạo, đậu, lạt. Từ bé đến lớn đều tham gia rộn rịp đông vui. Hơi ngạc nhiên khi ở đây cũng gói bánh tét, tôi cứ nghĩ món này là của riêng miền Nam cơ đấy. Cô Dung là em ruột bác Thịnh. Giờ thì tôi biết người đón hai chị em lúc trưa là em rể bác Thịnh rồi. Có điều, tôi cũng chẳng hiểu Dung là tên thật của chú ấy hay cô ấy hay là cả hai vì thấy ai cũng là Dung cả. Tự hỏi mình ở đây có tục gọi tên vợ theo chồng không nhỉ?
Ngồi nói chuyện, hỏi han một chút. Mọi người khi nghe về hành trình của chúng tôi thì cứ gọi là tròn xoe mắt. Chú Dung cười bảo: “Thế này thì chỉ có ngồi trên xe là nhiều chứ đi chơi được bao!”. Bà cụ mẹ chồng cô Dung trông rất phúc hậu vẫn không ngớt thoăn thoắt gói những chiếc bánh vuông vức. Màu lạt tươi rói, màu lá xanh um. Mùi thơm của gạo thịt, của không khí đầm ấm gia đình. Anh Minh gọi điện về đúng lúc, như đã hẹn trước. Tôi và Bá đẩy Quân vào nghe để bảo anh Minh xuống sớm đón lên Thái Nguyên. 9 giờ tối, ở đây như đã khuya lắm rồi. Không nhiều đèn điện. Không nhiều ti vi để giải trí nên mọi người đi ngủ sớm. Con đường thôn vắng ngắt. Đi ngang nhà nào là chó nhà nấy sủa inh ỏi. Họa hoằn còn được vài ông vác cái bàn ra trước nhà uống trà nói chuyện. Sương xuống mờ mờ. Cảm giác đầu mình lạnh ngắt. Ba mẹ con rảo bước về nói chuyện ầm ĩ. Thấy tôi và Bá than lạnh, mẹ Oai bảo ở Thái Nguyên còn lạnh hơn. Một cơn gió thốc qua, khẽ rùng mình…
Chăn mùng đã mắc sẵn nhưng lạnh như đang ở trong tủ lạnh. Bỏ dép ra bước lên nền nhà đã thấy chân mình tím tái. Quân biết ý, chui vào giường tôi với Bá nằm trước. Nó ủ chăn nệm cho ấm rồi mới gọi tôi và Bá lên. Hơi cảm động. Sao ở nhà nó con nít là vậy, giành ăn với hai chị là vậy mà đi ra biết lo cho hai chị thế không biết! Tấm chăn nặng trịch như có người đè lên. Vẫn lạnh, nhất là tay chân. Ba chị em còn nói chuyện rù rì một lúc lâu nữa về chuyện tôi với Bá ở Hà Nội rồi mới cố nhắm mắt cho quên cái lạnh đang hiện hữu quanh mình! Cũng may, tôi và Bá đã kịp dạo được một vòng Hà Nội chứ nghe lời đại ca dụ về nhà trước thì có mà mơ mới được quay lại Hà Nội chơi.
Đêm dần đặc dần, đêm đầu tiên ở Hà Nội. Không gian tĩnh mịch, im ắng. Thảng nghe tiếng gió rít, tiếng cửa kêu kin kít và cả tiếng chó sủa râm ran từ nơi xa thẳm nào vọng lại. Tôi co mình, kéo chăn lút đầu…
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Đường về ngang qua huyện Đông Anh. Tôi không nghĩ được là xe buýt cũng chịu chạy trên những tuyến đường đất bề ngang chỉ độ chừng một mét như thế này. Ngồi trong xe vẫn thấy được từng đám bụi cuộn lên theo mỗi bước nhảy cóc của bánh xe buýt. Những đoạn đường khá hơn mới thấy được đúng chất thôn quê tôi cần tìm. Những trại cá giống, những ao nước, ruộng rau, những vườn đào, quất xen kẽ làm mát mắt cả chặng đường khiến tôi chẳng thể rời mắt nổi. Lần đầu tiên được thấy hoa đào thật, be bé xinh xinh và những cây quất lủng liểng trái vàng ruộm. Quất ở đây rõ ràng to hơn trái tắc trong Sài Gòn nhiều.
Bá vẫn đang ngủ gục ở ghế phía trên. Hai chị em không có ghế gần cạnh nhau để ngồi, tôi quen đứng rồi thì không nói làm gì, xưa giờ ở thành phố, Bá có đi xe buýt lần nào đâu. Sắp đến trạm, tôi gọi Bá dậy, không quên quả bưởi đẹp mắt mua về làm quà. Bưu điện Phủ Lỗ đây rồi. Xe dừng thả chúng tôi xuống trạm rồi tiếp tục chạy thẳng về Tam Đa. Chấm dứt những khoảnh khắc lo lo khi ngồi trên xe buýt mà bảng chỉ dẫn đường đi hướng mũi tên về những địa danh lạ hoắc như sân bay Nội Bài, đồi Sao Vàng… cứ vèo vèo lướt ngang qua. Kịp nhìn thấy những tấm bảng hiệu bên đường để biết mình đang ở huyện Sóc Sơn, nơi nổi tiếng với tích về một chàng Phù Đổng.
Bá có vẻ đã khỏe hơn. Vào bưu điện gọi điện thoại cho chú Dung như lời đại ca dặn lúc chia tay ở trước ga. Nghe giọng tôi là chú Dung nhận ra ngay, chẳng phải vì thân quen gì mà vì cái giọng lạ đặc trưng chỉ có ở miền Nam. Hai chị em không biết chú Dung là ai, bao nhiêu tuổi chứ đừng nói gì đến chuyện nhận ra nhau. Chấp nhận một thực tế là người đi đón và khách được đón chẳng ai có thể nhận ra ai ngoài linh cảm và đoán đại. Chẳng thế mà tôi và Bá đã tần ngần mãi trước một người đàn ông vừa trờ đến, quay trước ngó sau như tìm người, nhưng rồi trước khi chúng tôi kịp hỏi, ông ấy đã phóng vù đi. Giật mình khi không phải chỉ có một người như vậy, không lý giải được tại sao thời điểm này lại có nhiều người đàn ông dừng lại ngó quanh quất tìm người đến thế. Đôi khi sáu mắt nhìn nhau, đôi khi ngờ ngợ định đến hỏi nhưng rồi kịp phát hiện ra đó không phải là chú Dung. Cho đến khi một người mấp mé tuổi trung niên phóng xe đến trước mặt và hỏi “Hai cháu có phải là con…”. “Dạ phải!”, mừng quá, chú Dung đây rồi.
Thắc thỏm khi chú thản nhiên… tống ba nhưng chú nhanh chóng gạt bỏ lo lắng ấy của tôi khi bảo qua bên kia đường vào ngã rẽ là đến nhà rồi. Con đường đất be bé, hai bên đều là vườn đào chạy dài ngút mắt với những gốc đào be bé, xương xương và những nụ hoa đã chúm chím hồng. Cái cổng đê đặc trưng của làng quê Bắc Bộ làm tôi cứ ngoái đầu nhìn mãi. Đã thấy gió mát trở lại, dù đang là giữa trưa. Con đường lát đan bé dần, quanh co sau vài cái ngoặt trái phải và cuối cùng dừng lại trước một cánh cổng gỗ cũng be bé nốt. Hai chị em bước xuống, ngó quanh. Chú Dung đã quay đầu xe chạy mất, chỉ kịp nghe chú ấy bảo “Thôi, chú về trước nhé!”.
Ngôi nhà tường chính diện, phía trái là một khu đất trống trông như một cái vườn nho nhỏ, có thể đặt một cái chuồng gia cầm hay bắc bếp nấu nướng. Bên phải là một lối đi nhỏ đi thẳng vào khu bếp, gắn liền với sân. Một người phụ nữ trung niên ngoảnh ra. Mái tóc búi cao loe hoe những sợi bạc, gương mặt xương xương, gò má, đôi môi và nhất là nụ cười đặc trưng, nụ cười của mẹ. Thế nên, dù chưa từng gặp mặt trước đó bao giờ, chúng tôi vẫn có thể nhận ra ngay: Mẹ Oai. Quê tôi có tục gọi chị gái của mẹ mình cũng là mẹ nhưng có tên đi kèm sau. Từ bé, mẹ đã tập cho tụi tôi cách gọi này qua những câu chuyện kể nên giờ chẳng thấy ngượng miệng khi thốt thành lời. Mà có lẽ những người ruột rà máu mủ, dù có xa cách đến thế nào đi nữa cũng có một mối dây thân thiết nhanh chóng đến kỳ lạ. Mẹ Oai ôm hai đứa, vuốt tóc, vỗ vai khen lớn, chẳng thể nhận ra nổi rồi bảo hai đứa lên phòng cất đồ, nghỉ ngơi.
Có dịp để ngắm kỹ mẹ Oai hơn, vóc dáng cao ráo, thon thả, sống mũi cao được thừa hưởng từ ông, làn da trắng (dù bây giờ đã lốm đốm đồi mồi) được thừa hưởng từ bà ngoại… Tất cả đều phảng phất nét thanh tú của một hoa khôi làng thời còn con gái. Mẹ tôi vẫn tự hào ngày xưa mẹ Oai xinh nhất làng, bao nhiêu trai làng trót phải lòng, bao nhiêu đám tốt cứ dòm ngó, lôi kéo. Ay vậy mà rồi cả làng phải ngẩn ngơ khi mẹ Oai quyết định xây dựng gia đình ở một nông trường khỉ ho cò gáy, với một người “thường thường bậc trung” mọi mặt.
Tôi vẫn ấn tượng câu chuyện về bác Trung, người mẹ Oai đã từng tự nguyện đính ước trước khi theo ông lên nông trường ở Thái Nguyên. Phải là người xứng đáng thế nào mới có thể khiến trai làng thời ấy cam tâm, tình nguyện rút lui trong “cuộc chiến” giành hoa khôi làng nhanh đến vậy. Bác Trung, theo lời mẹ tôi kể là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, học hành khá nhất nhì làng lúc ấy, lại luôn đối xử tốt với mẹ Oai lẫn gia đình vợ tương lai. Đặc biệt, bác rất mực cưng chiều em gái vợ tương lai (tức mẹ tôi), làm gì cũng nhờ tư vấn, đi đâu về cũng có quà. Chả thế mà bao nhiêu người cứ dụ dỗ, biếu xén quà bánh cố lấy lòng cô em để dòm ngó cô chị nhưng mẹ tôi vẫn quấn quýt với mỗi “anh Trung”.
Ngặt một nỗi, b
ác Trung lại nhập ngũ, làm việc trong quân đội nên thời gian ở nhà không nhiều. Yêu thương, quan tâm với mẹ Oai chỉ còn là những lá thư đều đặn thăm hỏi, động viên… Quyết định gì, bác Trung cũng suy nghĩ cho tương lai, hạnh phúc của mẹ Oai. Ngay cả khi mẹ Oai có ý định theo ông lên nông trường làm việc, biết thay đổi môi trường có thể làm mẹ Oai tôi thay đổi, bác Trung cũng không mảy may ngăn cản. Ngay cả khi mẹ Oai xao lãng dần tình cảm với bác Trung do sự chăm nom của người ngay bên cạnh, để rồi nói lời chia tay bác Trung và đi lấy chồng thì bác ấy cũng không hề oán giận.
Thập niên 60 của thế kỷ 20, cái thời mà người ta vẫn coi trọng đính ước của cha mẹ hai bên chứ đừng nói có sự đồng thuận của cả người con gái, chỉ cần hôn ước không thành thì ba bảy sáu cơn gì hai nhà cũng không thể “đội trời chung” được nữa huống gì một bên tự hủy ước trước. Vậy mà bác Trung lại viết thư về cho ông bà ngoại tôi để thủ thỉ: “Con với em Oai có duyên mà không có phận. Giờ con ở xa, cũng chẳng chăm lo được cho em Oai và gia đình. Em Oai đã ưng thuận ai thì bố mẹ cứ để cho em ấy xây dựng hạnh phúc với người đó, đừng ngăn cản, trách mắng làm gì mà tội…”.
Ngày ấy, ông bà ngoại tôi giận mẹ Oai lắm nhưng cũng nhờ bức thư ấy mà ông bà đành phó mặc lựa chọn của cô con gái ương bướng. Đám cưới mẹ Oai diễn ra trên Hà Nội đơn giản đến mức có thể, ông bà ngoại lẫn mẹ và dì tôi đều không thể có mặt để chúc mừng. Bác Trung sau đấy ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp, trở thành một nhân vật có địa vị trong ngành. Thỉnh thoảng, bác vẫn còn đến nhà thăm ông bà ngoại tôi. Ngay cả khi lập gia đình rồi có con, vẫn dắt “thằng cháu” xuống chơi, vẫn gọi ông bà ngoại tôi hai tiếng “bố mẹ” như ngày nào…
Đến tôi nghe chuyện mà còn… tiếc. Thử hỏi tìm đâu được mấy người như bác Trung giữa nhân gian này?
Quân từ đâu đã đứng ngay sau mẹ Oai làm tôi thoát khỏi dòng suy nghĩ miên man đột ngột. Trên tay nó là một cái nồi cỡ trung với những dải thịt heo to tướng. Nó gườm gườm nhìn tôi và Bá rồi đặt nồi thịt xuống thành bếp, theo chân hai chúng tôi lên phòng với danh nghĩa: “Để con xách đồ, chỉ phòng cho hai chị ấy nhá mẹ”. Bước lên từng bậc cầu thang lạnh ngắt. Giường, nệm sờ vào chẳng khác gì cục nước đá. Ngồi một tí cho ấm chỗ. Quân giờ mới giở giọng vừa đay nghiến vừa ra vẻ phụng phịu làm tôi và Bá cũng ngơ ngác không biết gì:
- Hai chị nhớ nhá, đi chơi Hà Nội một mình mà không cho tôi theo. Nhớ lấy nhá…
- Một mình đâu, hai mình đàng hoàng nha…
- Ơ hay nhỉ, tụi tao tưởng mày không thích đi chơi nên mới về cùng đại ca. Sao lúc ấy không để đại ca đem đồ về rồi đi với tụi tao luôn còn nói – tôi và Bá thi nhau biện minh mà cũng không ngờ là nó giận thật.
- Lúc ấy tôi mà không về cùng anh Minh thì đời nào anh ấy để hai chị đi chơi. Hai chị nhớ lấy, không thèm chơi với hai chị nữa…
Nói rồi nó đi xuống nhà vì mẹ Oai đã gọi cái gì đó. Tôi và Bá lo tắm rửa. Mẹ Oai biết ý đã sai Quân bắc bếp nấu nước cho hai chị tắm. Nó phụng phịu “Sao mẹ cưng hai chị ấy thế” mẹ Oai gạt ngay “Gờm, cái thằng này, hai chị mới đi về mệt…” làm tôi thích chí. Nhà tắm và nhà bếp thông nhau bằng một lối đi nhỏ độ chừng nửa mét. Ngăn giữa bếp và sân là cánh cửa gỗ, khép lại cũng kín chán. Chưa kịp yên tâm thì cả hai chị em phát hiện ra cái cửa sổ bằng lưới ở sát bên cánh cửa gỗ ấy, có lẽ là để cho bếp được thông thoáng. Khổ nỗi từ ngoài nhìn qua cửa sổ vào bếp vô đến tận phòng tắm lại thông thống, chẳng có rào cản nào. Chưa từng thấy lối kiến trúc nào như vậy trước đó, tôi và Bá đành nhăn răng nhập gia tùy tục. Người tắm vội, người nhẩn nhơ đứng ngay cửa sổ dòm đất trời.
Anh Minh đã về Thái Nguyên để lo liệu tết nhất trên ấy. Các anh chị khác cũng không ghé về. Đây là nhà bố Bác Thịnh, chồng mẹ Oai. Cái tục ở quê tôi cũng lạ, tôi gọi mẹ Oai nhưng không gọi bố Thịnh mà vẫn cứ bác Thịnh như thường. Lẽ ra chúng tôi về thẳng Thái Nguyên nhưng vì bác mẹ phải ra đây chăm sóc ông ốm nên tiện đường chúng tôi ghé qua đây để chào hỏi, nghỉ ngơi trước khi lên đường. Bữa cơm đầu tiên mừng ngày đầu gặp mặt đều do Quân trổ tài, mẹ Oai chỉ cung cấp nguyên liệu. Có rượu, có thịt. Đưa cho hai chị em ly rượu vải, đặc sản ở nhà làm, Bác Thịnh khề khà “Uống đi, tốt cho tiêu hóa lắm đấy!”.
Bác Thịnh quả không được điển trai, tầm vóc trung trung, dong dỏng cao, gương mặt xương xương với hàm răng lung lay và xỉn màu vì thuốc lào. Trông bác đứng tuổi hơn mẹ Oai tôi nhiều, dù ở thời điểm hai ông bà đã có cháu nội ngoại. Mẹ tôi vẫn hay nửa đùa nửa thật bảo “Nhắc lại chuyện xưa cũng chẳng để làm gì, nói cam tội chẳng hiểu được chị ấy ưng anh Thịnh ở điểm nào. Đẹp trai không, giàu có không, chiều vợ không, làm lụng bình thường, mà cả cái khoản đối xử với ông bà cũng chẳng bằng được anh Trung. Người xưa nói quả không sai, nhất cự ly”.
Bá nghe rượu vải tưởng như nước ép trái cây, đưa ly lên ngang mũi là nhăn mặt không chịu được. Tôi được khuyến khích là tốt cho tiêu hóa nên cũng tranh thủ nhấp một ngụm, không thấy cay xè như người ta vẫn tả về rượu, chỉ cảm nhận một vị đắng nghét rồi thôi. Đang ăn thì có vài vị khách trong xóm ghé qua, giới thiệu họ hàng ở xa về chơi. Mâm cơm xuất hiện thêm đôi đũa cái chén. Lâu rồi mới lại thấy cái cảnh này.
Trái bưởi xinh đẹp Bá cất công đem về từ Hà Nội được dịp bổ ra để mời ông sui gia sau bữa cơm nhưng trái với háo hức của hai chị em, bên trong lớp vỏ đẹp đẽ xinh xắn kia chỉ toàn cùi, cùi và một vài múi bưởi khô khốc, quắt queo chẳng ăn được một tép. Mẹ Oai an ủi “Thôi ông cũng không thích bưởi lắm đ
âu” còn Quân được dịp hể hả: “Bưởi này chắc người ta để cũng cả tháng rồi. Bà ấy hẳn cười như nghé khi vớ được hai chị. Chỉ được cái hám đồ đẹp. Chừa cái tật không cho tôi đi cùng đi nhé!”.
Mệt mỏi sau chặng đường đi bộ giờ mới ngấm, hai chị em leo lên giường, kéo cái chăn vừa nặng vừa lạnh như nước đá lên đắp cho qua cái co ro. Đánh một giấc đến chiều, lúc tỉnh lại mới sực nhớ thau đồ dơ còn chưa giải quyết. Ai dè, Quân đã “đảm đang”… giặt giùm dưới chỉ thị của mẹ Oai. Những bộ đồ đã giăng trên ban công tầng trên, hi vọng đến sáng mai kịp khô để về Thái Nguyên. Thầm biết ơn nó, cũng biết tính nó rồi nên chúng tôi chỉ giả vờ lườm khi nó móc mỉa “Đợi hai chị có mà đồ thối mất!”. Chúng tôi vẫn khen nó tháo vát thế mai mốt vợ được nhờ. Trời chiều, gió ngày càng se sắt hơn. Lúc nào hai chị em cũng khoác áo to sù sụ. Không khí này thì ngồi bên bếp lửa là hay nhất. Bếp lửa rơm đặt phía ngoài cái góc vườn bên góc trái của sân lúc đi vào. Có một cái chuồng gà nho nhỏ đã “bỏ hoang” từ lâu. Vài con mèo đang nằm cuộn mình sưởi ấm. Bên trên bếp là ấm nước đang reo. Ngồi cạnh Quân, hít cái mùi rơm, mùi khói của làng quê, yên bình và thoải mái đến lạ. Đôi lúc hơi cay cay mắt, lấy tay làm quạt cho khói bay về hướng khác.
Quân vẫn làu bàu ra vẻ ấm ức lắm vì chuyện bị tụi tôi “bỏ rơi” để đi chơi Hà Nội một mình. Đã vậy, mẹ Oai cưng hai cô cháu gái xưa giờ chưa gặp, cái gì cũng sai Quân làm nên nó càng có cớ để bực. Ngay cả nồi thịt chiên để chuẩn bị gói bánh chưng cũng không thoát khỏi tay nó. Quân bảo tôi: “Chị chiên thịt cho mẹ Oai kìa!” nhưng tôi lè lưỡi chọc bảo “Chị cũng muốn làm lắm ấy chứ, khổ nỗi mẹ Oai có tin tưởng giao cho đâu…”. Vả lại nói thế thôi chứ Quân cũng thừa biết tôi làm gì trở tay kịp với bếp lửa rơm như nó, khéo lại hỏng hết thịt lại khổ. Biết thế nên tôi cũng ngồi cạnh xem nó chiên thịt cho nó đỡ tủi. Nhóc này người lớn lúc nào chứ ba cái vụ ganh tỵ, tủi thân thì tôi rành quá rồi!
Càng về tối trời càng lạnh dần. An xong, bác Thịnh cũng đi nghỉ sớm để mai vào viện chăm ông. Nhà thắp điện tù mù. Ba chị em theo chân mẹ Oai ra ngoài, mẹ bảo đi mua hàng, sẵn ghé sang vài nhà chơi cho biết. Quân đi trước, hai chị em tôi khoác tay mẹ hai bên. Ai cũng mặc áo len, choàng khăn kín mít mà tay vẫn không khỏi run run. Ngỡ ngàng khi thấy mình nói chuyện thở ra khói. Cảm giác lạnh hơn cả cái hồi xuống ga Đà Nẵng lúc 4 giờ sáng. Thấy mình thật ngố khi mẹ bảo mua nến mà không biết là đèn cầy. Đôi khi cứ toàn nghĩ đến nghĩa địa phương có thể là nhang mà quên mất một nghĩa khá thông dụng của nó…
Nhà cô Dung đang gói bánh chưng, bánh tét. Cả nhà đầy lá, gạo, đậu, lạt. Từ bé đến lớn đều tham gia rộn rịp đông vui. Hơi ngạc nhiên khi ở đây cũng gói bánh tét, tôi cứ nghĩ món này là của riêng miền Nam cơ đấy. Cô Dung là em ruột bác Thịnh. Giờ thì tôi biết người đón hai chị em lúc trưa là em rể bác Thịnh rồi. Có điều, tôi cũng chẳng hiểu Dung là tên thật của chú ấy hay cô ấy hay là cả hai vì thấy ai cũng là Dung cả. Tự hỏi mình ở đây có tục gọi tên vợ theo chồng không nhỉ?
Ngồi nói chuyện, hỏi han một chút. Mọi người khi nghe về hành trình của chúng tôi thì cứ gọi là tròn xoe mắt. Chú Dung cười bảo: “Thế này thì chỉ có ngồi trên xe là nhiều chứ đi chơi được bao!”. Bà cụ mẹ chồng cô Dung trông rất phúc hậu vẫn không ngớt thoăn thoắt gói những chiếc bánh vuông vức. Màu lạt tươi rói, màu lá xanh um. Mùi thơm của gạo thịt, của không khí đầm ấm gia đình. Anh Minh gọi điện về đúng lúc, như đã hẹn trước. Tôi và Bá đẩy Quân vào nghe để bảo anh Minh xuống sớm đón lên Thái Nguyên. 9 giờ tối, ở đây như đã khuya lắm rồi. Không nhiều đèn điện. Không nhiều ti vi để giải trí nên mọi người đi ngủ sớm. Con đường thôn vắng ngắt. Đi ngang nhà nào là chó nhà nấy sủa inh ỏi. Họa hoằn còn được vài ông vác cái bàn ra trước nhà uống trà nói chuyện. Sương xuống mờ mờ. Cảm giác đầu mình lạnh ngắt. Ba mẹ con rảo bước về nói chuyện ầm ĩ. Thấy tôi và Bá than lạnh, mẹ Oai bảo ở Thái Nguyên còn lạnh hơn. Một cơn gió thốc qua, khẽ rùng mình…
Chăn mùng đã mắc sẵn nhưng lạnh như đang ở trong tủ lạnh. Bỏ dép ra bước lên nền nhà đã thấy chân mình tím tái. Quân biết ý, chui vào giường tôi với Bá nằm trước. Nó ủ chăn nệm cho ấm rồi mới gọi tôi và Bá lên. Hơi cảm động. Sao ở nhà nó con nít là vậy, giành ăn với hai chị là vậy mà đi ra biết lo cho hai chị thế không biết! Tấm chăn nặng trịch như có người đè lên. Vẫn lạnh, nhất là tay chân. Ba chị em còn nói chuyện rù rì một lúc lâu nữa về chuyện tôi với Bá ở Hà Nội rồi mới cố nhắm mắt cho quên cái lạnh đang hiện hữu quanh mình! Cũng may, tôi và Bá đã kịp dạo được một vòng Hà Nội chứ nghe lời đại ca dụ về nhà trước thì có mà mơ mới được quay lại Hà Nội chơi.
Đêm dần đặc dần, đêm đầu tiên ở Hà Nội. Không gian tĩnh mịch, im ắng. Thảng nghe tiếng gió rít, tiếng cửa kêu kin kít và cả tiếng chó sủa râm ran từ nơi xa thẳm nào vọng lại. Tôi co mình, kéo chăn lút đầu…
No comments:
Post a Comment