Blast

Có một cầu vồng vô tình bắc ngang qua. Hai ta muốn qua nhưng vô tình lần lữa. Lỡ một lần rồi thêm một lần nữa...


Sunday, July 5, 2009

Trái tim bé bỏng


Ko quá nặng nề nhưng cứ có gì đó nghèn nghẹn trong lòng. Vẫn là một cô gái ở một vùng quê trên dải đất gió Lào cát trắng miền Trung. Vẫn là những đứa em nheo nhóc chạy theo que kem giữa những trưa bỏng rát hay ngồi bẹo từng hạt cơm trong phần để dành của chị mà thòm thèm. Là người mẹ nát rượu, phì phèo thuốc sau mỗi cơn đánh đập thâm tím mặt mày của chồng, người chồng mà bà bảo chỉ có nước bán vợ đợ con để theo gái chứ chẳng được tích sự gì.
Nghèn nghẹn trong lòng khi những dồn nén về cuộc sống cơ cực, lam lũ cứ chất chồng, chất chồng để Mai, cô gái mới 17 tuổi đầu phải bỏ lại cái nỗi sợ "nhưng con nhớ nhà lắm!", bỏ lại mối tình đầu đời trong trẻo để dứt áo ra đi. Cái mảnh đất Sài Gòn phồn hoa đô hội luôn cám dỗ người dân tứ xứ đổ về với những ước mơ "thoát nghèo" trong sáng, giản dị. Người ở nhà bao giờ cũng nghĩ vào SG là sẽ "đổi đời" mà ko cần biết để "đổi đời" đc thì người ra đi phải làm thế nào?! Để có cảnh người mẹ vác chiếc tivi chạy dài trên triền cát nắng gió, theo sau là một đàn con nít hò reo, Mai phải trải qua ko biết bao nhiêu cảnh đau đớn, ê chề. Là cơn hoảng sợ, trốn chạy trong đêm khi phát hiện nơi mình đến ko phải là lớp "học may" như cô được hứa hẹn. Là cay đắng chấp nhận "đưa người cửa trước rước người cửa sau" khi ko thể hoàn trả số tiền đã đc tiêu pha cho ăn mặc, sửa sang nơi đất khách cũng như ko muốn quay lại cái cảnh nheo nhóc, cơ cực quê nhà. Là tiếng cười sặc sụa ra nước mắt trong cảnh ngộ ko áo quần với một ông già lụ khụ, râu tóc bạc phơ, luôn miệng bảo: "Ko đc gọi là ông, phải gọi là anh, nghe chưa...". Người ở nhà, cũng có lúc lo lắng, hoang mang, đó là người mẹ nằm quặt quẹo trước cửa nhà mợ Thơm chỉ để dò hỏi: "Mai vào đó học may thiệt ko?" và linh cảm cuộc sống của con ko dễ dàng gì. Nhưng cũng ko ít người như
Minh (em gái Mai) vẫn ôm mộng SG để: "Muốn được như chị Mai".
Ra đi theo tiếng gọi của "miền đất hứa" nhưng nơi Mai đến, đi qua những dãy phố đường sá thênh thang, nhà cao chọc trời, ánh đèn màu lấp lánh; đi qua những con hẻm sâu lắt léo và dừng lại ở một khu lao động ọp ẹp bên kia sông Sài Gòn. Bấp bênh, trôi nổi như chính cuộc đời cô. Tách biệt với cuộc sống bên ngoài, ko một lá thư, cuộc điện thoại gọi về cho gia đình (ngoài những bức thư chuyển tiền), SG của Mai là chuỗi ngày rã rời với những lần tiếp khách tận nơi, là cân đo xem hôm nay "đắt khách" ko, và hiếm hoi lắm mới có lúc ngồi ngắm hoàng hôn bên kia sông SG, tâm sự, trở trăn với "đàn chị" cùng cảnh ngộ. SG của
Mai là những mua bán, bạc tiền sòng phẳng, ko có những tình cảm trong sáng kiểu trồng chuối đếm thời gian như ở quê nhà mà thi thoảng những ngày đầu cô vẫn nhớ quay quắt khi dựng ngược mình lên.
Nghèn nghẹn với cuộc sống ko đường quay lại của những cảnh ngộ như
Mai. Ko mang trong mình căn bệnh thế kỷ - như Mai cũng trốn chạy khỏi cuộc đời bằng việc té ùm xuống sông trong một lần công an vây bắt- như "đàn chị" cùng phòng với Mai, dù ai cũng ấp ủ ước muốn về quê, tìm một việc gì đó lương thiện để làm rồi lấy chồng, sinh con... Chẳng thể quay về, ngay cả khi mối tình trong sáng đầu đời của Mai vẫn đợi sẵn.
Nghèn nghẹn khi thấy
Mai "sống làm vợ khắp người ta" mà vẫn phải kỳ kèo với số tiền xe vài trăm ngàn về Tết. Để rồi chỉ vì chênh nhau vài chục ngàn thôi, cô phải chen chúc trong gầm xe ngột ngạt rồi lang thang mãi mới quá giang đc một chiếc xe tải về nhà. Cuộc sống như vẫn chưa hết trêu đùa khi Mai phải gắng nói mãi mình bị AIDS mới đc tài xế xe tải "tha" cho rồi thương cảm cho theo tiếp đoạn đường còn lại.
Kết thúc với hình ảnh chiếc xe chở
Minh vào SG "học may" dừng lại, Mai đã về kịp để ngăn cản em ko đi lại con đường của mình. Tuy nhiên, giá là một tình huống để phản ứng của Mai quyết liệt hơn và phản ứng của Minh bớt sắp đặt đi; thêm vào đó là "hợp lý hóa" việc Mai đi xét nghiệm HIV; hóa trang của người mẹ (diễn viên Hồng Ánh) già và lam lũ hơn, ngoại hình người cha đc khắc họa toát lên sự vũ phu, vô trách nhiệm chút nữa thì bộ phim đã trọn vẹn hơn nhiều...
Trái tim bé bỏng: Kịch bản Nguyễn Quang Lập, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân.
Giải Bạc Cánh diều vàng 2007.
***
Xem phim, chỉ thấy tội cho nghề may và nghề bán cafe. Một cái suốt ngày bị "trá hình" đem ra làm mồi dụ các cô gái quê. Một cái vừa nghe vào thì "dư luận" ở các vùng quê đã bĩu môi nghi ngại, trong khi trong sáng hay ko, lương thiện hay ko đều do mỗi người, cái nghề nào có tội gì đâu?
Thanks vì bộ phim nhé!

No comments:

Post a Comment

Hạnh phúc

* Hạnh phúc = Trao đổi + chia sẻ + kết nối yêu thương = My name. Nếu hạnh phúc đơn giản chỉ là những nụ cười, tôi muốn níu mãi những nụ cười bất tận, cùng bạn bè, gia đình và những người tôi yêu thương!
* Cuộc đời chỉ có một, mong muốn tình yêu cũng có 1 nhưng lại có duyên với... số 2 ^^.