Blast

Có một cầu vồng vô tình bắc ngang qua. Hai ta muốn qua nhưng vô tình lần lữa. Lỡ một lần rồi thêm một lần nữa...


Friday, February 29, 2008

Học mà chơi (29/2/2008)

Hôm nay lớp học rất vui. Ko uổng công mình gắng... bò lên dù cái ý kiến ở nhà ngủ bù cũng khá là hấp dẫn!img


Với một tờ giấy khổ rộng và một hộp bút… chì màu cô phát (giống các bé mầm non quá), trong vòng 10’ mỗi nhóm phải thể hiện được ý tưởng quảng cáo của mình cho một công ty, sản phẩm bất kỳ. Khuyến khích sản phẩm chưa từng có nên 12 nhóm trình làng toàn sản phẩm mới toanh. Chỉ mỗi bikini là bị đụng hàng.

img


Lớp nhốn nháo, chạy qua chạy lại, tô tô, trét trét nhưng nhờ vậy mà thấy hứng thú, ko buồn ngủ tẹo nào. Sản phẩm hoàn tất được dán ở bất kỳ nơi nào trong lớp, miễn là nhóm đó thích. Nhóm trên bảng, nhóm cuối lớp, nhóm bên hông và cả "khoảng đất" phía trên cửa ra vào cũng đc trưng dụng, chỉ khổ… tường của trường vì khi gỡ băng keo ra thì tróc sơn hết trơn.


img


Thuyết trình theo sản phẩm, thành ra mấy nhóm ko dán ở trên bảng cứ làm người qua kẻ lại tròn xoe mắt lên nhìn khi đứng trên bàn và gân cổ nói chay cho cả lớp nghe. Nhóm Hà còi trưng dụng cửa ra vào, báo hại khi nó thuyết trình mọi người cứ bảo… đu cửa mới với tớiimg. Cô áo dài, áo ngắn vậy mà cũng chịu… leo lên bàn để dòm cho rõ. Lớp cứ gọi là một nhà giữ… người lớn. Chưa kể phần đặt câu hỏi (nói toạc ra là bắt bẻ, vặn vẹoimg) như một cái chợ trời. Người thuyết trình chưa dứt lời, các nhóm đã thi nhau ùa lên giành quyền đặt câu hỏi (Chích với Dung còn “cò cưa” micro mới ghê!). Hỏi túi bụi, tới tấp và nói chung là cãi tay đôi với nhau (trong thiện chí) đến độ có nhóm vừa dứt thuyết trình là phải giấu biến micro hoặc giữ khư khư chứ ko bị “cướp” như chơi.


(Các phần còn lại đều có tham khảo từ blog Ngiu do độ tương đồng khá cao.img)

>>Theo mình, nhóm gây phản cảm phải là nhóm đặt tên công ty H.E.O (Hát-ơ-ô cho oai chứ thiệt ra ai cũng hiểu là… “heo” mà) trong khi lại giới thiệu bí kíp: sữa giảm cân “Mi-nhon”. Nhóm này nhận đc sự phản biện dzô cùng xuất sắc của bạn Trang ù (nhóm mình, hehe), với nội dung đại khái: bạn đặt tên sữa Mi-nhon có nghĩa là “đụng chạm” đến mấy người có thân hình ko thon thả cho lắm như tui. Họ mà đến cửa hàng hỏi mua sữa này chẳng khác nào thừa nhận là mình ko mi-nhon hả?img Còn nhóm thứ hai là nhóm giới thiệu sản phẩm quần áo 4 mùa cho trẻ em với slogan: “Bé tươi tắn, bé đỏm dáng.”

>>Nhóm bị tấn công dữ dội nhất sau khi thuyết trình chắc là nhóm “Xe đạp điện” có mời Hoa hậu Mai Phương Thúy đạp biểu diễn.

img


>>Nhóm tranh luận với khán giả khí thế nhất là nhóm đồng hồ Newtime, vẽ cái đồng hồ cách điệu “cây cầu gỗ”. Ai cũng thấy nó rõ ràng là cầu gỗ, còn hao hao giống “cây cầu dừa” nữa là khác, vậy mà “nhân viên PR đẳng cấp” đại diện cho nhóm thì cứ khăng khăng đó hông phải là cây cầu gỗ mà là cây cầu cũng… đẳng cấp và đẹp bền theo thời gian, mưa gió, bão bùng như cái đồng hồ vậy. Thế là có nhóm lại bắt bẻ: Nhịp dẫn cầu CT còn sụp đc huống chi là cây cầu này. Đồng hồ dành cho đối tượng doanh nhân thành đạt mà chỉ có đặc tính: ko thấm nước, chịu đc ánh nắng mặt trờiimg!

>>Làm liên tưởng... “bậy” nhiều nhất là khăn giấy với câu slogan hay ho: “Soft as a kiss thiếu”.


img


>>Cười bể bụng với phần thuyết trình của nhóm về dịch vụ tư vấn quà tặng (đối tượng khách hàng là đàn ông) Thay lời muốn nói. Trí có cái giọng khôi hài đến độ ai cũng nghĩ nó đang diễn hài hơn là thuyết trình ý tưởng. Lại "lộn ruột" hơn nữa khi bị Tuyết chanh chua: “Ông nói công ty ông chỉ tư vấn có mấy ngày lễ như 14/2 với 8/3, vậy tui thắc mắc thời gian còn lại thì nó làm... cái giống gì để sống?”img.

>>Danh hiệu "nhóm thân thiện" thuộc về nhóm 7 với dòng mắt kính
T2008-Sánh cùng ánh dương. Có hẳn 2 đại diện phát ngôn cho nhóm í! (Đề cử của Ngô Loan, hè hè). Thế nhưng chẳng hiểu diễn đạt thế nào mà khán giả đều nghe gọng kính làm bằng chất liệu mà cặp đôi Tuấn-Tài cho là nặng đến độ đeo vào sẽ... xệ tai, gãy mũi.

>>Độc đáo và “mạo hiểm” nhất là ý tưởng "Bikini offline" với clip quảng cáo Truyền hình gồm 4 slide. Màn nào cũng nóng bỏng và gây tranh cãi.


img


…Và cuối cùng ko thể ko nói đến “Công ty dịch vụ đám cưới” của nhóm mình (mà Ngiu kêu là “muốn sau này, lớp mình sẽ có hẳn 1 “Công ty dịch vụ đám cưới” chuyên phục vụ cho lớpimg). Ko phải khen chứ nhìn ở dưới nó nham nhở vậy mà dán lên cũng “hoành tráng” phết. Nhóm thuyết trình cuối, ý tưởng khởi đầu của Thủy, trình bày suôn sẻ nên cũng ko gây nhiều tranh cãi lắm. Có điều vô tình rất hay là “Công ty dịch vụ đám cưới” lại đứng giữa tranh của đồng phục trẻ em và trang sức đá quý img.

img

Cả ý nghĩa slogan “Hạnh phúc bắt đầu từ hôm nay” (lẽ ra là “Hạnh phúc trong tầm tay” nhưng cái đuôi của mình bị sữa Mi-nhon “xí” trước nên đành sửa lại), Tuấn thuyết trình: hôm nay nghĩa là hôm đám cưới, hạnh phúc của bạn bắt đầu từ đám cưới, nhưng nó cũng có nghĩa hạnh phúc của bạn bắt đầu từ hôm nay, khi đến với công ty chúng tôi để có một đám cưới hoàn mỹ (nghe xong nhiều đứa muốn… cưới liềnimg)

Ảnh: Lonton's blog (ngoại trừ tranh của nhóm mình, hehe).

Túm lại là một ngày vui và tiêu nhiều năng lượng…

Đi tên lửa... xem hoa

Cứ tưởng có mỗi mình mình thắc mắc chuyện rối rắm trong các khoản “điều lệ” của cô. Ai dè hỏi ra thì mới biết dân tình bức xúc thế nào.

Cô đòi hỏi phải chia nhóm ra làm 2 phần: tổ chức họp báo và kế hoạch PR. Nhưng mỗi cá nhân lại phải có một bản thông cáo bc và kế hoạch PR riêng (trong đề tài chung), ko đc giống nhau. Mỗi nhóm nên “gởi cho tôi 1 tờ thông cáo báo chí về vấn đề các bạn sắp thuyết trình”, còn với mỗi cá nhân trong nhóm lại phải có 1 tập press pack riêng (bao gom thong cao bao chi, cac hinh anh, du kien, so lieu ve cong ty/ to chuc/ ca nhan ma cac ban PR)... Toi se cham diem tren tung san pham ca nhan mac du cac ban lam viec nhom. Co mot dieu can luu y neu nhu cac tap thong cao bao chi cua cac ban giong nhau, thi chac chan cac ban se ko duoc diem tot hoac ko duoc cong nhan.img

Và một điều ko thể ko kể đến đó là yêu cầu trình bày ko đc dùng máy chiếu (trong thời đại công nghệ hiện nay) mà chỉ dùng hình dán hoặc vẽ trên giấy carton” để minh họa với lý do: “Vi thuc te sau nay di lam PR, khi trinh bay y tuong hoac dai dien cho cong ty de to chuc hop bao, cac ban cung ko duoc dung may chieuimg. Tuy nhiên sau khi bị phản ứng dữ dội thì cô đã ok.

Một tuần để tổ chức họp báo với những thông tin mờ mịt. Một tuần để quản trị khủng hoảng và lập chiến lược PR dài hạn nửa nămimg. Nhiêu khê đây, chưa kể cô ko đả động đến việc hướng dẫn lớp đi xin thông tin tại các công ty như đã nói hôm đầu tiên, những khúc mắc trong đề tài thôi cũng đủ quay mòng mòng rồi... Thôi, cứ xem như là đi tên lửa xem hoa vậy!

Wednesday, February 27, 2008

Biết ai là gió?

Như một cái duyên đưa đẩy, ko dưng mình có thêm một ngày phải ghi nhớ trong năm. Những người luôn gợi nhắc cho mình nhiều điều, cuộc sống luôn vận động.

Dạo này rất sợ những linh cảm/ ước muốn tình cờ, be bé của mình. Ngay việc đề tài môn PR cũng vậy, lúc đầu là AR, buột miệng bảo thích tìm hiểu về nhà thuốc Mỹ Châu. Chỉ buột miệng vậy thôi mà thành sự thật thiệt trong lần bốc thăm, chia nhóm, chia đề tài lại lần 2.
Hi vọng những giấc mơ ko linh ứng như vậy, như có những lần từng linh ứng trước đó. Hôm trước mới gặp một cơn ác mộng. Nhớ khóc bù lu bù loa, sợ quá tỉnh giấc, chưa kịp biết kết quả thế nào. img
Chỉ duy nhất một hình ảnh làm mình dịu lại trong giấc mơ. Một hình ảnh cứ ám ảnh mình. Thỉnh thoảng đâu đó lại hiện lên. Lúc nào cũng chỉ là một cuộc điện thoại.
Ám ảnh. Những khi cứ tưởng mình đã nguội lạnh lâu lắm rồi...

Biết ai là gió?
Em than mụi
Bùng lên...

Monday, February 25, 2008

Cái tên ko thuộc, nụ cười đâm quen...



Copy cái này từ blog Ngiu (mạn phép edit lại chút chút cho thích hợp với Sdlethanh's blog :P). Hi vọng kế hoạch suôn sẻ và thành công.

4 năm Đại học, có thể bạn vẫn chưa nhớ tên mọi người trong lớp nhưng mỗi gương mặt là một phần không thể thiếu của BCK2004. Mỗi MSSV gắn liền với 1 cá tính, với những ước mơ và khát vọng riêng. Và những gương mặt quen thuộc ấy sẽ ghi đậm hơn dấu ấn của mình với các thành viên khác nếu trở thành 1 góc của kỷ yếu.

4 năm “chịu đựng” nhau, thực sự là chưa đủ để biết và hiểu hết những người bạn quanh chúng ta. Tình bạn vẫn tồn tại và sẽ rõ nét hơn sau khi mọi người ra trường. BCK2004 vẫn còn đó nếu tụi mình biết nuôi cho nó lớn và chăm sóc nó, mọi người hen. ^,^


1. Kỷ yếu

o Mỗi trang viết dành cho 1 thành viên

o Gồm: ảnh + bài viết mà bạn muốn lưu lại trên kỷ yếu của lớp (bất cứ nội dung gì mà bạn cho phù hợp nhất, những suy nghĩ của bạn sau 4 năm… Hoặc bạn có thể sáng tạo với bất cứ hình thức, bằng bất cứ thể loại ký báo chí nào mà tụi mình đã kinh qua, hì)

o Trình bày theo thứ tự MSSV

o Phần cuối của kỷ yếu là phần tập hợp danh sách thông tin liên lạc, sinh nhật của mỗi cá nhân. Hiện nay Q đã có bản danh sách ấy nhưng nếu bạn nào có thay đổi thông tin thì ghi lại nhé!

o Font Unicode nhé!

o Bạn có thể tự gửi ảnh (size < 300KB) hoặc có thể làm “người mẫu”, sẽ có “phó nháy” phục vụ tận nơi.

o Thời gian hoàn thành: 15/04/2008

2. Album lớp

o Tập hợp hình của lớp mình từ năm nhất đến nay

o Sẽ định ra 1 ngày, các bạn đi học đầy đủ để mình tiến hành chụp hình theo tổ và chụp chung cả lớp.

o Bên cạnh hình ảnh, sẽ có những đoạn phim ngắn phỏng vấn. Ý tưởng có thể đến từ nhóm thực hiện album hoặc từ bất cứ thành viên nào của lớp.

o Một nhóm sẽ phụ trách riêng phần này

o Thời gian hoàn thành: 15/04/2008

3. Liên hoan cuối năm

o Tìm 1 địa điểm tổ chức liên hoan cuối năm.

o Yêu cầu: thoáng mát, món ngon, giá mềm

o Khách mời: Thầy Cô ở Khoa và Thầy Cô thỉnh giảng

o Cần kịch bản cụ thể xuyên suốt chương trình (cần có nhóm viết kịch bản, nhóm dẫn chương trình hay người dẫn chương trình sẽ tùy theo quyết định của nhóm.)

o Dự kiến diễn ra vào đầu tháng 6, trước khi tụi mình thi tốt nghiệp.

Sau
3 nội dung này là kế hoạch đi chơi xa cùng nhau. Ngoài lần đi thủy điện thực tập môn Viết tin đến nay, lớp mình vẫn chưa tổ chức được lần đi chơi xa nào đông đủ được. Các bạn cho ý kiến dzụ này nha!

Các bạn đăng kí theo khả năng của mình. Một người có thể chọn nhiều nhóm tham gia, nếu bạn có nhiều ý tưởng “cống hiến”, hì hì. Tích cực tận dụng các phương án tốt nhất để tiết kiệm chi phí thực hiện. Mỗi nhóm sẽ có người đại diện thường xuyên báo cáo.

Sẽ có nhóm riêng giữ vị trí thu-chi. Nhóm gồm 6 bạn thuộc 6 tổ (Chắc nhóm này là nhóm “có trọng lượng” nhất wa’, khà khà).

Học kì này mình chỉ học 5 môn, thời gian khá ít để làm việc cùng nhau trên lớp nên các bạn tranh thủ để hoàn thành sớm nhất mọi việc nhé. Mọi người cùng phát ý tưởng, biên tập thì sẽ sớm hoàn chỉnh mà hen.

Các bạn nhanh chóng loan truyền và dùng mọi hình thức: kêu gọi, rủ rê, cưỡng chế, năn nỉ… khà khà khà. Nói vui thía thui chứ cả nhà mình, ai cũng muốn tham gia hết mình trong học kì cuối này, học kì tưng bừng của BCK2004!

Bạn thích và có khả năng nhất ở những công việc nào? Đăng kí mau mau nhé!!!

BCK2004

Hẻm nhỏ, xóm nhỏ...



Những ngày vật vờ. 3 ngày đêm rồi, máy cũng vật vờ theo. Chưa shutdown lần nào. May mà cũng kịp có một cuối tuần bình yên.
Lâu lắm rồi mới có dịp thấy lại được cái nắng chiều dần tắt trong những cơn gió lạnh mênh mang. Với đám mây trắng bạc về phương Bắc và ánh hồng lên lúc cuối ngày.
Lâu rồi mới lại có dịp nhìn toàn cảnh khu xóm nhỏ, để kịp nhận ra con bé hàng xóm học cùng với em mình, chiều nào cũng dắt đứa con hơn 1 tuổi lon ton đi dạo. Trông mẹ con mà chẳng khác gì chị em.
Để kịp nhận ra ngôi nhà nhỏ phía trước nhà mình đã đổi chủ (mãi giờ mới biết). Một cặp vợ Việt - chồng Tây với một đứa con xinh không chịu đc, nhưng lúc nào cửa nhà cũng khóa im ỉm. Sống tách biệt với cuộc sống ở cái xóm nhiều chuyện này.
Để kịp nhận ra xóm mình đã thay đổi nhiều lắm. Sau một thời gian vắng tiếng con nít, bây giờ lại ríu ra ríu rít ầm trời, như cái thời mình chưa lớn...

Lâu rồi mới có đc một khoảnh khắc relax này, dù mỗi lần mở miệng ngạc nhiên "Ủa, vậy hả" là Bá lại trách: "Mày thì bỏ đi biệt xứ, có biết ai là ai đâu!". imgimg

Saturday, February 23, 2008

Mưa tháng Giêng (23/2/08)



Mưa. Mưa rồi. Phải chăng là mưa xuân hay cơn mưa đầu mùa đến sớm? Hay cái trái tính trái nết của đất trời cạn khô?? Mưa. Tháng Giêng. Trời chỉ mới ra Giêng. Bất chợt nhớ đến một bài hát...

Có những bài hát chỉ nghe qua một lần là có thể “cảm” được ngay, có lẽ là đồng tâm trạng! Với tôi, “Một đêm mưa tháng giêng” của nhạc sĩ Huy Tuấn là một bài hát như thế. Giọng hát của ca sĩ Hồng Nhung tự sự, da diết làm tôi cứ xao xuyến mãi về tình yêu đã qua. Dường như chỉ khi thật sự mất đi một điều gì người ta mới nhận ra được giá trị của nó. Chỉ nghe câu hát buồn một đêm mưa tháng giêng là bao hồi ức lại ùa về, cũng như tôi đang ngồi nghe câu hát buồn của “Một đêm mưa tháng giêng”….

Toàn bài hát không có một tiếng khóc nào, vậy mà tôi lại có cảm giác từng giọt nước mắt đang lăn dài trên gò má mình theo từng âm điệu trong trẻo của lời ca. Câu hát buồn, mưa và đêm đều gợi lên bao cảm xúc, suy nghĩ huống gì cả ba thứ gộp lại. Một đêm mưa tháng giêng, cái khoảnh khắc để nhìn nhận lại những tháng ngày đã qua. Trong màn mưa giăng, giữa cái hơi nước lành lạnh, có một điều gì đó nhói lên trong lòng. Tại sao khi đã xa nhau rồi, mới hiểu được rằng mình thương anh xiết bao? Từng ca từ sao mà da diết, mà thương thương, thương cho chính mình với nỗi nuối tiếc đang giày vò! Dù biết rằng mình đã để mất anh, dù biết rằng tất cả đã là quá khứ nhưng sao vẫn không thể ngăn được mình gọi thầm tên anh. Tiếng gọi bật lên từ sâu thẳm đáy lòng để rồi tan biến vào tiếng mưa rơi - nhẹ nhưng tha thiết, không biết anh có nghe được?

Chẳng rõ khi yêu nhau người ta có mơ nhiều bằng khi xa nhau không mà mình cứ mơ thấy trở về những ngày đẹp đẽ để được gần anh, được ngồi bên anh như ngày xưa! Bên anh, thấy tiếng mưa thật êm như mùa Xuân đang hát trong đêm bình yên từng giọt nước mát lành. Đêm bình yên hay ở bên anh, mới thấy lòng bình yên? Yêu nhau, bao cô gái cũng chỉ ao ước có vậy, thế mà mình lại để điều thiêng liêng ấy vụt mất. Mất rồi mới tiếc nuối nhưng cũng có quay lại được đâu… Mưa Xuân vẫn cứ rơi êm đềm và sâu lắng như dòng đời. Biết mong muốn của mình là ảo tưởng, biết chờ đợi là vô vọng, là níu kéo một điều đã quá xa xôi. Bất giác chợt nhận ra quanh mình chỉ có màn đêm vắng lặng, tiếng mưa rơi ảo nảo hòa trong một khúc hát thật buồn. Trước cái lạnh dù là se sẽ thôi cũng đủ làm buốt lòng mình, tại mùa xuân hay tại anh đã đi xa thật xa?

Nghe “Một đêm mưa tháng giêng” về đêm mới cảm nhận hết cái chất tự sự, thiết tha, sâu lắng của nó. Để vụt mất tình yêu thì mưa xuân cũng thành cơn mưa tiếc nuối. Người xưa nói nào sai “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”! Xa nhau em mới hiểu rằng thương anh xiết bao - lời hát cứ dai dẳng vắt từng giọt nước mắt trong suốt. Khóc vì tiếc nuối nhưng tiếc nuối không phải để tuyệt vọng mà để biết quý trọng hơn những gì mình đã và đang có. Bởi thời gian và tình cảm là hai thứ không bao giờ quay ngược trở lại. Tháng Giêng, Xuân chỉ mới bắt đầu!

Friday, February 22, 2008

Ta muốn ăn cả đất, ta muốn ăn cả trời (22/8/08)

Người ta vẫn bảo đàn ông khi buồn uống rất nhiều. Phụ nữ khi buồn ăn rất nhiều. Mình thì ko rõ tại sao những ngày này mình lại ăn và uống nhiều đến vậy. Muốn nuốt trôi tất cả mọi thứ có trong tủ. Thèm rất nhiều thứ… nhưng dường như ăn trong vô thức.

Trời hôm nay thật lạ, trưa mà còn se se. Lất phát vài hạt mưa bụi. Mưa, lại sắp qua một mùa mưa nữa rồi. Mùa mưa cuối cùng của thời sinh viên “chính thống”. Nhớ quá cái mùa mưa cuối cấp 2, cấp 3, nhìn mưa giăng trắng xóa ngoài cửa sổ. Rồi mùa mưa chia tay RTC2 với thấp thoáng hình bóng của một người…

Chiều nay, học Truyền thông Marketing. Cô trẻ đến độ ko thể trẻ hơn, mới sinh năm 83 thôi. Vậy mà cũng chỉ mới đứng thứ 2 trong hàng các giảng viên trẻ, xếp sau “cô” Dung hơn mình đến... 1 tuổi. Cô cho chơi trò “nêu 5 đặc điểm của bạn trong đó có 4 điều nói thật và 1 điều nói dối” để xem trong nhóm, ai là ng` nói dối khéo nhất. Kết quả nhóm mình ko có khiếu Marketing vì nói ra câu nào là ng` ta phát hiện ra nói dối liền. Câu nói dối của mình là “Dậy rất sớm”. Vậy là đi học lại cũng đc 1 tuần rồi!

Thursday, February 21, 2008

Và khi tàn tro... (21/2/2008)

Như chiếc lá chao nghiêng
Đôi khi ko hiểu mình đang làm gì. Mơ mơ hồ hồ
Muốn níu lại. Muốn đi...
Như lời thầy nói thì ở nhà một ngày là muốn bệnh
Nhiều việc để làm, phải làm, mà lạ quá, chẳng biết bắt đầu từ đâu.
Chẳng thể nào ép mình tập trung nổi.

Và khi tàn tro. Và khi tàn tro.

Hi vọng ko cần phải bỏ vào miệng một đống thuốc an thần kèm theo thuốc chống nôn, cửa phòng khóa trái lại và trong phòng ko còn tí nước nào mình mới biết mình cần phải làm gì...


ĐÔI KHI

Đôi khi thấy mình quá ngông
Cần một bàn tay dịu lại
Nhưng đất và trời xa mãi
Nên mây lơ lửng trên đầu

Đôi khi thèm một lần đau
Một lần, rồi không đau nữa
Nhưng gió cứ lùa khe cửa
Trống huơ, trống hoác căn phòng

Đôi khi thèm là đàn ông
Rồi xem thường tình hết thảy
Nhưng rồi sau cái cười khẩy
Đau hơn phụ nữ thất tình.

Thursday, February 14, 2008

Viết cho những người đàn ông yêu tôi



Em ko hiểu tại sao anh lại có cảm tình với em. Những người em chưa từng gọi là Anh bao giờ. Những người chưa cùng em đi qua những thăng trầm, vui buồn, hờn giận.

Em ko nhớ anh có cảm tình với em từ lúc nào. Những tháng ngày đi qua. Sự thân thuộc dần xóa nhòa những cảm xúc chộn rộn ban đầu. Tình cảm trong anh ko đủ lớn để cảm hóa em. Kiểu cách của anh, những nickname mỹ miều anh đặt riêng cho em ko làm em yêu thích. Và em biết mình chỉ có thể là bạn. Điều duy nhất em có thể làm đc cho anh đó là làm bạn của anh mãi mãi, như mong muốn đem tên em theo suốt cuộc đời mà anh từng bộc bạch.

Em ko ngờ anh lại có cảm tình với em chóng vánh mà sâu đậm đến vậy. Ngày anh kể cho em nghe về một cô gái mà anh trót yêu 2 năm qua, em còn làm quân sư, mạnh miệng bảo anh phải bày tỏ lòng mình cho cô gái ấy biết, đừng ngại chuyện mình thua kém người ta… Để rồi từng chút, từng chút một, em chợt nhận ra mình trong câu chuyện ấy. Ngỡ ngàng. Em đâu giỏi như cô gái mà anh hằng kể?! Chỉ những người có tình cảm đặc biệt mới nhớ được thời khắc mình quen biết người ta. Còn em thì lạ lẫm với con số 2 năm từ lần đầu gặp mặt, tính đến thời điểm đó. Những câu đùa giỡn của anh ko làm em vui. Những quan tâm của anh ko làm em thoải mái. Lời tỏ bày của anh có thể làm bất cứ cô gái nào hạnh phúc, vậy mà em chỉ biết lặng im, ko trả lời.

Em ko biết anh là gì giữa “thêm một người bạn là bớt một kẻ thù”. Nghề anh chọn vẫn luôn là sự quý mến, cảm phục trong em. Vậy mà tình cảm chóng vánh làm em nghi hoặc. Sự quan tâm thái quá làm em khó chịu. Những xa gần bóng gió. Những tình cảm làm đôi khi em cảm thấy mệt mỏi, khủng hoảng. Em muốn níu giữ sợi dây tình bạn, để chứng minh điều cổ nhân nói là sai: “Đôi khi tình bạn kết thúc nơi tình yêu nhưng hiếm khi tình yêu kết thúc nơi tình bạn”. Nhưng hình như em đã thất bại. Dù vậy em vẫn muốn thực hiện những gì đã từng hứa với anh, vẫn muốn cảm ơn tình cảm của anh. Tình cảm ko bao giờ có lỗi…

***

Và anh, người em yêu

Em sẽ gọi anh là “Anh” ko phải vì xã giao công việc, ko phải vì so kè tuổi tác. Chỉ vì em biết anh là Anh. Em ko cần anh giàu có (vì giàu có dễ bị… ám sát lắm). Em ko cần anh đẹp trai (đẹp trai ko phải của mình, lại tốn tiền mua… mỹ phẩm). Em ko cần anh tài giỏi (giỏi quá dễ bị ghen ghét). Em cũng ko cần anh phải thành đạt, nổi tiếng (người của công chúng, công việc lấy đâu ra thời gian cho em?).

Em chỉ cần anh là Anh. Đủ bình dân để có những lúc ngẫu hứng lê la vỉa hè. Đủ sành điệu để ko ngố trước những nơi sang trọng. Đủ nhạy cảm để nhận ra những thất thường của em. Đủ quan tâm những lúc em cần chia sẻ. Đủ lãnh đạm những lúc em muốn một ko gian riêng. Đủ biết để cùng em bàn luận. Đủ hiểu để cảm thông cho những phút giây em lãng đãng. Đủ gợi chuyện để em có thể tâm sự. Đủ im lặng để em biết mình đang đc lắng nghe.

Em chỉ cần anh là Anh. Một người có thể đầy kỳ quái, nhiều thiếu sót với người ta nhưng là chốn tin cậy, bình yên với em. Những lời nói nhỏ nhặt cũng làm em vui, những quan tâm vụn vặt cũng làm em ấm áp. Những nickname chẳng mấy hay ho vẫn làm em yêu thích. Là người đầu tiên em muốn báo tin vui. Là cái thùng rác mỗi khi em có chuyện bức xúc, buồn phiền. Là điểm tựa để em có thể gục đầu vào ngủ ko cần nghĩ ngợi gì. Em chỉ cần anh là Anh. Người đủ làm cho em tin tình yêu vẫn còn hiện diện. Khi yêu thì anh đã là Anh của tất cả những gì mà em mong ước. Vậy có nhiều quá ko anh?!


HÌNH TAM GIÁC MUÔN ĐỜI

- Tove Ditolepven -


Trên con đường tôi đi
Có hai người đã tới :
Một người rất yêu tôi
Còn tôi yêu người khác

Người sống trong khao khát
Trong những giấc tôi mơ
Người kia đứng sững sờ
Trước cửa lòng khép chặt

Người cho tôi hạnh phúc
Luôn như gió vội bay
Người dâng tôi cả đời
Không được gì đền đáp .

Người bắt máu tôi hát
Tình phóng khoáng trắng trong
Người như cuộc đời thường
Bóp mộng lòng tôi nát .

Hai người đó trên đường
Phụ nữ nào cũng gặp
Trăm năm chỉ một lần
Họ được trùng làm một ...


>> Chú thích ảnh: hoa hồng mình đc tặng vào 14.2 bởi một anh... bán hoa ko hề quen biết. Chẳng là sau khi chụp hình phố phường để cho Apple coi, lon ton chuẩn bị về (trong bộ dạng tếu chưa từng có) thì thấy 1 anh bán bông đang ngồi sầu đời trên đường Pasteur, thảm chưa từng thấy. Anh bán cùng ở đ
âu mới đi lại, thấy mình và Bá đang nhăn răng cười thì mời mua (có ai đời 14.2 lại mời 2 cô gái mua hoa hở trời!), mình bảo "Tặng thì lấy chứ ko mua". Vậy mà anh ấy tặng cho Bá và mình 2 bông thiệt (dễ thương chưa). Chỉ kịp cám ơn, hổng biết gì về anh ấy hết. Vậy là 14.2 mình với Bá cũng có hoa. Tếu chưa từng thấy. Hehehe...img

Happy Valentine's day!



AI CŨNG CÓ MỐI TÌNH ĐẦU

Mối tình đầu trong anh
Em không xoa dịu nổi
Tháng năm nào có lỗi
Dệt nỗi nhớ bằng đau

Vòng xoay nào đưa nhau
Về đồng tâm một chỗ
Người ta không thể dỗ
Tình đầu em ngủ yên

Em là tình đầu tiên
Trái tim nào đến muộn?
Như em từng vỡ vụn
Trước tình đầu trong anh…

-> Nhớ
bài thơ này trong lần phát thanh ở Xuyên Mộc, nó đã trám chỗ cho khoảng thời gian trong lúc chuẩn bị bài cảm nghĩ. Một tối đầy sao và nhiều cảm xúc...

Một Valentine nữa lại đến và đi.
Chúc cho ai đó được hạnh phúc bên nửa yêu thương, chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy một bờ vai chia sẻ, chúc cho ai đó sẽ tìm lại được nhau sau những tháng ngày xa cách...
Chúc cho ngày lễ Valentine tràn đầy hạnh phúc, ko chỉ là nụ cười mà đôi khi những giọt nước mắt cũng là niềm hạnh phúc...
Không có Tình yêu nào vĩnh cửu, chỉ có những giây phút vĩnh cửu của Tình yêu. Chúc cho những ai đã yêu, đang yêu và sắp sửa yêu sẽ mãi mãi được hạnh phúc !!!

Sunday, February 10, 2008

Tạm biệt Xuyên Mộc



Blog yêu. Blog yêu. Blog yêu...

Cuối cùng sau 7 ngày nắng gió, ta cũng về rồi đây!
Câu đầu tiên mẹ bảo là "Ko ốm lắm so với trước, nhưng có điều hơi... đen. Chắc là chạy nắng nhiều".
Mừng vì mình đã trở về an toàn.

Nếu mẹ biết "tình nguyện" của tụi mình ko chỉ góp công mà còn góp của.
Nếu mẹ biết nơi mình đến là trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm nhưng thực chất là trại cai nghiện giai đoạn 2, nơi có 100% các học viên nam ít nhất 3 năm chưa được tiếp xúc với phụ nữ.
Nếu mẹ biết nơi mình đến có tỉ lệ người "có H" (nhiễm HIV) là 50-70%
Nếu mẹ biết những ngày nơi đây nắng bỏng người nhưng ko đc đội mũ, đem áo khoác, còn đêm thì lạnh căm căm
Nếu mẹ biết nơi mình đến là một trung tâm khép kín, ngoại có thể nhập nhưng nội ko thể xuất với chưa nhiều nhưng ko phải ít những khó khăn, thiếu thốn...
Chắc chắn mẹ đã ko cho đi, quyết ngăn cản đến cùng.

Nhưng mình đã đi và đến.
Nơi có những con người lõi đời, lọc lừa, từng lầm lỡ, từng vào tù ra tội.
Nơi có những con người bặm trợn, quá khích, bất cần đời.
Nơi có những con người có thể làm bất cứ điều gì chỉ để giải tỏa những bức bối, buồn tẻ, ngột ngạt trong cuộc sống...
Nhưng tụi mình đã đi và đến. Mục đích duy nhất chỉ là để những con người ấy có đc một cái Tết lành mạnh, vui vẻ. 7 ngày ko dài nhưng đủ để biến những e dè ban đầu thành một sự quen thuộc gần gũi. Đủ để sẻ chia, đồng cảm. những cái nắm tay ko còn né tránh, sợ sệt.
Đủ để cùng ca hát, đàn vui. Đủ để có những cái biệt danh ngộ ngĩnh, thân thương. Đủ để 2/3 học viên kéo đến hội trường thường xuyên khi nhác thấy bóng chiếc áo màu xanh lá hay nghe tiếng kẻng mỗi sáng trưa trong nội trại. Đủ để có những câu bực dọc chửi rủa: "... đến làm gì để người ta lưu luyến rồi đi hả?".

Trong môi trường luôn luôn phải cảnh giác cao độ ấy, nhận ra ko phải ai cũng xấu, ko phải ai cũng tốt. Thấy vui vui khi nghe đc những câu nói yêu thương về gia đình, những câu hỏi thành thật: "Bộ mấy em ko sợ hay sao?", những lời tiếc "Giá thời gian quay trở lại"... Hay những tình cảm trong sáng: "Tôi chỉ là mây mù còn em là vầng ánh sáng..."img

Có những sự cố, có những buồn chán, có những lo lắng nhưng trên hết là ăm ắp kỷ niệm. Mới đến đã từng trông ngày về bao nhiêu, vậy mà đến lúc về lại bảo nhau thấy lòng cứ lâng châng lạ, chẳng biết nên buồn hay nên vui. 7 ngày để gắn bó, đủ gắn kết nhau thành những cách xưng hô "má, con, bà, cố, cháu chắt, vợ chồng..." và tất nhiên ko thể thiếu những tình cảm thật sự bắt đầu thành hình.
Tạm biệt Xuyên Mộc, tạm biệt Xuân tình nguyện 2008.

***
Nhiều điều muốn viết nhưng phải ngủ thôi. Hơn 800 tấm hình (dù chưa tập hợp đầy đủ từ tất cả các máy) đang chờ sắp xếp, giải quyết. Sẽ kể chuyện sau vậy.

Saturday, February 2, 2008

Tạm biệt (2/2/2008)

Từ ngày bé đã rất cảm bài này. Nghe đc 1 lần ở đâu đó rồi thuộc luôn. Ko hiểu sao bây giờ lại ko tìm ra đc một bản nào của nó. Chẳng hiểu lý do. Gần đây mới tìm lại đc 1 bản lời, nhớ là của NS. Trần Hữu Bích nhưng người ta lại viết thành Trần Hữu Biên (chưa kiểm chứng đc).

Nghe dịu lại một nỗi man mác, của thời gian, tình yêu và nỗi nhớ...

TẠM BIỆT BỐN MÙA
Trần Hữu Biên (hoặc Trần Hữu Bích)

Tạm biệt nhé vàng Thu rơi trước ngõ
Xin giữ giùm chút nắng nhạt mênh mông

Mai em đi về phương trời lạnh giá
Ôm ấp hoài nghìn mảnh vụn thời gian.

Tạm biệt nhé Đông nồng hương lúa mới
Làm loài chim di trú đi hoang

Cho ta xin một chút hồng tản mạn
Trôi bồng bềnh về mái ấm mẹ yêu.

Tạm biệt nhé Xuân hồng reo bếp lửa
Nồi bánh chưng rạo rực phút giao thừa

Em thơ ngây khoác áo thơm, vải mới
Trong tận cùng ký ức chợt nhớ anh.

Tạm biệt nhé Hạ bồn chồn thuyền giấy
Ta nhớ thương về cái tuổi mười hai -

Những cánh diều của một thời trẻ dại
Hạnh phúc trong tim thấp thoáng phượng hồng rơi

Tạm biệt nhé bốn mùa tràn kỷ niệm
Mai em về giọt nhớ đọng trên môi.

***

Đã chuẩn bị xong xuôi cả. Có những nhiệm vụ ở nhà đành bỏ dở.

Đi, nghĩa là ko thể đi thăm bố cùng cả nhà. Ko còn đi chợ hoa dạo tết, cũng ko có những buổi chợ đêm xem người ta canh dưa hấu những ngày cận kề tết.

Đi, nghĩa là bỏ cái thói quen thả bong bóng với lời cầu ước lên trời, mỗi dịp Giao thừa. Bỏ cái khoảnh khắc thắp nhang vội để cả nhà lên ngắm 15’ pháo hoa. Cả tiếng còi tàu hụ quen thuộc đến nao nao.

Đi, nghĩa là bỏ dịp rinh về nhà những chiếc bóng bay sau đêm Giao thừa, chen nhau đi chùa trong cái lạnh lúc 1 giờ sáng, nước mắt chảy ròng để đem về những nhành lộc xinh xinh. Là cành hoa ngắt vội, là nén hương to uỳnh trên bàn thờ.

Đi, là bỏ lại sáng mùng 1 Tết, mấy chị em nhận lì xì của nhau theo kiểu “giựt cô hồn”, cả dự định về những món quà của Bá năm nay.

Loay hoay rồi chẳng kịp post xong QHK như dự định. Ko chộp lại đc những khoảnh khắc Tết SG cho Apple như dự định, cả những chợ hoa chưa ngày nào ghé qua. Những người bạn chưa kịp chào một tiếng.

Đi… là bỏ lại nhiều thứ, đem theo nhiều thứ, cũng hi vọng cũng có những thứ để đem về. 7 ngày…

Chúc mọi người một cái tết vui vẻ, hạnh phúc, ấm áp (vì cái sự có nhiều người ở Bắc đang sắp chết cóng. Bìm Bịp nhắn tin toàn bảo “Cứu tôi với!”) và nhiều may mắn, tài lộc.

Quy hương ký - Phần 6B



NHỮNG NGÀY NẮNG GIÓ

Sáng mùng 1, bình minh lúc 8h. Người quê quen dậy sớm nhưng chắc bà biết ý, để hai chị em ngủ bảnh mắt mới thôi. Cô đã chuẩn bị xong bữa sáng nhưng với khẩu vị ko thay đổi thì tất nhiên ăn uống vẫn chẳng khác gì hôm qua.

Phụ bà sửa soạn mặc áo dài, đóng khăn mới thấy người bà ốm tong ốm teo. Có lẽ người già đều thế cả vì chú và cô cũng chăm nhiều lắm chứ! Thức ăn, thuốc bổ đều đặn gửi ra… Ko rõ bà sang nhà nào đấy trong làng chúc tết mà giao hẳn nhà lại cho hai cô cháu mới lơ ngơ về. Tôi với Bá lo loay hoay dọn rửa. Cái gọi là dọn của “bác” Thao cũng chỉ là gôm lại 1 đống cho gọn hơn chứ lôi ra cũng vẫn dơ như thường. Tôi với Bá chỉ biết lắc đầu. Người làng qua lại thấy hai chị em thi nhau giặt đồ (ko có Quân nữa, phải tự thân vận động thôi) thì lấy làm ngạc nhiên lắm. Làm như người TP thì ko phải đụng tay đụng chân đến giặt giũ ko bằng. May mà nước đã làm thành hệ thống, có vòi vặn chứ không phải kéo từng gàu nước giếng hay kích từng kích một lên như ngày mấy mẹ con về.

Hai chị em thay phiên nhau, để một người ở lại tiếp tục dọn dẹp, trông nhà. Một người chạy sang nhà ngoại. Giao kèo 30 phút. Tôi đi trước. Vừa nhác thấy bóng tôi là Quân với mấy đứa em họ đã tới tấp kể tội hôm qua. Quân phủ đầu: “Hai chị về đây để ngủ đấy à?”, rồi thi nhau kể chuyện gọi tôi với Bá khản cổ thế nào, đi chơi Giao thừa vui lắm ra sao… Lạ một điều, dù không cố tình, cùng là làng quê nhưng khẩu vị bên ngoại lại hợp với tôi và Bá. Ko biết có phải vì Quân biết khẩu vị nên góp ý thêm ko nữa. Lúc nào dì cũng dành sẵn phần cho hai chị em. Ăn uống qua loa, đúng 30’, tôi chạy về vì sợ Bá trông. Trong 30’ ấy cũng kịp có 2 đoàn người đến thắp hương, chúc tết bên nội. Bá bảo chẳng biết ai với ai, cứ ngẩn tò te ra. Mà người làng cũng lạ, thừa biết tụi mình đi từ tấm bé, lần đầu gặp mặt, vậy mà cứ bắt bẻ nhau “mày có biết tao là ai ko?”.

Bá đi, đến lượt tôi “home alone”. Tiếp tục sự nghiệp dọn rửa mà Bá đang để dở. Chưa kịp dọn xong trà bánh của đợt khách trước, đã lại thấy có người ghé sang. Chỉ một người “lỡ cỡ”, chắc đâu chừng hơn tôi 5-6 tuổi gì đấy. Vẫn câu hỏi xưa như trái đất “mày có biết tao là ai ko?”. Trông mặt quen, quen lắm. Sực nhớ ra, ngờ ngợ, nét mặt của anh Anh “A, anh có phải anh Dũng ko?”. Thay vì vui mừng, ít ra tôi cũng nhận ra đc thì hồi đáp lại tôi cũng là một câu bắt bẻ: “Mày phải gọi tao bằng chú đấy!”. Rõ ràng là anh ruột của anh Anh, theo bên ngoại thì tôi gọi là anh, theo bên nội thì phải gọi bằng chú. Lấy thước đo khoảng cách mấy đời của hai bên nội ngoại đến đời anh ấy đều bằng nhau, gọi bên nào mà chẳng thế. Sao thiên hạ cứ thích mình đc… già thế ko biết!

Bá ko giữ đúng hẹn 30’ mà kéo đến cả tiếng mới trở lại. Báo hại tôi một mình loay hoay với những tốp khách khứa “biết ai chết liền!”. Hỏi mối quan hệ thì kể ra từ thời ông cố ông sơ, giọng đầy kẻ cả. Ngồi nghe nói chuyện như vịt nghe sấm, thỉnh thoảng lọc ra đc trong đó một vài cái tên mà mình quen. Về, báo cáo lại với bà, cũng ko nhớ hết tên để mà kể…

Để tránh cái tiếng về quê làm khách, thấy một mớ khoai tây trong xó nhà, tôi kiếm vài thứ làm khoai tây chiên. Khoai tây ở ruộng, mới dỡ lên vài ngày trước đó, tuy ko to như khoai tây trong này nhưng rõ là có vị của làng quê. Cũng vào bếp, nhóm củi như ai. Hỏi mượn Trung những thứ rổ rá, muối, dầu. Trung đảm đang có tiếng, lan cả vào trong Nam. Nó cũng mồ côi cha, đâu như từ lần tôi về thăm quê dạo bé. Từng nghe chuyện một tay nó giặt giũ, săn sóc nhà cửa, đồng ruộng, cơm nước cho mẹ và em, chẳng từ bất cứ chuyện gì. Nhưng tính nó trầm, lầm lầm lì lì, ai hỏi thì nói đc một vài câu rồi thôi chứ ko tán chuyện thêm như thằng em Tá hơm. Nghe cô bảo nó cũng lớp 12 rồi, dự định học xong sẽ lại gửi vào cho chú…

Món khoai tây chiên của tôi ngon ngoài dự định. Cứ sợ ko quen bếp rơm, trở tay ko kịp sẽ cháy đen thui cơ nhưng giờ bếp rơm, bếp củi cũng có đồ… vặn nhỏ lửa rồi. Thấy hai chị em ăn ngon lành, cô bảo ngoài ruộng còn nhiều lắm, để dỡ về cho mà ăn…

Xin phép ra ruộng chơi. Cô bảo để cô dẫn đi nhưng tất nhiên là từ chối. Ko dám đi theo lối nhà bà ngoại, vì sợ lại mang tiếng suốt ngày cứ lẩn ra ngoại chơi, mặc dù thực tế là như vậy. Đi con đường ngược lại, theo hướng nhà cũ của dì. Nhớ mang máng trong ký ức có bụi tre đầu ngõ, có cây cau cao vút ở sân sau nhưng loanh quanh thế nào chả rõ lại men ra phía ruộng. Quành ngược lại nhà chú dì. Vướng một cái chuồng gà chắn ngay đường đi mới quái. Ko làm sao đc, hai chị em đành quyết định đi đường đồng, leo lên những bờ ruộng để đi. Mới bước đc vài bước lên bờ ruộng rộng độ chừng một gang tay thì đã nghe văng vẳng tiếng la từ trong nhà: “Tề, ruộng mới đắp bờ, khéo lại xỉa xuống hỏng hết mạ chừ!”, vừa nói xong thì tôi… xỉa ruộng thật. Bờ mới đắp nên mềm èo. Lết nguyên một cái chân lấm lem đầy bùn sình về nhà dì. Quyết thấy cứ chọc mãi “Ớ chờ tề, đi mô lại xỉa ruộng kia?”.

Quyết độ chừng 13 tuổi mà choắt đi đến 3 tuổi, chắc để bù lại cái miệng rộng hoạt động ko lúc nào ngừng nghỉ. Nó sinh đúng dịp tôi về quê đợt bé. Thừa hưởng tất cả sự tếu, lém và láu của bố nó. Suốt ngày trêu ngươi tôi đến phát tức lên được. Nó ko sợ ai ngoài bố nó. Cà rỡn với cả chú bác lẫn ông bà. Ở nhà ngoại thoải mái, thích ngắm nhả vườn xinh xinh trồng đủ loại rau thơm, gia vị. Thích những bụi chuối trĩu buồng. Cây mận ngay ao, leo lên thấy đàn vịt nhẩn nha trắng cả khoảng ao phía dưới. Có chiếc xuồng be bé để đi vớt bèo. Tôi háo hức đòi nhảy lên, cứ tưởng dễ vậy mà Quân lên trước, cầm tay dìu từng xíu một tôi vẫn cứ la oai oái lên vì xuồng chòng chành. Chỉ cần sơ suất xíu thôi là uống nước với vịt như chơi.

Chiều chiều, mấy chị em lại tha thẩn ra ngoài đồng, cách đó vài bước chân. Đây là ruộng bắp, cây thì trổ cờ, cây thì trái già làm giống. Đây là ruộng rau xà lách nhà mình. Cây nào cây nấy xanh non nhưng cắt vào ăn lại đăng đắng vì quá lứa thu hoạch. Đây là ruộng khoai tây, nhổ lên chắc khối củ. Ruộng nhà mình từ bên này qua bên này, tát nước, cấy ra sao. Kia là ruộng bắp cải, su hào mà tôi thích chí cứ ôm mãi cái bắp to đùng ko rời, cho đến khi Quân bảo “Chị biết trong đó là cái gì ko”…

Ngồi lên gò đất mà Quyết cứ hù là gò mả, trông bao quát toàn cảnh đồng đầy gió. Quân bảo ở đây nhiều cua, ốc, hứa sẽ bắt đãi tôi với Bá một bữa trước khi về. Xa xa là gò mả thật, nơi mẹ Nghiêm nằm. Nơi kia là khu chợ phiên, kia là đình… Ngồi mãi đến khi có tiếng đứa nào đấy gọi về ăn cơm. Lũ chó cũng ve vẩy đuôi về, chả rõ chạy theo tụi tôi từ lúc nào ko biết. Nhưng chưa kịp ngồi nóng chỗ, ăn chưa xong bát cơm thì đã thấy cô sang gọi về: “Đấy, tôi biết ngay thể nào hai chị cũng ở đây. Viền, đi lên Cẩm với bà tề!”.

Quy hương ký - Phần 6A (2/2/ 2008)

VỀ QUÊ

Chuyến xe về quê không yên bình như tôi vẫn nghĩ. Hành khách trên xe đông đúc, chen lấn nhau. Những bao tải chè chất đầy lối đi, muốn vào ghế ngồi phải đi trên những bao chè nghe lạo xạo tiếng chè bị đạp vụn. Ba chị em ngồi ở ghế cuối cùng của xe, nơi dằn xóc nhất. Bên cạnh là một anh bộ đội, không rõ lắm binh chủng. Tài xế phóng xe chạy như bay, không cần biết đường sá thế nào, hành khách ra sao. Cứ mỗi bận qua một chỗ gấp đường là cả 4 hành khách ghế cuối cứ lơ lửng không chạm ghế, mà những chỗ gấp đường thế này có phải thi thoảng gì cho cam. Có tiếng la oe óe than phiền, có tiếng chửi rủa nhưng hình như não trái của tài xế không nhận diện được thứ ngôn ngữ ấy. Xe vẫn chạy băng băng. 2/3 thời gian ngồi trên xe là lơ lửng. Anh bộ đội nãy giờ lẩm bẩm đã rủa thành lời to: “Bác tài chạy cứ như tù trốn trại không bằng”, “Bác tài chạy thế này thì giết người mất”… Không khí xe ngột ngạt, vài vị khách “đáng kính” còn đốt thuốc phì phèo. Lần đầu, tôi yêu cầu tắt thuốc, những vị khách ấy cũng nể nang, dụi điếu thuốc dù mắt trông chừng vẫn còn luyến tiếc lắm. Độ chừng một tiếng sau thì cơn thèm không thể kiềm chế được, họ phớt lờ những yêu cầu của tôi và cơn say vật vờ của Bá.Mùi xe, mùi người, mùi khói thuốc làm Bá say thật, lả người ra. Nhưng Bá không dựa vào người tôi mà nghiêng về phía… anh bộ đội. Cái chứng say của Bá cũng thật buồn cười, nghiêng về phía tôi thì nhức đầu, buồn nôn còn hướng ngược lại thì ngủ yên. Đành xin phép anh bộ đội cho dựa ké, anh ấy vui vẻ bảo “Cứ tự nhiên”. Sáng ngày Giao thừa, con đường quốc lộ băng qua những đồng ruộng bình yên, tĩnh lặng. Chỉ những lúc đi ngang qua các thị xã, thành phố mới thấy vẻ đông đúc, nhộn nhịp ngày Tết. Mở cửa sổ để hít lấy hít để cái không khí mát dịu, thinh thích. Sau 4 tiếng cực hình trên xe, anh bộ đội chào tạm biệt để xuống thị xã Tam Điệp. Tôi, Bá và Quân còn chịu trân thêm 2 tiếng nữa mới xuống bến xe Thanh Hóa. Thở phào. Đc hít khí trời, Bá cũng khỏe hơn ra. Bến xe gần ga, đi taxi chừng nửa tiếng nữa là về đến làng. Ở đây là có thổ địa rồi nên ko lo nữa. Quân chỉ đường đi ngắn, lại kiêm luôn hướng dẫn viên. Nó chỉ cho tôi và Bá bằng cái giọng đầy hào hứng, đây là thị trấn rừng thông, nơi có khu rừng thông nó và bạn bè vẫn leo lên chơi, ở đỉnh có cả đền Hùng nhưng chẳng khi nào lên đến đỉnh đc. Kia là trường cấp 2 Đông Ninh của nó. Nọ là trường cấp 3 Nguyễn Mộng Tuân. Còn đây nữa, nhà vườn hoa hồng người ta đang tranh thủ cắt ra chợ bán, đây là chợ huyện… Những cái địa danh lạ hoắc lạ huơ với tôi và Bá. Chỉ xuýt xoa mỗi khu người ta trồng hoa hồng, Quân bảo cứ về nhà rồi Tết nó sẽ dẫn lên đây chơi, mua hoa, rẻ lắm!Xe từ đường cái lớn, rẽ vào con đường làng bé tẹo, rải đá dăm, hai bên là ruộng mà thoạt nhìn tôi ko nghĩ xe có thể chui lọt. Qua những cái ngoặt còn bé hơn nữa, những chỗ tưởng chỉ vừa đủ 2 người đi, làng dần hiện ra, ko phải bao quát mà là từng mái nhà, con người. Đầy lạ lẫm. Theo lời chỉ dẫn của Quân, xe dừng lại trước một căn nhà, khoảnh sân khá rộng rãi. Hầu như nhà nào ở đây cũng xây theo lối này. Xuống xe, mắt vẫn còn hoa hoa. Người trong nhà ko kịp ngó 3 đứa, từ trong sân nói vọng ra văng vẳng mà tôi đoán chừng cả làng cũng nghe rõ mồn một: “Ai đỗ xe trước nhà tôi đấy?”. Hình như là… bà nội. Vẫn ko khác gì lắm trong trí nhớ của tôi. Vóc người be bé nhưng tinh lắm. Bà nhận ra ngay Quân: “Ái chà, chú Quân” rồi mới ngờ ngợ ra hai đứa cháu. Một mối quan hệ lằng nhằng. Xét về đường họ, bà gọi bố của Quân bằng… chú. Nếu bố nó ko lấy dì của tôi thì tôi cũng phải gọi nó là chú như thường. Quân xách đồ về nhà, tức bên ngoại của tôi. Tôi hỏi nó đường ra, nó chỉ tay về phía trước: “Dễ lắm, hai chị cứ đi thẳng đường này là đụng nhà mình”. Lề ở quê vẫn quen thói hướng nội nên về buộc phải rẽ sang bên nội trước rồi muốn đi đâu mới đi được. Sắp xếp sơ đồ đạc trong gian nhà, tôi với Bá xin phóng ngay ra nhà dì để biếu quà. Cái cảm giác nhẹ nhõm khi thoát khỏi mớ đồ đạc lỉnh kỉnh. Cái mùi của làng quê làm thư thái cả người, cái mùi ko lẫn vào đâu đc: mùi đường ko có khói bụi xe cộ, mùi ngai ngái của rơm, của bò lẫn đồng ruộng. Đúng theo tay Quân chỉ, tôi và Bá cứ đi mà hoang mang chẳng có chút ấn tượng gì trong ký ức. Bá cả chục năm chưa về quê lần nào, tôi về 1 lần hồi… lớp 2. Lúc ấy ông bà vẫn ở trong nhà cũ. Đang đi thì gặp người quen: Bà Huê. Bà vào Nam, ghé nhà tôi thường xuyên. Mối quan hệ từ thời ông nội đã mang theo sau cái chữ “họ” rồi. Chỉ biết tôi gọi con bà là chú, gọi bà là bà, năng đến nhà nên gần hơn một tý, vậy thôi. Bà ngạc nhiên: “Ớ, hai đứa đi mô?”, “Ra nhà bà ngoại ạ!”. “Ra đấy sao lại đi đường ni?”. Bà cười xòa rồi chỉ hai đứa theo đường ngược lại. Việc chỉ có vậy thôi mà hôm sau cả làng đều biết hai chị em đi sang nhà bà ngoại theo hướng đường cái. Cái thằng Quân rõ thật là, mình lạ nước lạ cái mà nó cứ làm như nó ko =. Hóa ra đi thẳng của nó là cái hẻm xi măng ngay sát cạnh nhà bà nội tôi. Đi ngang qua mấy nhà, ko có người thì thôi, bất chợt gặp ai đó (mà thề với trời đất, chưa từng biết đó là ai) đều vồn vã: “Ớ, hai đứa ni, ra nhà bà à, về khi nào”. “Dạ, tụi cháu mới về”. “Lát nhớ ghé vô nhởn nhá!”. Toe toét cười, dạ dạ vâng vâng mà trong lòng đầy thắc mắc: “Ai thế nhỉ?”. Chỉ cố nhớ đặc điểm nhà có giàn hoa giấy trước cổng, vườn có hành hẹ mọc hoa lên rất đẹp để hỏi dì với Quân. Sau mới biết đó là nhà bác Đằng, thỉnh thoảng vẫn nghe mẹ nhắc từ cái thời rau cháo. Nhà dì đây rồi. Bụi tre ngay đầu cổng. Ao vịt sát bên. Bên kia là đồng ruộng bát ngát. Từ hướng đồng nhìn lại, có lẽ chỉ mỗi nhà dì ở giữa đồng thế này. Tôi nhảy lên tưng tưng để hít cái ko khí thoáng đãng, cái khung cảnh hiếm hoi chỉ bắt gặp từ cả chục năm trước. Ngồi trong gian nhà, vắt chân trên gối là một người đàn ông trung niên. Bá reo lên “Chú A” thì đc đáp lại “Ớ, chú A trong tê”. Tôi chưa quen lắm với kiểu cách này, hơi khựng lại nhưng Bá đỡ lời ngay: “Trời ơi, chú cứ làm như cháu ko biết đấy mà hù!”. Rõ là chú A, gương mặt của Khét ko lẫn vào đâu đc. Có lẽ Quân giống bên ngoại nhiều hơn. Chú hay tếu táo lắm, cái chức khá to trong họ (là ông của cả nửa làng) khiến chú đùa, lừa, châm chọc cả làng vô tư. Ai nhẹ dạ cả tin, “mắc lỡm” thì dù có tức anh ách cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt, ko hé răng đc gì. Dì với mấy đứa em ở trong chạy ra. Dì, tụi tôi gặp vài lần thì ko nói, còn lại đều là những đứa gương mặt thoáng chút lạ lẫm. Tất nhiên, hai người muốn gặp nhất vẫn là ông bà. Bà ngồi trong gian buồng nhỏ, rờ rẫm đầu tóc, tay chân hai đứa cháu lâu ngày ko gặp. Bà móm mém, tóc lơ thơ vài sợi bạc (vì quả thực trên đầu cũng chỉ còn những sợi ấy thôi) nhưng vẫn còn đẹp lắm. Nước da trắng mà mẹ đc thừa hưởng, gương mặt tròn mà Bá tự nhận là hao hao giống. Ông ngồi ở giường đối diện, chân vẫn nhịp nhịp như những ngày còn trong Nam. Miệng cười cười, mặt rạng rỡ. Có điều ông trông già và ốm đi nhiều. Lại để râu dài, vì ngoài này ko râu dài ko ra… lão. Tôi vẫn nhớ cái nốt ruồi thọ ở bên dưới tai phải của ông mà ngày trước tôi vẫn hay xoa xoa, những cái răng mà tôi vẫn lay cho ông mỗi khi nó sắp rụng. Trông vậy mà ông còn dẻo dai lắm, dì khoe Tết nào cũng đánh trống cho làng. Ông nghe nói, lôi ngay ra bộ phục trang đánh trống truyền thống mặc cho tôi và Bá xem đầy hào hứng. Chú A đặt vấn đề phân chia ngay: “Hai đứa ko thể ở cả bên đó đc, phải chia ra mỗi đứa một nhà chứ!” nhưng tôi và Bá nhất định ko chịu tách nhau, vì có phân chia cũng chẳng giải quyết đc gì, đứa nào cũng giành... ở bên này. Có lẽ bà nội cũng biết điều đó vì có thấy bà nói lẫy “Bên đó lắm thanh niên cùng tuổi, nhởn vui hơn bên ni”… Chú A vẫn nhất định chỉ cho tối nay thôi còn từ mai phải chia ra, tối đứa này ngủ ở đây một hôm, đứa kia ngủ ở kia một hôm rồi đảo lại. Sợ bà ko chịu, lại sợ ngủ một mình, buồn, chứ ý chú A có lẽ cũng hợp tình hợp lý. Bên nào cũng ko bỏ đc, bên tình-bên nghĩa. Nhớ năm mẹ về, cả mấy tuần liền đều túc trực bên nhà nội, đến hôm đi cũng chẳng ngủ đc với bà ngoại đêm nào vậy mà chẳng hiểu sao vào đây vẫn bị mang cái tiếng... bỏ bê bà. Như H thì ko nói làm gì, đến giờ bà vẫn còn nhắc nó bằng cái biệt danh “ông khách ở trọ” vì hầu như nó chỉ tạt qua chứ chẳng ngủ ở bên nội ngày nào.Chỉ kịp đi tham quan một vòng nhà. Vườn cây, trang trại vịt, đàn chó gườm gườm nhìn người lạ, con bò vô tư lự đang lấy mõm rứt rứt vài sợi ở gốc rơm ngay góc cổng, nhà bếp chất đầy rơm, khói um lên cay xè mắt… Thích cái mùi khói này. Cái mùi khói quê hương mà nhiều người ở TP thỉnh thoảng vẫn lãng đãng khi vô tình bắt gặp đc ở đâu đó. Về lại nhà nội, hẹn Quân và mấy đứa em tối nay nhớ ra rủ đi chơi Giao thừa, xem ko khí tết ở quê thế nào. Dì cũng bảo “Ừ, viền đấy đi, có chi mấy đứa em nó sang gọi, ko bà V lại bới bây chừ đấy!”. Nhà nội cũng bắt đầu khách khứa ra vô. Cô ở nhà dưới lên nói chuyện, những đứa em Trung, Tá hơm mà tôi vẫn nghe trong những câu chuyện của mẹ, của chị khi kể chuyện ở quê. Giấu biệt chuyện ra Hà Nội, ghé Thái Nguyên (vì ko muốn cả tết này ăn mắng), nhưng qua lộ trình ko khớp mà tôi với Bá vẫn bảo là… tàu trễ, bà có phần ướm dò: “Sao chừ mới viền tới, hay bay lại ghé nhà Bác bay ở Hà Nội rồi mới ra đấy? Để bà trông trông…”. Đi sắp xếp bánh trái cúng phụ bà. Cái ghế cao nhỏng bà leo thoăn thoắt lên làm tôi sợ phát khiếp. Cái điệu đi "nhanh hơn chạy" của bà, danh bất hư truyền đến giờ tôi mới đc tận mắt thấy. Sang nhà thờ họ cách đó mấy gian cúng vái tiếp. Nghe bà khấn ầm trời, giới thiệu 2 đứa cháu từ cái tông chi dài ngoẵng nào đấy về thăm quê. Ngồi ăn bữa cơm đầu tiên, có bánh chưng mà bác Thao (ở đây vẫn hay gọi thay con mình “chú, bác” cho oai chứ ông ấy chỉ hơn tôi 1 tuổi, lại anh họ nữa, cả làng đều là họ hàng) sang phụ bà gói, có miến, thịt ngan mà cô tôi “đặc biệt làm” đãi hai đứa cháu xa quê, có đồ xào cây nhà lá vườn, cả rượu Champagne mà chú tôi trong Nam gửi vào… Nhưng tôi chỉ ăn đc 1 miếng bánh chưng với đồ xào. Bá cắm cẳn từng cọng su hào nhai vì ko hợp khẩu vị. Ai bảo sao ăn ít thế, giữ eo (dù làm gì có eo mà giữ) rồi con gái thành phố ăn kiểng… cũng đành chịu. Hai chị em cứ đưa mắt nhìn nhau, đến tôi còn thấy Bá “ăn kiểng” huống gì người khác. Mấy người làng sang ngồi chơi, kể chuyện nhưng chỉ nói chuyện với bà là nhiều, hai đứa cháu đã chung vô mùng nằm đắp chăn. Thỉnh thoảng tôi và Bá nghe được những câu kể lể về sự chuẩn bị của bà, nào là nghe bay viền, sợ uống ko quen nước, bà phải kêu o mi (cô mày) chạy lên Thiều mua suối khoáng, nước ngọt. Nào là bác Thao phải sang quét dọn với bà mấy hôm… Tôi và Bá lơ mơ ko nghe hết, chỉ kịp dặn bà “Tụi cháu nằm nghỉ một lát tối bà kêu dậy đón Giao thừa nhé”, đợi nghe tiếng bà ừ rõ to rồi thiêm thiếp đi. Nhưng tôi quên mất ở đây là quê, nhà bà dường như quạnh vắng nhất trong làng, chỉ 8h là tối om om. Ko có lệ thức đón Giao thừa như trong Nam, ngoại trừ đám thanh niên đi chơi khuya. Cái mệt của cả chặng hành trình cộng với cái khí lạnh se se làm tôi và Bá đặt lưng xuống là ngủ ngay. Mặc cái chăn nặng trịch đang đắp đầy mùi ẩm mốc và gián, chuột tùm lum. Báo hại Quân với mấy đứa em bên nhà ngoại, tối hôm ấy khản cả giọng vì giả tiếng... cú với tắc kè để kêu hai chị dậy đi chơi. Năm đầu tiên và có lẽ cũng là duy nhất hai chị em ngủ thẳng cẳng trong đêm Giao thừa…

Hạnh phúc

* Hạnh phúc = Trao đổi + chia sẻ + kết nối yêu thương = My name. Nếu hạnh phúc đơn giản chỉ là những nụ cười, tôi muốn níu mãi những nụ cười bất tận, cùng bạn bè, gia đình và những người tôi yêu thương!
* Cuộc đời chỉ có một, mong muốn tình yêu cũng có 1 nhưng lại có duyên với... số 2 ^^.