Blast

Có một cầu vồng vô tình bắc ngang qua. Hai ta muốn qua nhưng vô tình lần lữa. Lỡ một lần rồi thêm một lần nữa...


Wednesday, July 12, 2006

Do^c gia bi... "bo doi"! (11/7/2006)



Độc giả bị… “bỏ đói”!

Một skiện đáng chú tâm of báo chí, vậy mà sao chỉ có VNN đưa tin thế nhỉ? Hay là tại chỉ có mỗi độc giả Đà Nẵng??

Sáng 11/7, lần đầu tiên người Đà Nẵng không có cả báo giấy lẫn báo điện tử để đọc. Mọi chuyện bỗng trở nên nhốn nháo, lạc nhịp...

Người đọc báo giấy, báo điện tử kêu trời!

Khoảng 22g30 đêm qua 10/7, điện lưới ở Đà Nẵng bất ngờ bị tụt áp, xuống thấp đến mức quạt máy trong nhà không chạy nổi. Đang ở cao điểm mùa hè với nhiệt độ dao động từ 30 - 370C nên sự cố tụt điện áp này quả là màn "tra tấn" khiến không ít người mất ngủ vì thời tiết quá nóng bức. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa thấm vào đâu nếu so với cơn "khủng hoảng" của các tờ báo giấy được in và phát hành từ Đà Nẵng trong sáng nay 11/7!

Dân ghiền báo ở TP biển này đều rất ngạc nhiên khi thấy trên đường phố hầu như vắng bóng những người bán báo dạo. Từ các quán bún, quán phở đến các quán cafe sáng đều gần như không thấy những em bé, những người phụ nữ cầm xấp báo đi bán dạo như trước. Nhiều người chạy vội tới sạp báo để tìm mua những tờ báo mình ưa thích thì đều nhận được cái lắc đầu thất vọng: "Không có báo! Báo chưa ra!".

Lúc 8g30 sáng 11/7, trên một sạp báo lớn ở gần ngã ba Phan Đình Phùng - Lê Lợi, chúng tôi nhận thấy tất cả các tờ báo có tổ chức in và phát hành trực tiếp từ Đà Nẵng, từ Nhân dân, Quân đội nhân dân, Đà Nẵng... đến những tờ báo gắn khá chặt với thị trường như Tuổi trẻ, Người lao động, Thanh niên, Người lao động, SGGP Thể thao... đều vắng mặt. Chỉ vài tờ in từ Hà Nội hoặc TP.HCM như Công an nhân dân, Sài gòn Giải phóng... có xuất hiện nhờ gửi máy bay. Nhưng bấy nhiêu rõ ràng là không đủ để đáp ứng nhu cầu của một TP vốn có thói quen đọc báo buổi sáng như một món ăn tinh thần không thể thiếu!

Chị Vân, chủ sạp báo này sốt ruột: " Từ sáng đến giờ tôi đã phải trả lời không biết bao nhiêu người về việc chưa có báo. Chưa bao giờ tôi gặp phải tình huống như thế này. Đến nỗi, tôi phải viết tấm bảng thông báo đặt trước sạp báo mà khách hàng vẫn cứ vào hỏi, rồi lại trách móc vì sao giờ này mà chưa có báo!".

Anh Nam Phong, Trưởng Chi nhánh Báo Thể thao VN tại Đà Nẵng cho biết, sự cố tụt điện áp vào đêm qua đã khiến hai cơ sở in báo chính là ở Đà Nẵng là Nhà in báo Nhân dân và Công ty Xổ số kiến thiết & Dịch vụ in Đà Nẵng không hoạt động được. Mãi đến 8 - 9g sáng nay, họ mới có thể khởi động máy. Dự kiến phải 10 - 11g mới có báo ra thị trường!

Trong bối cảnh đó, người đọc ở Đà Nẵng và nhiều tỉnh miền Trung càng trông chờ vào lượng thông tin từ các báo điện tử VietNamNet, Vnexpress... hoặc trang web của các tờ báo giấy như Thanh niên Oline, Tuổi trẻ Online... Thế nhưng điều oái ăm là cũng trong sáng 11/7, khách hàng ở đây hoàn toàn không thể truy cập Internet để vào đọc báo điện tử, mặc dù đường truyền ADSL vẫn kết nối bình thường. Mãi cho đến hơn 14g cùng ngày, việc truy cập Internet ở Đà Nẵng mới trở lại bình thường!

Giới phát hành méo mặt!

Báo ra muộn như vậy có ảnh hưởng gì đến việc phát hành không? "Ảnh hưởng lắm chứ - Nam Phong nói - Chắc chắn phải giảm số lượng, thậm chí... không in có lẽ đỡ lỗ hơn, nhưng không in không được vì phải giữ thị trường. Dù sao thì các tờ báo lâu nay "sống" bằng thị trường có thể điều chỉnh số lượng, chứ các tờ báo chủ yếu phát hành qua bưu điện sẽ gặp chuyện nhiêu khê lắm đây. Số lượng thì không ngại nhưng lại ngại phản ứng của bạn đọc và cả bên phát hành của bưu điện vì ảnh hưởng công việc của họ!".

Giữa lúc đó, không khí ở các nhà in báo cực kỳ "nóng". Nhân viên phát hành của các văn phòng đại diện báo, các chủ đầu mối... đứng ngồi thấp thỏm. Vẻ mặt ai nấy đều tỏ ra mệt mỏi, căng thẳng. Báo Thanh niên, Tuổi trẻ đưa cả xe chở báo đỗ ngay trước cổng nhà in nhưng cũng chỉ để "thị uy" chứ có báo đâu mà nhận. Anh Huấn, nhân viên phát hành của Chi nhánh báo Thể thao VN tại Đà Nẵng cho hay: "Tụi em thức suốt đêm để chờ báo ra, nhưng càng chờ càng không thấy. Mà chẳng ai dám bỏ về ngủ, sợ báo ra mà mình không nhận kịp, đưa đi phát hành trễ hơn báo khác thì chết. Nên thức trắng đêm luôn!".

Hơn 9g, có tiếng ai đó hô lên: "Báo ra!". Thế là cả mấy chục người lao vào cổng nhà in, tranh nhau từng lô báo còn chưa kịp ráo mực. Tiếng la hét, giành giật vang lên inh ỏi. Ai cũng muốn đưa được báo đi phát hành sớm hơn, dù chỉ chốc lát thì cũng có thể tranh được chỗ ở những
sạp báo đang rất khát báo. Nhiều người vừa tranh được vài chục tờ báo đã chạy vội ra ngoài ngồi đếm, phân loại. Rồi... nhiều tiếng "Ồ!" vang lên đầy thất vọng. Có Tuổi trẻ, có Thanh niên rồi nhưng chỉ mới... phần ruột, còn phải chờ phần vỏ nữa. Báo vẫn chưa thể ra thị trường!

Anh Tài, một trong những đầu mối tư nhân phát hành báo lớn nhất ở Đà Nẵng, khuôn mặt... dài thượt: "Tui phải cắt giảm ít nhất 50% số lượng đã đăng ký. Báo ra trễ quá, làm sao phát hành được. Báo ngày mà rơi vào cảnh này thì bó tay, chưa kịp bán hết báo hôm nay thì báo ngày mai đã ra rồi. Giữ nguyên số lượng đã đăng ký thì mình ôm báo ế sao nổi. Rồi phải ký xác nhận với họ để giải quyết hậu quả nữa!".

Anh Tài cũng cho hay, việc in và phát hành báo tại Đà Nẵng gặp sự cố thì ảnh hưởng không chỉ gói gọn ở đây mà còn mở rộng ra nhiều địa phương khác, nhất là từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Bởi Đà Nẵng là đầu mối in và phát hành cho hầu hết các tờ báo ở TP.HCM, Hà Nội tại khu vực này. Nếu tới trưa Đà Nẵng mới có báo thì chiều cùng ngày ở Huế, Quảng Nam mới có, rồi cuối giờ chiều mới đến lượt các tỉnh xa hơn. Và vậy là tới sáng mai, ở nhiều nơi mới có thể bắt đầu... bán báo của ngày hôm nay!

Điều này được anh Minh Tự, Trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ tại Đà Nẵng xác nhận: "Hậu quả của sự việc này rất nặng nề và nhìn thấy rõ. Tôi chưa nói đến các ngành hàng khác, mà riêng về báo của chúng tôi thôi, hôm nay có đến mấy chục ngàn bản báo không biết phải tiêu thụ như thế nào. Đến hơn 9g chúng tôi mới in xong lô báo đầu tiên và ưu tiên đưa đi các tỉnh xa. Ra tới Huế, vào tới Quảng Ngãi là đã hết buổi sáng rồi. Còn ở Đà Nẵng thì tới gần 10g rồi mới có những bản báo đầu tiên được in ra!".

Trao đổi với chúng tôi, anh Dung Anh, phụ trách Phòng Kế hoạch - Kinh doanh của Công ty Xổ số & Dịch vụ in Đà Nẵng cho hay:"Sự cố này gây ảnh hưởng đủ thứ. Trước mắt, chúng tôi phải cắt giảm số lượng in khoảng 20 - 25%. Rồi còn phải tiếp tục giải quyết bao nhiêu hậu quả kéo theo nữa. Sáng nay, Ban giám đốc công ty cũng đã đến làm việc với Điện lực Đà Nẵng về tình hình này!".

Ngành điện nói gì?

Trao đổi với chúng tôi về sự cố tụt áp điện lưới này. Ông Nguyễn Minh Ngọc, Phó phòng Vận hành Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Trung khẳng định đây hoàn toàn không phải là "sự cố bất thường" mà là cắt điện theo lịch, đã có thông báo từ trước trên truyền hình và báo chí theo quy định của Luật Điện lực.

Theo ông Ngọc, thực hiện dự án lắp mới máy biến áp AT1 (450MVA) và mở rộng thanh cái 220KV tại trạm 500KV Đà Nẵng, Công ty Truyền tải điện 2 phải tiến hành cắt điện hệ thống đường dây 500KV. Do vậy, từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình bị mất điện trên diện rộng. Công ty Điện lực 3 và Điện lực các tỉnh đã thông báo đến toàn bộ khách hàng trong khu vực để có kế hoạch tổ chức sản xuất và sinh hoạt phù hợp. Đồng thời ngành điện huy động toàn bộ hệ thống điện dự phòng, các nhà máy thủy điện nhỏ, máy phát diezel để bổ sung một phần điện lưới cung cấp cho khách hàng.

Yêu cầu cắt điện này đã được Công ty Truyền tải điện 2 và Trung tâm Điều độ điện miền Trung đặt ra với các Điện lực trong khu vực từ khá lâu, nhưng do phải phục vụ nhiều sự kiện lớn như Đại hội Đảng, World Cup, thi đại học... nên đến thời điểm này mới có thể thực hiện. Thời gian cắt điện diễn ra trong 3 đêm (10, 11 và 12/7), từ 22g30 - 7h30 hôm sau. Lịch cắt điện này đã được Trung tâm Điều độ điện quốc gia phê duyệt. Việc này cũng không thể để trễ hơn vì ngay sau đây sẽ tiếp tục diễn ra các kỳ thi trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, lễ hội văn hoá du lịch Bà Nà... đều cần phải ưu tiến cấp điện.

Ông Nguyễn Minh Ngọc cho biết: "Chúng tôi đã lựa chọn phương án cung cấp điện cho khu vực Bắc miền Trung. Do phải thay đổi thiết kế vận hành cơ bản nên chất lượng điện áp ở các khu vực không bảo đảm, một số khu vực phải cắt tải".

Do vậy, Điện lực Đà Nẵng phải bố trí lịch cắt điện nhiều khu vực. Điều đó cũng có nghĩa tại Đà Nẵng và nhiều tỉnh miền Trung, tình trạng "khủng hoảng" do báo giấy in trễ sẽ còn tiếp diễn ít nhất trong 2 ngày nữa. Báo ra chậm không chỉ khiến những người làm báo nhốn nháo, lo lắng. Các sạp báo, những người bán báo dạo cũng ảnh hưởng không nhỏ vì mất thu nhập. Và đặc biệt, người dân thiếu thông tin, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi người!

http://www.vietnamnet.com.vn/xahoi/doisong/2006/07/590217/

Nếu ko fải là giữa đêm về sáng chắc mình nhảy… tưng tưng vì thích quá! Trước giờ, cứ tính là từ lúc mình bắt đầu ttập đi (vì sử dụng máy tính thường xuyên) cũng hơn 1 năm rồi mình khó chịu vì mấy con virus trong máy! Rõ ràng thấy virus sờ sờ nào My love, My heart… cười nhăn răng, vậy mà ctrình BKAV 2002 lúc nào cũng báo ko có virus! Copy thử ctrình BKAV 2006 về chơi thôi
chứ cũng ko hi vọng chạy đc. Hôm nay thử mới thấy nó chạy, tốt là đằng khác. Diệt virus “ầm ầm” nghe “lụp bụp” thích quá chừng luôn! 143 file bị nhiễm virus, hic. Con virus gì mà Valla, lúc đầu nhìn qua, cứ tưởng nó có “họ hàng” gì đấy với… thuốc duỗi tóc Wella cơ đấy! Hèn gì mà Word, game gì bị lỗi hết trơn. Có hôm đang làm đứng máy fải Restart lại mấy lần, tức ko chịu đc! Giờ thì hết chọc tức mình đc rồi nhé, thích quá đi khoe với hết N` này đến N` kia!

No comments:

Post a Comment

Hạnh phúc

* Hạnh phúc = Trao đổi + chia sẻ + kết nối yêu thương = My name. Nếu hạnh phúc đơn giản chỉ là những nụ cười, tôi muốn níu mãi những nụ cười bất tận, cùng bạn bè, gia đình và những người tôi yêu thương!
* Cuộc đời chỉ có một, mong muốn tình yêu cũng có 1 nhưng lại có duyên với... số 2 ^^.