Blast

Có một cầu vồng vô tình bắc ngang qua. Hai ta muốn qua nhưng vô tình lần lữa. Lỡ một lần rồi thêm một lần nữa...


Wednesday, January 31, 2007

Bắc và Nam

BẮC VÀ NAM

Tôi, nó và Thái Bình lập thành một bộ ba từ hồi cấp hai. Nó là "người đến sau" bởi tôi và Thái Bình chơi với nhau từ bé, nhà lại ở gần nhau, ấy vậy mà tính cách của tôi và nó lại có những điểm hợp nhau hơn là tôi với Thái Bình. Nó mất ba, Thái Bình mất má, còn tôi có tâp hợp "những phần còn lại" của gia đình hai đứa. Nó nhút nhát nhưng chăm và học giỏi nên trở thành tổ trưởng tổ tôi và kiêm luôn cán sự Văn của lớp. Chơi với nhau cả năm trời, tôi và Thái Bình mới ngớ ra một lẽ: Thái Bình là quê hương của nó, một sự trùng hợp lạ kỳ!

Hóa ra nó là người gốc Bắc, mặc dù nhìn nó chẳng có vẻ gì là như vậy. Khuôn mặt bầu bĩnh, tóc ngắn trên vai, đôi mắt trong thiện cảm và điều quan trọng nhất là nó nói rặt giọng miền Nam, chỉ trừ cách gọi "bố, mẹ" trước giờ là không thay đổi. Nó bảo theo gia đình vào Nam từ bé, thành ra thế. Có lẽ cũng vì nó không có vẻ gì là người Bắc nên tôi và Thái Bình mới có thể chơi với nó lâu như vậy, bởi lẽ tôi và Thái Bình vốn... không ưa gì người Bắc.

Trong con mắt của chúng tôi, người Bắc là những người có khuôn mặt xương xương, khắc khổ, giọng nói trọ trẹ, khó tính và keo kiệt quá đỗi. Cứ xem mấy người ở khu chợ gần nhà tôi thì biết, người bán thì khó chịu, đanh đá cứ như muốn đuổi khách đi, kẻ mua thì kì kèo từng vài đồng bạc! Người Bắc lại còn "gia trưởng" với những phép tắc kỳ quặc. Chẳng hạn như ông Tùng ở nhà bên, không cho nhỏ Trang cắt tóc, dù thời tiết nóng trời thần còn tóc nhỏ thì dài thoòng, xơ xác chẳng khác gì rạ mùa sạ lúa. Ăn cơm thì phải chào mời nhau như người xa lạ. Người Bắc lại hay khách sáo và giả tạo, như nhỏ Cần, bụng thì ghét thằng Huy thừa sống thiếu chết nhưng trước mặt lại cười nói rôm rả cứ như là bạn bè thân nhau lắm...

Nó và nhà nó thì không như vậy. Cái "chất Bắc" trong nó chỉ còn thể hiện ở cái vẻ nghiêm khắc mẫu mực đến khó chịu như một "bà cụ non". Ai đời ăn vụng hay nói chuyện đôi chút trong giờ học, chuyện thường tình của lũ đứng sau quỷ ma tụi tôi, nó cũng ghi tên trừ điểm cho được. Ngay cả tôi và Thái Bình, nó cũng chẳng nương tay chút nào! Với việc chửi thề - nói tục, điều nó "kị" nhất thì nó lại càng thẳng tay "đàn áp" (như lời thằng Hải đôi lúc vẫn than với tôi). Giờ sinh hoạt chủ nhiệm, bao giờ tổ tôi cũng chiếm nhiều thời gian nhất bởi bản báo cáo dày đặc những sai phạm của hầu hết thành viên trong tổ do nó liệt kê. Đã vậy, nó lại còn kiểm tra bài vở gắt gao làm đứa nào cũng phải e dè.

Còn nhớ có lần cô định chuyển Nam, "con sâu lười" của lớp sang tổ tôi để "tổ trưởng kèm cặp" như lời cô nói. Thế nhưng cô chưa dứt lời thì "con sâu lười" đã nhảy vào họng:

- Cô ơi, cô chuyển em đi đâu cũng được chứ đừng chuyển sang tổ đó, tổ trưởng khó lắm cô ơi...

Cả lớp cười rần. Nó cũng phì cười!

*

Khó tính là vậy nhưng nó lại rất mẫn cán trong vai trò cán sự Văn. Nó tận tình giảng giải hết bài văn này đến bài thơ kia, đôi lúc cũng biết "châm chước" bớt một vài trang trong hàng chục trang chép phạt cho mấy đứa bạn chưa thuộc bài kỹ! Hỏi sao mấy đứa đó không thầm biết ơn nó cho được khi cô toàn bắt chép phạt trong thời điểm bài vở ngập đầu! Dù biết nó hiền lành, không bị ai chơi khăm hay ganh ghét gì, tôi và Thái Bình đôi lúc vẫn góp ý:

- Mày khó vừa thôi, khó quá mau già, tụi nó lại đâm ghét!

- Vậy mà khó cái gì, tui nhắc đến hai, ba lần mới ghi tên. Với lại tui có ghi tên oan cho ai bao giờ đâu!

- Đúng là vẫn có cái "chất Bắc" trong người - Thái Bình châm chọc.

- Nè, đừng quên tên của bạn này cũng có "chất Bắc" đó nha!

- Hổng dám đâu, vô tình trùng hợp thôi chứ bộ. Dù sao thì tui cũng hổng ưa gì người Bắc. Câu kết luận quen thuộc của tôi và Thái Bình!

đâu phải chỉ có tôi với Thái Bình là "hổng ưa người Bắc", cả nhỏ
Hằng ngồi cạnh nó hồi cấp ba cũng vậy chứ
đâu. Cái vẻ của nó cứ đánh lừa hết người này đến người khác và nhỏ Hằng cũng không phải là ngoại lệ, thế nên nhỏ cứ vô tư "chửi rủa" mấy thằng người Bắc mới vào lớp:

- Trời ơi, nhìn mấy đứa đó khó ưa gì đâu. Sao mà tui ghét cay ghét đắng người Bắc vậy hông biết. Tụi nó cứ trân tráo, ích kỉ, "dzô dziên" đến là khó chịu...

- Tui cũng là người Bắc nè - Nó quay sang Hằng tỉnh rụi làm con nhỏ nín thinh, gượng gạo.

- Ủa... ủa... vậy đó hả. Xin lỗi nha, là tui nói mấy đứa con trai kia kìa!

- Hổng có gì, ở đâu cũng có từng người thôi, Hằng đừng có vơ đũa cả nắm như vậy!

Nó và Hằng vẫn ngồi cạnh nhau, chỉ có điều mỗi lần muốn rủa mấy đứa con trai kia, Hằng lại "mào đầu":

- Tui hông có nói bạn này đâu nha!

***

Nó nhút nhát, đến độ tôi và Thái Bình phải hồ nghi không biết nhút nhát có phải là một trong những bản tính của người Bắc? Nhưng mà mấy đứa người Bắc tôi biết, đứa nào cũng tợn hết trơn nên nhút nhát chắc là thuộc tính của "người trung gian" như nó. Thế là tôi và Thái Bình cứ phải kéo nó đi chỗ này chỗ kia để nó mất dần cái "chất dở dở ương ương" không đáng có ấy đi, hôm giao lưu với Đoàn trường N. là một dịp.

Ba đứa đang long nhong đi kiếm hội trường thì một thằng con trai ở đâu đâm sầm vào nó từ phía sau. Nó chỉ nhíu mày, khó chịu còn kẻ "xấu số" kia bị tôi và Thái Bình dập cho một trận te tua (tất nhiên là bằng lời). Ấy vậy mà thành quen biết nhau dù cái giọng Bắc đặc sệt làm tôi và Thái Bình lắm lúc phải nhịn cười:

- Mấy cậu nàm tớ đuổn hẳn quan liệm viền con gái miền Lam

- Vậy bạn nghĩ con gái miền Lam thế lào? Thái Bình nhại giọng trong khi tôi cứ bụm miệng để khỏi bật cười thành tiếng.

- Thì đua đòi, ăn diện, trâng trố... lói chung nà không giống như mấy cậu.

Nó nãy giờ cạy miệng không nói, chỉ được dịp buông cái câu lý sự cố hữu của mình:

- Bạn này thay đổi được thì tốt, ở đâu mà chẳng có người thế này thế kia.

Tôi chẳng để ý gì đến điều đó, chỉ ghé tai nó rù rì:

- Cứ "cậu cậu, tớ tớ", Nam thì bảo là Lam khó nghe ghê!

- Dzô dziên hông, giọng mỗi vùng mỗi khác chớ!

Tuy "đài" của tôi và Thái Bình phát nhiều hơn nhưng Lâm, người bạn mới quen vẫn thích nói chuyện với nó hơn là với hai tụi tôi. Có lẽ tại Lâm biết được trong nó vẫn thấm đầy "chất Bắc" chứ không phải rặt gốc miền Nam như tôi và Thái Bình.

Tôi không ưa người Bắc vì... tôi là người Nam, thế nên người Bắc cũng chẳng thiện cảm lắm với người Nam, đó là điều dễ hiểu! Nói đâu xa xôi, ngay như với má nó, tư tưởng đó vẫn còn tồn tại, dù chỉ là một chút xíu và cũng không đến nỗi gay gắt lắm. Với má nó thì người Nam lười biếng, ăn chơi, quậy phá lắm, lại không có được "cái vẻ chân chất của người Bắc mình". Cứ mỗi lần có dịp bàn về người Nam, má nó lại lôi ra từ "bà Hồng nợ chồng nợ chất mà vẫn suốt ngày môi son má phấn, móng tay móng chân đỏ choét ngồi ăn hàng ngoài đầu hẻm"; cho đến vợ chồng chú Hùng ăn uống phè phỡn để mặc ông bố già xọm ngồi nhìn trân trân mà chẳng mời được một tiếng. Rồi từ ông Thịnh suốt ngày bài bạc, rượu chè, cá độ; thằng Tâm ăn chơi sáng đêm, rồ ga, lạng lách ngoài đường cho đến cô Sáu lớn tiếng la chồng mắng con, cạnh khóe với mẹ chồng... Cuối cùng má nó kết luận "Ở ngoài mình thử làm vậy xem có sống nổi với làng nước không thì biết!". Nó lại phải làm "công tác tuyên truyền":

- Mẹ ơi, ở đâu mà chẳng có người tốt, kẻ xấu hả mẹ. Chứ như chú Thành, chú Hiển bạn bố đó thì sao?

Nhắc đến chú Thành, chú Hiển, tôi biết chắc chắn nó thắng thế. Hai chú, một ở Cần Thơ, một ở An Gi
ang, chẳng hiểu duyên số thế nào mà lại gặp và thân với nhà nó còn hơn anh em ruột thịt. Bao giờ tôi cũng nghe nó nhắc
đến chú Thành, chú Hiển với một giọng vô cùng tôn kính và ngưỡng mộ, cứ như là hai người ấy đại diện cho tất cả người tốt ở miền Nam vậy!

- Ờ, thì tại mấy chú tiếp xúc nhiều với người Bắc nên có khác!

"Mẹ tui chỉ biết chống chế vậy", nó bình luận khi kể cho tôi và Thái Bình nghe.

*

Không biết có lựa chọn hay sắp đặt gì không mà anh rể, chị dâu nó cũng toàn là người Bắc. Nó vẫn cười cười nói với má nó:

- Con sẽ lấy chồng Nam cho mẹ xem!

- Con nhỏ này định phá vỡ truyền thống nhà mình đó mẹ! Chị nó châm chọc.

- Nhưng lỡ yêu rồi thì sao?

- Ờ... thì tình cảm của bay, ai cấm được.

***

Ra trường rồi mà nó vẫn mẫu mực với lối xưng hô "tui- bạn này". Tôi hay chỉnh nó:

- Trời, giờ này còn "tui-bạn này" gì nữa, cứ "mày-tao" cho thân mật.

- Kệ tui, quen rồi không bỏ được. Nó vẫn hay cố chấp vậy!

- Biết ngay, mày sẽ nói vậy mà!

- Biết rồi sao còn cứ chỉnh?

- Thôi, mệt mày quá! Mà mày biết chuyện Thái Bình đang quen một anh chàng làm chung với nó hông? Lại dân Bắc chính hiệu mới chết chớ!

- Aha! Sao giờ này mới nói. Nó la lên đầy sảng khoái, cứ như là nó quen được anh chàng đó chứ không phải là Thái Bình vậy. Rồi nó tiếp: đó, cho chừa cái tật, đúng là "ghét của nào trời trao của đó". Còn bạn này nữa, coi chừng đó!

- Xí, hổng dám đâu!

Dù "xí" nhưng câu cảnh báo của nó vẫn làm tôi chột dạ. Chỉ mới kể cho nó nghe sơ sơ chuyện cái ông người Bắc trong lớp tiếng Nhật thôi mà nó đã phán:

- Coi chừng ổng thích bạn này!

Kể hết dám nó nhảy cẫng lên "Aha, ổng yêu bạn này rồi!". Mà cái ông đó cũng lạ, suốt ngày quay xuống chọc tôi với nhỏ Hân cùng bàn. Nhớ hồi hôm, ổng hỏi tên, tôi nói xạo ổng chơi. Ai dè, giờ nghỉ ổng đi dò hỏi sao đó mà dzô lớp la tên tôi thiệt lớn làm cả lớp quay nhìn tôi như sinh vật lạ, quê gần chết! Đã cái giọng Bắc nói khó nghe huống gì la. Tôi với nhỏ Hân ngồi sau ổng là cứ cười miết! Bởi vậy khi nghe nó phán, miệng tôi đáp "Thôi, cho tao xin" nhưng trong lòng vẫn nôn nao không yên...

*

Thái Bình họp nhóm trong một chiều hè. Cái nóng ẩm của mưa nắng miền Nam bất chợt làm khí trời oi nồng. Thế nên chuyện Thái Bình vừa tuyên bố lại càng làm tôi và nó thêm ngột ngạt:

- Tụi tao chia tay rồi!

Sau một hồi ngạc nhiên, tôi và nó mới cất lên được hai chữ "sao vậy?". Con nhỏ hơi nghèn nghẹn:

- Ăn chơi dữ quá, lại hay... (Rồi đột nhiên tỉnh rụi) Mà thôi, nhiều nguyên nhân lắm, nói chung là hông hợp nữa thì bai!

- Đó thấy chưa, ai biểu quen người Bắc làm chi...

Tôi chợt bụm miệng lại trước cái liếc mắt của nó:

- Đừng quên tui cũng người Bắc đó nha!

- Ừ, mà chơi với mày riết rồi tụi tao cũng quên luôn điều đó, với lại mày khác!

Khi chỉ còn hai đứa, nó băn khoăn:

- Nhỏ Thái Bình này tình cảm cứ lung tung. Không chín chắn cũng không dứt khoát. Quen dễ dàng nên chia tay cũng dễ dàng quá. Là bạn bè hông lẽ mình cứ để mặc nó vậy sao?

Tôi khoát tay:

- Ôi thôi, nói đến chuyện yêu đương của nó làm gì cho mệt. Người yêu của nó hằng hà, tao chưa kịp biết mặt người trước thì nó đã kịp chia tay và quen người sau rồi. Tao cũng kêu là phải có điểm dừng chân mà ai biết con nhỏ có chịu nghe hông...

Rồi bỗng dưng hai đứa cùng trầm tư, chắc nó cũng đang miên man nghĩ như tôi, hơn chục năm quen biết rồi còn gì! Mãi một lúc sau, tôi mới buột miệng phá vỡ không gian tĩnh lặng đó bằng một câu không hề nghĩ trước:

- Mà nè, mày đừng quen... người Bắc nha!

- Sao vậy?

- ...Chẳng sao cả, chỉ dzậy thôi.

- Trời ơi, ai biết được đâu mà nói trước...

*

Cũng may là nó không nhận lời với tôi chuyện đó. Một ngày tự nhiên thấy rối rắm trong lòng, tôi lấy xe chạy lòng vòng rồi không hiểu sao lại dừng ngay nhà nó.

- Lâu rồi bạn này không xuống đây, toàn là tui lên đó không hà, dzô nhà chơi.

- Thôi, ngồi ngoài hiên chơi cũng được.

- Sao vậy, có tâm sự gì hả? Cứ như là nó nhìn thấu được những gì đang xáo trộn trong đầu, trong tim tôi. Sợ nó nhất điểm này!

- Tao cũng hông biết nữa... Nhưng nè, con trai người Bắc... gia trưởng lắm phải hông?

- Chứ lúc trước ai kêu ca với tui như vậy mà bây giờ lại hỏi? Tôi thấy trong mắt nó nụ cười tinh nghịch đến là ghét, người ta hỏi thiệt mà!

- Thì tao chỉ thấy vậy chứ có biết rành rẽ gì đâu?

- Nói chung thì gia đình người Bắc có quy củ, khuôn phép hơn rồi nhưng nhiều nhà cũng thoải mái, dễ thương lắm, như nhà tui nè!

Nói rồi nó phá lên cười. Hỏi là vì không còn ai để hỏi chứ tôi biết thiệt ra nó cũng có hiểu nhiều hơn tôi được bao nhiêu đâu!

- Mày dạo này cũng xạo dữ!

- Mà bạn này có chuyện gì hả?

Tôi sợ nếu ở lâu thêm lát nữa thì nó sẽ nhìn xuyên qua đầu mình mất, thế nên tôi vội đứng lên:

- Có gì đâu, thôi nói với má mày là tao dzìa.

Nói rồi tôi phóng xe đi, chỉ nghe văng vẳng tiếng "dzô dziên" của nó ở đằng sau. Hình ảnh gã người Bắc trong lớp tiếng Nhật lại hiện lên đầy ám ảnh. Lúc thì chọc tôi cười, lúc lại giải vây cho con xe của tôi giữa một rừng xe cộ, khi lại theo tôi qua những đoạn đường tối tăm, vắng vẻ cho đến đầu hẻm nhà tôi mới quay về... Tôi cũng không ngờ là gã cũng biết galant đến vậy! Nhưng mà dù sao đi nữa thì gã vẫn cứ là người Bắc, mà tôi thì làm sao có cảm tình với người Bắc được chứ?!

*

đến nhà tôi, theo sau là một tên con trai lạ hoắc. Tôi tròn mắt, cuối cùng nó cũng "trình diện" người có hình ảnh ngự trị trong trái tim nó nhiều hơn cả tôi và Thái Bình. Hai đứa tôi còn giật mình hơn trước cái giọng Bắc lơ lớ của người đó. Thấy cái liếc mắt của tôi, nó nhăn răng:

- Ôi dào, Bắc với Nam gì chẳng phải cũng đều là người Việt Nam đó hay sao. Điều quan trọng là tình cảm của mình thôi! Nói rồi nó nháy mắt đầy lém lỉnh.

Lần này chỉ riêng tôi thót tim. Cái chữ "ôi dào" của nó sao lại giống giọng gã người Bắc vẫn la lên mỗi lần đùa giỡn với tôi thế không biết. Còn nó nữa, nó có cái giọng điệu ấy từ bao giờ thế nhỉ?...

Một ngày Qn nhắn offline bảo đang đau đầu chuyện tình cảm, kêu mình online. Chat với Qn, thấy cô nàng có tình cảm với ng` ta rõ ràng nhưng lại c e dè "hn là ng` Bắc. Mà Qn ko ưa ng` Bc"... Cái chuyện Bc - Nam này cũng khó lưng lm Qn. Đâu có người tốt và người xấu hn hai vùng miền?

Monday, January 29, 2007

Tôi có nhóm máu B, còn bạn nhóm máu gì?! (29/1/07)

Những người nhóm máu B

Sơ lược:

Được gọi là nhóm máu "người du cư", xuất hiện ở giai đoạn sau trong quá trình tiến hoá, thích nghi hài hòa với đời sống du cư, chăn nuôi bò, cừu ở những vùng cao. Người thuộc nhóm máu B cần hoạt động thể chất, xen kẽ loại cường độ cao với các hình thức thư giãn. Họ có tính độc lập trong suy nghĩ, linh hoạt, tổ chức tốt, dễ cảm thông với mọi người nhưng dễ tự phát, tự cao.

Những người này coi trọng hoạt động thị giác, sáng tạo, sống giản dị và sắp xếp mọi việc theo ý mình. Nghề thích hợp: nấu ăn, thợ làm tóc, phóng viên (có vẻ hợp đây img), nhà lãnh đạo quân đội...

Ăn uống:

Người có nhóm máu B ăn nhiều bữa, chú trọng đến chất lượng hơn số lượng (hay áimg). Họ thích hợp với một chế độ ăn gồm thịt rừng, thịt thú nuôi theo đàn (như cừu), trứng, sản phẩm từ sữa ít chất béo. Ngoài ra, cần ăn thêm cá, đậu hạt, ngũ cốc, trái cây và rau.

Tuy không nhiều (chỉ chiếm khoảng 18%), người nhóm máu B có khả năng đề kháng cực cao, kể cả với các bệnh đường tiêu hoá. Cơ thể thuần hoá vô tư cả thịt, sữa bò và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, cũng như các món ăn giàu bột. Chỉ nên tránh cà chua (đúng ghê, mình ko thích cà chua, hì) và các sản phẩm có khả năng giải phóng đường vào máu với tốc độ nhanh.

Những thức ăn kỵ với người có nhóm máu B gồm bắp (món này mình thích mà!img), kiều mạch, đậu trắng, đậu phộng (lạc), mè (vừng) và lúa mì - vì chúng chứa các lectin làm trì trệ sự chuyển hóa, cản trở tiến trình sản xuất insulin, dẫn tới mệt mỏi, ứ dịch và hạ đường huyết. Thịt gà (hix, món này mà cũng kỵ à!), vốn có những lectin kết dính tấn công luồng máu tuần hoàn của nhóm B, có thể dẫn tới đột quỵ và những bệnh rối loạn miễn dịch. Những người thuộc nhóm máu B hay bị bệnh xơ cứng rải rác.

Tình cảm:

Với những nàng có nhóm máu B

Cô ấy không thích nghe lời khuyên. Nói chuyện ăn ý được với họ thì bạn coi như đã là thành công được một nửa rồi. Nàng máu B thường không quá câu nệ, rất có ý thức về cái tôi nên bạn có thể dốc hết tình cảm biểu lộ sự mến mộ, tin cậy với họ. Ngoài ra, tính khí người nhóm máu B khá tùy hứng và gàn bướng, hành động, phản ứng khó lường (cái này cũng đung đúngimg).

Bạn phải chú ý bởi cô nàng nhóm máu B có thể đồng thời “kết bạn” với mấy người (làm như có mình nhóm máu B mới vậy chắc! “Kết bạn” thì fải nhiều chứ sao!), do vậy cần hiểu rõ ý nghĩa chân thực của mối quan hệ, sau đó mới bày tỏ.

Nàng nhóm máu B rất thích không khí nói chuyện sinh động, hoạt bát. Do vậy, khi hẹn hò với họ, tốt nhất là bạn nên lấy lý do có chuyện cần trao đổi sẽ dễ tiếp cận hơn. Ngoài ra, những cô nàng này rất thích ăn mặc, trang điểm, xem phim hoặc cổ vũ thi đấu thể thao (ko fải mình). Tặng quà cho kiểu người này nhất thiết phải chọn đồ vật mà cả hai đều thấy có ý nghĩa (tất nhiên rồi!).

Nếu bạn giao lưu với cô nàng nhóm máu B thì nên thẳng thắn bộc lộ tình cảm trong lòng, không có bất cứ sự giấu diếm nào. Bất kể họ nói như thế nào, bạn đều phải cảm thấy hứng thú lắng nghe. Bởi một khi phát hiện người đối diện có biểu hiện thờ ơ, họ sẽ không cho bạn cơ hội gặp gỡ họ lần thứ hai đâu.

Công việc:

Thông minh và thu hút người khác, người thuộc nhóm máu B có vẻ bất cần dư luận, thích làm mọi sự theo ý mìnhimg. Tuy nhiên, một khi đã tìm được người đồng cảm, họ lại lệ thuộc vào người này đến độ khó tin (đồng cảm mà lại, dễ gì tìm đc tri kỷ!). Làm việc với người thuộc nhóm máu B phải rất cẩn thận, vì chỉ một cử chỉ nghi ngờ nhỏ là đủ làm họ rủ áo ra đi.

Người thuộc nhóm máu này rất tự tin, thậm chí tự kiêu và độc đoán, cực đoan. Họ rất tin vào tài phân tích của mình, nên không muốn lắng nghe ý kiến người khác. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn, họ vẫn quyền biến và tỏ ra cứng đầu cứng cổ, bảo thủ đến độ làm phật lòng người khác (mình ko đến nỗi thế
này
!). Chẳng hạn, khi lập luận bị đạp đổ, họ vẫn nhanh chóng tìm ra vài tiểu tiết hợp lý để... bảo vệ lập trường. Ở nhà, họ lại là người cẩu thả, nhưng chấp nhận sự ngăn nắp và vệ sinh! Nếu người thuộc nhóm máu AB chỉ "tỏ ra" vô kỷ luật thì người thuộc
nhóm máu B sẵn sàng nổi loạn vì không chịu nổi sự cai quản của cấp trênimg. Điều nổi bật là họ có khiếu tổng hợp những vấn đề thoạt trông chẳng liên quan gì với nhau.

Họ thường hoạt động độc lập và kiếm sống bằng tài khéo tay. Nếu lao vào lĩnh vực kinh doanh, họ sẽ là những thương gia xuất sắc. Nếu hoạt động trong những lĩnh vực sáng tạo, họ sẽ là nhạc sĩ, họa sĩ thiên tài và một đầu bếp tuyệt luân.

Nếu là nhà báo, họ sẽ có những bài báo nóng hổi và cực thông minh (có đc vậy ko ta?img).

Tuy nhiên, họ không bền chí. Nếu gặp bất cứ trở ngại nào, họ sẵn sàng chuyển nghề. (mình cũng... kiên trì lắm mà!).

Họ cũng chẳng quan tâm lắm đến vấn đề tiền bạc, vì lẽ sống của họ là sáng tạo. (Quá chính xác!img)

Chẳng thế mà trên nhật báo Asahi Shimbun của Nhật, người ta đọc được dòng quảng cáo sau: "Toyota Enterprises LTD cần tuyển nhân viên có bằng cấp chuyên về thương mại và tiếp thị, thuộc nhóm máu A hoặc B". Và ngay bên dưới là thông báo tuyển người của hãng Honda: "Chỉ tiếp những ứng viên thuộc nhóm máu B ".

-> Hì, fải tìm đến những hãng kiểu như vầy mới đcimg

__________________

  • Nhóm máu của mình thú vị đấy chứ hở Quỳnh!?img
  • Chị ui, chị nhóm máu gì ạ? Sao em nghi là nhóm... B quá??img

Sunday, January 28, 2007

Entry for January 28, 2007

Một ngày, biết dùng từ gì ta? Ko rảnh, ko quá bận rộn. Ko tươi tỉnh cũng ko hẳn mệt mỏi, tóm lại là lâng lâng… Lần đầu tiên đi cùng mẹ đến n~ chỗ như vậy, chỉ riêng 2 mẹ con. Cái thế ko thể ko đi chứ ai muốn lết lên tận Phú Thứ - BD làm gì cho mệt! Đc vài N` hơi biên biết, chỉ có mẹ là quen. À, biết rõ đc chủ nhà! Hơi lạc lõng chút, vì chỗ N` lớn nói chuyện. Gặp n~ gã đầu óc thiển cận. Nghe nói chuyện mà fát tứcimg. Chẳng thèm nói lại, biết trước fản ứng của n~ tên sặc mùi… thế này. Mình dễ nóng, dù là chuyện ko đụng chạm đến mình. “N` trong này… ít học” <- đã ếch ngồi đáy giếng lại còn kệch cỡm, nói chuyện kiểu này dễ bị… đập (ngay mình còn muốn đập nữa là!). Ko tưởng tượng đc có ngày mình fải gặp lại một gã nào như cái tên này (chẳng biết họ hàng, bạn bè của ai thế nhỉ)! Sao n~ N` phụ nữ ở đây lại có thể chịu nhún nhường trước n~ tên chẳng ra gì như vậy đc nhỉ!

Đc cái chẳng uổng công lắm. BD vào Tết trang hoàng đèn hoa đẹp dễ sợ. Tối chắc còn lộng lẫy hơn!img

Friday, January 26, 2007

Báo chí - thực tập (26/1/07)

Ko biết bao giờ tức nước vỡ bờ nữa. Nhưng chắc sẽ ko có chuyện đó xảy ra_hi vọng thế! Nếu ko, biết đâu mình lại có một khoảng thời gian gặm nhấm nỗi đau bị trù dập one more time! Đừng tưởng các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền là luôn luôn đại diện cho sự thật, danh dự, chính kiến, tri thức, dân chủ nhé. Cơ quan nào cũng do con người điều khiển, mà con người thì muôn hình vạn trạng ko sao nắm bắt được 100%, may lắm là 50% thôi. Khi mình đi thực tập đã ko ít lần bị các đàn anh đàn chị dạy cho phương pháp BÁN ĐỨNG một cách điêu luyện. Chi tiết thì miễn bàn, hãy để cho ngày ấy lụi tàn trong mình. Hôm trước đọc Entry của Hạnh post lên, mình dào dạt cảm xúc muốn ca thán cùng Hạnh, nhưng hôm nay nghĩ lại, mình lại thấy cái sự đời_nhất là ở các cơ quan báo chí lắm ma nhiều trò quỷ quyệt, mình chỉ biết câm nín. Hic hic. Mình từng có 2 hoặc nhiều hơn cơ hội vào làm việc ở một cơ quan báo chí lớn. Thế mà, mình lại cho nó qua một cách bình tĩnh_nghĩa là makeno. Có nên chăng giành lấy vị trí mà mình ko thích hợp để rồi phải cam chịu dằn vặt cả đời. Đúng là mình ngốc thật, thời buổi mà Ghế thì ít_Đít thì nhiều, lấy đâu ra lắm cơ hội cho mình ỏng eo. Một suất để vào đài truyền hình của một tấm bằng trung cấp là biết bao đồng tiền bát gạo đấy. Tại sao mình keo kiệt thế? Tiền để mua quan mua tước là Tiền_tư bản_có thể sinh ra tiền_tư bản khác mà mình lại bỏ đi một cơ hội đầu cơ siêu lợi nhuận.. Trong khi đó thì mình lại ko tiếc tiền để trả những khoản học phí cao ngất của mấy trường đại học cùng lúc? Mâu thưẫn thật, cùng một lúc lại có cả keo kiệt và phung phí trong bản thân mình. Ôi, một chiếc ghế nặng bao nhiêu mà trong lòng mình phải so đo như vậy? Hay mình chưa đủ chín để hiểu được sống trên đời này cần có tiền, để làm chi_Để cho gió cuốn đi.




Tình cờ đọc blog N, thấy có nhắc đến tên mình. Nhớ ra là N cũng chỉ có bạn tên H là mình thôi. (Kiểm chứng lại thì còn 1 cô bạn nữa nhưng… quy y rồi, vậy chỉ có thể là mình thôi!).

N nhắc lại chuyện thực tập. Ừ, có thể mình may mắn khi thực tập ở 1 nơi yên ả, trong sáng, ít ra là ko bị kéo vào những guồng quay danh lợi kia. Cũng có thể như vậy là thiếu sót vì ko đc “từng trải” như bạn bè, thấy n~ gì tụi nó kể có vẻ… xa lạ quá! N, H, C... Nhưng ko thể là xạo đc, chẳng trách mà T (lớp mình bây giờ) suốt ngày quan tâm chuyện các mối quan hệ khi đi thực tập. Có điều thế này thì có bi quan, phiến diện, vơ đũa cả nắm quá ko N?
Hi vọng mình còn giữ đc quan điểm "trong sáng" này sau lần thực tập sắp tới. Mong cho lớp mình cũng vậy...img

Lạnh quá!!

Chuyện lạ bốn phương. Lần đầu tiên trong 6-7 tháng trở lại đây, ko “xe lôi, người kéo” mà tự động mình dậy đc… 7h sáng với 2 tầng chuông hẹn giờ (bình thường 4 tầng chuông báo thức cũng đừng hòng). Một fần là vì có hẹn gửi bài cho chị nhưng chủ yếu là tại tối qua uống CF. Từ giữa kỳ thi tới giờ mới uống lại, ko ngủ đc dù mắt nhắm nghiền. Báo hại mình có 1 giấc mơ sợ dã man, ko dám nằm tiếp nữa! Đc cái nghe hết tất tần tật các chương trình nhạc: nhạc trữ tình đêm khuya, nhạc hoà tấu, thính phòng, nhạc nhẹ chọn lọc, ca khúc quê hương, nhạc ko lời nước ngoài… của VOV. Dạo này mình hay có thói quen này, nghe nhạc trước khi ngủ! Thêm vào đó là hoàn thành 1% cuốn TH100GĐĐBTA (ai dịch đc hết cho 10 điểmimg), hi vọng là sẽ theo nó đc tới cùng!

Ko biết đâu ra cái tin cúp điện dù tìm mỏi mắt trên báo cũng ko thấy. Chạy loanh quanh trong một sáng trời lạnh thế này. Thích nhưng mà co ro hết cả Ng`. Mới lạnh vậy đã cúm rúm cả Ng` rồi, mốt mà fải lết lên TĐ lúc 7h (nghĩa là mình fải dậy từ 5h-5h rưỡi) chắc… ở nhà luôn, ai đi thì đi quá! Lạnh quá, về thôi, có ngủ nướng tiếp nữa ko ta??

Wednesday, January 24, 2007

Nhà báo và phóng viên (24/1/2007)

Nhà báo và phóng viên

Đây là điều thứ nhất mình ko đồng tình với thầy T. Một lần "tọa đàm" cùng Q, quan điểm 2 đứa cũng khác nhau. Vậy nhà báo & PV thực ra khác nhau thế nào?

* Quan điểm của thầy T.

- PV: là người đi thực tế, nắm bắt vấn đề, cung cấp tin tức cho quần chúng.

- Nhà báo: có thể làm công việc của một phóng viên, có thể ko nhưng là người nắm bắt mọi vấn đề của xã hội thông qua hoạt động báo chí. N~ vấn đề đó có thể do tự mình nắm bắt, có thể do đồng nghiệp cung cấp, thường là cho ra những bài viết.

* Quan điểm của Q

- PV: Là N` mới vào nghề, đi săn tin & chưa có thẻ nhà báo.

- Nhà báo: Là N` làm báo lâu năm, chuyên viết bài chứ ko đi săn tin, đã có thẻ nhà báo.

-> Quan điêm này giống 1/3 ý kiến trên box Truyền thông của TTVNOL

* Quan điểm của mình

- PV: là nhà báo với cương vị của một phóng viên, đi săn tin và thực hiện các tin, bài.

- Nhà báo: từ dùng để chỉ chung tất cả những ai hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Trong đó có nhiều chức danh như Phóng viên, Biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng biên tập…

Lý giải của mình:

- Về qđ của thầy: PV cũng có thể làm công việc mà như thầy phân định là của nhà báo. Đâu ai cấm PV nắm bắt mọi vấn đề của xã hội thông qua hoạt động báo chí hay do đồng nghiệp cung cấp và cho ra những bài viết? Và thực sự trong tập tài liệu Săn tin thầy photo cho lớp cũng có bài "Biên tập viên, nhà báo thầm lặng" (Kiến thức ngày nay, 21/6/1998) đó thôi! <- chứng tỏ BTV là một chức danh của nhà báo.

- Về qđ của Q: PV vẫn cứ là PV khi đã có thẻ nhà báo và săn tin ko fải là chỉ việc đc fân công đi đâu đó lấy tin hay đi lấy những tin lặt vặt của n~ N` mới vào nghề mà theo mình đó là khâu cần fải thực hiện để có đc n~ thông tin thô cho bất kỳ tin, bài nào. Săn tin: theo đuổi, tìm & nắm bắt thông tin.

Nhà báo: N` viết báo. Ký giả (Từ điển TV)

Phóng viên: N` lấy tin tức & viết bài cho một tờ báo, một đài phát thanh. Vd: Phóng viên truyền thanh, Phóng viên truyền hình.

Ký giả: N` viết bài và hành nghề trong một tờ báo.

Tuesday, January 23, 2007

Chuyện lạ! (1/2007)

Ở đời có n~ việc lạ thật, ko thể nào hiểu nổi. Chẳng hạn như có một phiếu xác nhận tài khoản ở ngân hàng BIDV đc gửi đến cho mình. Khổ nỗi mình chưa hề có gì đụng chạm tới BIDV thì làm sao có tài khoản ở đó đc? Tự nhiên khi ko có một tài khoản từ trên trời rơi xuống. Ko nhầm đc vì đúng tên đúng địa chỉ. Hỏi khắp nhà xem có ai lấy tên mình làm ko thì chẳng ai nhận, vậy là sao? Trong tài khoản ko có n`, chỉ khoảng 3,5 USD, chứ nếu n` chắc cũng nhận ngay rồiimgimg. Nếu làm giùm thì cũng fải có chữ ký hay gửi thẻ đến cho mình chứ, làm sao với nó bây giờ, hỏi xem ai đăng ký hả??

_______________________

Tưởng là ai nhớ mình nhắc hoài nên cứ bị hắt xì mãi, hóa ra là… cúm thật. Lúc nãy mới đỡ, giờ lại... Hờ… ha… hắt xì… img

Mùa lá rụng (23/1/2007)

Gặp lại cô T. Cô vẫn vui như hồi nào, bớt nhí nhảnh hơn ngày trước, điều tất yếu sau khi lập gia đình. Cô đã bớt nói "quýu" hơn nhưng vẫn còn, bởi vậy mới ngồ ngộ. Tổ chức cho lớp đứng lên tự giới thiệu, mấy N` đầu còn nghiêm túc, để micro rơi vào tay n~ cái miệng của lớp như M.A, T, M thì đúng là… "Cô cũng ko ngờ lớp mấy em vui vậy, nghe mấy thầy cô khác khen lớp ngoan nhưng kiểu này thì chắc ko ngoan nổi rồi!" Ấn tượng nhất là 2 câu bsung cuối cùng của M.A "Nói chung con gái lớp em có 2 đặc điểm một là ai cũng đẹp và dễ thương trong đó đẹp và dễ thương nhất là em. Thứ hai là đứa nào cũng ảo tưởng về sắc đẹp của mình, mà em là người ảo tưởng nhất!"img. Đặc điểm thứ 3 của con gái BC đc "bộc lộ" khi một nhóc ở bên Hồng Bàng qua xin học ké (vì nghe đâu trường bên đó đc nghỉ rồi) thế là ai nấy tranh nhau vặn vẹoimg. Mới thấy có nhóc này, trước tình hình đó mà còn giữ đc bình tĩnh, rất tự tin: "Để từ từ rồi hiểu thêm chứ mới đầu mà biết rõ về nhau quá thì chẳng còn gì thú vị!". Nó quê đâu ta, à… Bắc Giang!

Mình nghĩ n` N` lớp mình thích THình, nó thú vị, hấp dẫn, n` thử thách chứ, nhưng mình đồng ý với quan điểm của cô, THình ít tính bc hơn báo viết, tính vnghệ thì n`, 60% thời lượng của TH là giải trí còn gì. Xưa giờ mình vốn chẳng hợp lắm với TH. TH đi đâu tối thiểu cũng là một đôi, VTV còn có đến 4 N`/ ê kíp, còn mình là sd cơ mà, ko hợp đc! imgCô có thể truyền cho mình t/y với Mùa lá rụng nhưng lại ko thể truyền cho mình t/y TH xét dưới góc độ BC.

Về cô T.

Quê nội: Sóc Trăng, quê ngoại: cùng quê với mình. Sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ. Hiện giờ ba mẹ sống ở Đồng Nai, gia đình cô sống ở TP.HCM <- báo trước một bio khá fức tạp.

Cô có một thiên tình sử rất đáng để nghe & ko hề giấu diếm như cô có hứa hôm nào rảnh sẽ làm một "liveshow chuyện tình của tui" cho ngheimg. Ko dám "quay rìu", chỉ sơ sơ vài điều mình biết. Trước đây 2 năm cô vẫn còn "băn khoăn đứng giữa 2 dòng nước". Một là bạn từ hồi ở dưới quê, một là người quen qua tìm bạn bốn phương. Khổ cho anh này, cô học ở "Xì Gòn" mà cứ lấy địa chỉ ở Cần Thơ, thư từ SG về CT lại đc N` nhà gửi từ CT lên… SG cho côimg. Rồi cũng gặp mặt, quen biết. Ngày cô đc học bổng ra Hà Nội học Cao học, cô đc cô Tạ Bích Loan (nếu mình nhớ ko nhầm thì đây là một trong những nữ TS BC hiếm hoi ở VN) hướng dẫn, đc truyền n~ kinh nghiệm hay, có n~ tài liệu quý giá. Thế nhưng đó cũng là n~ ngày khủng hoảng nhất về tthần vì xa nhà, lạ đất. Cô hay viết thư cho anh bạn dưới quê, lúc đó đã là N` yêu nhưng vẫn chưa chắc chắn, vì N` thứ ba thỉnh thoảng vẫn làm cô "lao xao". Khi đó cô rất tâm đắc bài Mùa lá rụng vì sao mà giống tâm trạng tui lúc đó quá đi!). Đến nỗi khi cô gửi cho N` yêu, anh ấy đọc bài thơ đó đã khóc (N` yêu tui nói vậy chứ tui cũng ko biết có thật ko à!) và cứ đinh ninh đó là thơ của… cô làm! Và sau một năm "băn khoăn", cuối cùng cô đã dứt khoát gạt đc N` thứ 3 để lên xe bông với N` yêu từ hồi ở quê vào năm rồi! Xong fần lược kể, chi tiết hấp dẫn hạ hồi biết sauimg! Chỉ biết chỉ cần nghe cô đọc 2 câu đầu là mình đã nhập tâm & yêu ngay "Mùa lá rụng", sau đó 1 tuần thì đã tìm ra nó & thuộc nằm lòng.

Nếu ko có gì ao ước nữa trong tôi

Thì có nghĩa chẳng còn gì để mất...

>> Q ui, nhiêu đây đủ chứ?img

The end



Kết thúc fim Viên ngọc bích, dù ngày cưới cận kề nhưng Nhiệm Trung & Gia Kỳ cũng fải chia tay nhau. Tình yêu của Bội Dư quá cao thượng. Hi sinh cả thân mình để cứu người yêu của N` mình yêu! Nhiệm Trung & Gia Kỳ đã chia tay trong tình nguyện, trong hồi ức về n~ năm tháng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời, trong tình cảm ko thể nào dứt bỏ nhưng ko hề vướng mắc, hiểu lầm hay chạy trốn! Kết thúc fim trong sự tiếc nuối, tội nghiệp cho cả 4 N`. Nhưng còn cách giải q' nào hơn. Gia Ky` còn có NK nhưng BD chỉ có NT mà thôi! Ai bảo BD tốt quá, trong sáng quá, cao thượng quá làm chi, ai bảo NT & BD gặp nhau làm chi… Thà đừng gặp nhau, B. bảo vậy. Nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn như h/ảnh cuối cùng bầu trời xanh trong vắt đc mở ra, như màu xanh của biển, màu xanh của viên ngọc bích với truyền thuyết về t/y ko bao giờ ngừng, ngay cả khi nó ko trọn vẹn…

Là trăm năm cũng là chẳng bao giờ... (23/1/2007)

Có bài thơ tưởng như viết cho mình, có bài thơ ttưởng như chính mình viết ra...

EM BIẾT

Em biết,
rồi một ngày điều ấy sẽ ra đi
Những khát khao về anh không dày vò em nữa
Em sẽ trở lại bình yên
Như đám mây trôi ngoài ô cửa
Hoá cơn mưa về với cội nguồn
Nhưng,
em sẽ bớt bông đùa và sẽ ít khóc hơn
Thôi thao thức và bớt phần mơ mộng
Không hát câu ca dao mê hoặc hoàng hôn xuống
Ru thời gian à ơi đong đưa
Và em sẽ không hoá đá giữa cơn mưa
Chết khát trao anh những vần thơ đẫm ướt
Vô tâm thế, làm sao anh biết được
Tắt nắng rồi!
Làm sao hong cho khô
Thì cũng vậy thôi, ôi trái tim dại khờ
Cứ thao thức những điều không định trước
Cứ cháy khát những điều không có được
Cứ tìm anh hư vô hư vô
Là trăm năm cũng là chẳng bao giờ
Anh hiểu được những lời yêu câm nín
Chớm thu rồi, đơn côi con đường hẹn
Chỉ em là lẻ loi, lẻ loi...

NT (chẳng biết ai đưa lên trước tiên, sưu tầm mãi cuối cùng tên tác giả chỉ là 2 chữ NT thế này đây!)

***

DỰA VAI ANH MÀ KHÓC

Có cánh hoa nào mà không tàn úa?
Có hạnh phúc nào sẽ chẳng hư hao?
Có cuộc đời nào không xuống thấp lên cao?
Có môi nào chưa rung vì tiếng nấc?
Có những khoảng cách dù gần trong gang tấc
Vẫn hình như trăm ngàn dặm xa xôi

...Và có những chiều em cảm thấy đơn côi
Hãy về đây , dựa vai anh mà khóc
Kể cho anh nghe chuyện đời gai góc
Chia bớt cho anh cảm giác xót xa
Vì anh suốt đời là một sân ga
Đón nhận buồn vui con tàu em chở đến
Dù có một ngày con tàu em thay bến
Sân ga này cũng vẫn sẽ còn đây.

...Và khi nào sầu nặng dáng em gẫy
Hãy trở lại, dựa vai anh mà khóc
Than thở với anh rằng người đời lừa lọc
Xớt bớt cho anh nỗi khổ bị dối gian
Anh sẽ vỗ về "Dù mất cả trần gian
Em luôn có bờ vai anh để khóc
Em không bao giờ lẻ loi cô độc
Em không bao giờ thiếu một bờ vai
Em không bao giờ thiếu một vòng tay
Khóc đi em, dựa vai anh mà khóc"

Theo MC's blog

-> Nội dung giống bài Cry on my shoulder quá, có liên quan gì ko nhỉ?img!!

______________________________________

Thơ em nào có tội chi

Anh không thích chị can gì tới em??img

Monday, January 22, 2007

Hop lop

DSCN0759


Họp lớp. Gio` mo’i co’ dip cap nhat. Hôm ấy Thủy hỏi mình vài điều về blog, về chuyện cộng tác, thực tập… Trước giờ chỉ nghe N` khác than ko có ngoại ngữ ko làm đc gì, giờ mới nghe Thủy than có ngoại ngữ ko… chẳng làm đc gì vì ở đâu cũng đòi một chuyên môn gì đó. Nhưng chuyên môn của Thủy chẳng fải là biên dịch rồi đấy sao!

Nhà Trường bé hơn tụi mình tưởng nhiều. Có cái fòng đằng trước chút éc ko đổi so với lần xuống trước kia. Cô ko đi đc, nhắn tin cho mình lời lẽ đầy ái ngại "H ơi, cô đã có kế hoạch với thầy và Puppy từ trước rồi nên cô ko thể dự họp lớp đc. Nói các bạn thông cảm cho cô nha! Nếu là e, e cũng làm như cô chứ? Chúc các e vui thật nhiều để… quên tội của cô!img" <- Vậy ai ma` trách cô cho đc! Vẫn là những cái nick Gian tà, giáo sư thô bỉ... nhưng đa nào cũng khác crồi. Có lẽ mình cũng đã hơi đổi khác so với trước. Nếu là trước kia, cô có đi dự họp lớp đc hay ko mình còn chẳng dám ho he tiếng nào chứ đừng nói là năn nỉ với lời lẽ khiến cô fải ái ngại thế kia! Nhắn lại cho n~ ai thắc mắc biết. Cũng bày đặt lăng xăng fụ làm cái này cái kia, ra vô. Nhóm thì túm tụm bói toán (Thy chủ sòng), nhóm thì hăm he hỏi chuyện Loan… Ko đông so với mình nghĩ nhưng nếu đông thế thì biết nhét vào đâu trong cái fòng khách bé tẹo của nhà Trường? Thức làm mấy cái thăm trò chơi cho lớp đến 3-4h sáng nhưng cuối cùng công cốc vì "ko có đất dụng võ". Một năm họp lớp cũng đáng nhớ đấy chứ. Dù gì cũng ci thiện chút ít sự chán nản của Nguyên! Hẹn gặp lại năm sau…

Lớp mi`nh nàyimg:


DSCN0780

Sunday, January 21, 2007

Vary!



Muốn ghi lại vài điều về Vary nếu ko mình sẽ quên mất!

Chị Tiên đi rồi. Lần nào chọn quà cho Vary cũng cập rập. Ghét nhất là shopping & chọn quà, đau đầu, mỏi mắt! Đi cùng, đi dạo thì đc! Kịp cùng chị Th. xí xọn đi chụp vài kiểu sticker gửi cho V, kịp viết lá thư 4 trang giấy mà ko chắc V có thể tự đọc hết đc ko. Nhớ trong thư gửi mình, V than "lâu lắm rồi mình không có viết với những cái dấu khó khăng này… không biết lúc nào để dấu hổi hoạc dấu ngã đâu", dù sao mình hiểu là đc rồi chứ ngay N` Việt bên này nhiều khi còn sai dấu huống chi là Vimg!

Hỏi sở thích V, "Nó hả, tiền, tiền thôi!"img. Nhiều "giai thoại" về V, cười lộn ruột! Giờ mới biết Vary ko fải là tiếng Tây, dù trong tiếng Anh đó cũng là một từ có nghĩa: thay đổi! Vary là tiếng… Miên, đc đặt theo dòng họ bên ngoại Campuchia-TQ. Trông V chững chạc vậy chứ còn con nít lắm. Một ngày bắt đầu từ 3h chiều & kết thúc vào 3h đêm (chắc tại đang đc nghỉ đông). Chiều nào tầm 4h cũng nghe nàng gọi điện "Heo, dậy chưa?" <- chẳng là N` yêu nàng tuổi… heo nên gọi vậy ấy màimg! Ko "lễ giáo" như cặp của chị thứ hai - gặp hay tạm biệt đều… khoanh tay, chắp tay chào (ôi trờiimg). Cũng ko nghiêm túc như vợ chồng chị đầu, V & T chẳng bao giờ ngồi yên, toàn giỡn "thụi" nhau túi bụi, ngay cả trước mặt N` lớn. Cặp này chỉ đc cái khéo "nịnh" mẹ, đi chơi về nửa đêm còn nấu nướng rủ mẹ ăn hay mua cho mẹ món cà fê mà bà khoái khẩu. 20 tuổi, nàng vẫn mê truyện tranh & ghiền fim Tàu 1 cây. Thỉnh thoảng cũng trốn việc nhưng ko còn lấy lý do "ăn no… đau tim" như trước nữa. Thường xuyên bị chị thứ la vì nói tiếng Tây trong nhà! Hễ bị chị đầu khuyên học hành là "T ơi T, có ai nói là T nói nhiều quá ko vậy!". Đc cái, tính vô cùng thoải mái và dễ chịu. Lần nào viết thư cũng hỏi một câu "H đã để ý đến ai chưa?", cũng may là cô nàng còn kịp nhận ra là mình hỏi câu này quá nhiều!

Chị Ly. Ko hiểu sao trong môi trường đó mà chị Ly lại có thể truyền thống đến vậy! Có lẽ chính n~ N` ra đi mới là n~ N` truyền thống nhất, họ mang theo cái quan niệm từ n~ ngày trước & cứ duy trì hoài mà ko ngờ là ở quê hương đã thay đổi nhiều đến vậy! Kiếm đc 1 N` mà giờ hay gọi là 8x đam mê cải lương như chị Ly chắc là một hiện tượng lạ! Chị tìm đọc hết Tam quốc chí đến Đông Chu liệt quốc & tìm hiểu tiếng Việt dám còn kỹ hơn 8x VN bây giờ. Biết đc điều này mới ko thắc mắc về n~ bài thơ chị làm, ko ngạc nhiên khi chị biết sử dụng cả tích "Châu Trần" trong thơ - tích mà ngay cả bà chị mình, bạn chị ấy cũng ko biết!

Nắng hồng len nhẹ khóm hoa

Bình minh tháng Bảy hiền hòa sáng tươi

Mây xanh e ấp môi cười

Cung đàn âu yếm ru hời phím tơ

Kiếp nào duyên kết nên thơ

Ngày nay đôi lứa ước mơ châu trần

Khen ai khéo dệt tơ loan

Trăm năm son sắt tim vàng vấn vương

Khiêm Ly đính ước can thường

Đan tay xây đắp thiên đường tình yêu.

Khiêm <- chàng của chị Ly, ko hiểu sao 1 Th.S IT (mà mặc định là… khô khan) lại có thể chiều theo đc n~ ý thích… sến đến vậy nhỉ? Riêng khoản kiểu cọ chụp hình cưới thôi, chị Ly đã đạo diễn từng tấm "Anh fải đứng thế này, anh fải cười thế kia" cả tiếng đồng hồ rồi, mà có fải 1, 2 tấm đâu, cả trăm tấm ý chứ <= ngay chị Tiên đứng xem còn thấy mệt… Dù sao cũng chúc cặp này "Bách niên giai lão" <- ngưỡng mộ tình yêu của họ, yêu nhau 7 năm, đính hôn ngày 7 tháng 7, cưới nhau vào đúng thứ bảy, ngày 7 tháng 7 năm 2007!

Tong ket thi cu? (21/1/2007)

Chào bạn blog thân yêu, cuối cùng mình cũng thi xong rồi nèimgimg! Lẽ ra là "tiền" thi xong từ thứ 4, chính thức thi xong hôm thứ 6 nhưng ko còn quýnh quáng, tán loạn lên thì chỉ mới hôm qua thôi! Thi xong mắc gì ngủ quá chừng…

Cũng nên tổng kết lại một kỳ thi "hoành tráng" chứ nhỉ! 11 môn, để lại 1 môn thi lần 2. Tính ra chẳng môn nào quá đạt mà cứ bình bình mấp mé mặt hồ, bài nào đúng tâm lý, hợp kiến thức thì thong dong tản bộ trên thành hồ, bài nào ngược lại thì lọt xuống hồ chơi. Sao nghi môn... VHVN quá taimg? Điểm chung duy nhất của các môn thi là lúc đầu thì nắn nót, chăm chút cho đã, về sau chạy gần chết cũng ko kịp giờ. Chỉ ức cái fòng bên mình mấy thầy cô ko vẽ thời gian, cứ còn 30' nữa hết giờ mới chịu thông báo! Làm mình trở tay ko kịp. Có 2 môn fải nộp bài tập hết môn. Quay video, ké đĩa với chuồn chuồn, một clip hình về… mẹ và con (tự nhiên bạn chuồn chuồn khoái đề tài này). Lúc đi ghi đĩa, chuồn chuồn nhắn bảo 30, mình ok vì nhớ có nhóm nào ghi đến 50 lận. Ai dè vô lớp hỏi lại mới biết nhóm mình bọ hớ trung bình gấp 3 lần người taimg. Gấp đôi gấp ba mà đẹp cũng ko nói làm gì, đằng này có cái đĩa trống trơn, ko nhãn ko hộp, hừ hừ…img Còn môn AV mới vui, chuẩn bị bài nộp của cả nhóm đã đời (tối còn đi in, đóng bìa hẳn hoi dù có… 2 trang), vậy mà đến hạn nộp lại bỏ nó ở nhà. Q bảo nộp qua email cho thầy cũng đc. Mình chỉ fòng trừ ghi trong mail nói nếu thầy có cần bản in thì hôm sau mình sẽ đem nộp. Nói fòng hờ vậy thôi, ai dè thầy reply lại bảo mình nộp đúng deadline nhưng... fải nộp bản in cho thầy. Cho vào fong thư, dán kín & gửi lên khoa NVA <- Khổ thế chứ! Học kỳ sau môn AV, nhóm bên mình lại đổi cho cô H dạy rồi, thi hết đc dùng… từ điển, hix!

Hôm thi CNXHKH, lần first sử dụng cách học gấp rút, đọc-hiểu, hi vọng ko đến nỗi... ghê lắm. Gặp lại "cố nhân", cô Thảo gác thi. Đúng như mình đoán, cô vẫn dạy mình CTTH, cô làm bên TH mà! Dường như cô ko nhận ra, có nên "đòi" lại cuốn tập cô mượn của mình làm tài liệu để dạy ko nhỉ? Dù gì nó cũng có chép mấy môn mình thích… T2 gặp lại cô, bắt đầu một học kỳ mới với cái lịch nhìn choáng. Nhưng mà tâm lý học mới đầu sau khi thi xong vẫn khác. Nhớ hôm bước ra khỏi fòng thi môn Quay, nhìn trời tự nhiên đẹp… lạ lùng. Hai hôm nay cũng vậy! Có điều 2 dự định hậu thi của mình vẫn chưa khả thi.

P/S: Hôm đến nhà chuồn chuồn chỉnh đoạn clip. Thấy 1 con mèo ngộ dễ sợ, gặp ai cũng vờn cắn, cào cho đc. Vui mắt khi thấy nó leo lên PC nằm, ngoe ngẩy thò cái đuôi xuống màn hình, iu dể sợ! Chị X cũng có một con, tắm gội thì ko nói, chị ấy còn cắt cả móng chân cho mèo… Mình có nên bắt 1 con về nuôi ko nhỉ? img

Thursday, January 18, 2007

18/1/2007

Ngoài trời đang mưa to... Trời vào Tết mà mưa to thế này thì đúng là... vô duyên thật! Lâu rồi mới tản bộ ngoài trời sau cơn mưa. Chẳng fải nhàn nhã gì mà có muốn quýnh cũng ko chạy đc. 3 tuần chị Tiên ở đây nằm gọn trong 3 tuần mình thi. Quá dài và cũng là quá ngắn! Cứ tán loạn cả lên, tất cả mọi việc.

Friday, January 12, 2007

Bài học đầu tiên Chương 2 (12/1/2007)

Thật là khó để hiểu được tình cảm của người khác đối với mình. Trong một công sở hiện đại, có vẻ, những tình cảm chân thành ngày càng hiếm hoi. Người ta chơi với người khác với những tính toán âm thầm trong đầu họ.

Thử hỏi, có ai dám đấu tranh cho cái đúng khi sự oan ức bất công vì cái sai không phải đổ lên đầu mình mà lên đầu ai khác. Cuộc sống nơi công sở đúng một tháng đã dạy mình nhiều điều.

Biến mình thành con nhím không phải là một giải pháp tốt nhưng có khi nó cũng có lợi. Nhất là với những kẻ nhiều chuyện. Không hiểu sao trong trường mình, những kẻ nhiều chuyện và cơ hội lại nhiều như vậy.

Mình nhớ câu chuyện về ả gà mái xám và đàn gà, sau vụ chiếc lông của ả gà mái xám bị rụng được truyền đi hết cái chuồng gà thì sự việc đã trở thành một ả gà mái ngoại tình bị đâm lòi ruột. Mình hay kể cho mấy đứa học trò nghe mà cảm thấy buồn quá đỗi. Lẽ nào con người, những người được mệnh danh là trí thức, là tinh hoa lại cư xử với nhau như thế ư? Mình cảm thấy hoang mang, cô độc và lẻ loi quá trong môi trường này.

Sự nín nhịn đến nhục nhã xuất hiện trong từng buổi họp, hiệu trưởng thao túng tất cả mọi việc mà không ai dám lên tiếng phản đối. Sáng nay, cô Ba đã kể mình nghe chuyện hiệu trưởng nói dối với sự phẫn nộ không giấu diếm: rõ ràng là cô Chu tự mình xin chuyến đi, thế mà hiệu trưởng lại công bố với mọi người là ông ấy đuổi cô Chu đi. Cô Ba đã hỏi mình là tại sao không lên tiếng nói đúng sự thật? Mình ấp úng, không trả lời. Sự việc không liên quan trực tiếp với mình, mình có nên tự nhiên mà xen vào không?

Mình cảm thấy buồn quá. Còn nhớ hồi sinh viên, mình từng tranh luận với anh Quang về chuyện này. Mình nói một cách hăng hái rằng mình thề sẽ chỉ nói đúng sự thật và chỉ có vì sự thật mà lên tiếng. Anh ấy đã cười mà nói rằng: “Rồi em sẽ thay đổi, anh không cần chờ lâu đâu, chỉ cần em bắt đầu đi làm là em sẽ thay đổi. Em sẽ vẫn nói đúng sự thật nhưng là những sự thật không liên quan đến nồi cơm của em, không làm ảnh hưởng đến sếp em và những người khác. Những sự thật kiểu như là: siêu thị đang bán hàng khuyến mãi, thật đó, mấy bà đi mua chưa? Hay là: ở chùa Miên đang có một cây sen cạn nở mấy chục cái bông quá trời đẹp. Em sẽ nói những sự thật như vậy đó”.

Phải rồi, bây giờ mình thấy là ảnh đúng. Quá đúng nữa là khác. Tại sao mình không lên tiếng bảo vệ cô Chu. Vì cổ không còn ở trường nữa? Vì mình sợ hiệu trưởng? Vì… Trời ơi, sao mình lại hèn hạ vậy? Nhưng lên tiếng vì cô Chu, một người đã rời khỏi trường thì có cần thiết không? Mình cảm thấy mình là một đứa hèn nhát. Anh Quang đã từng nói vậy. Dân trí thức tụi mình là đồ hèn nhát và tự huyễn hoặc mình.

Mình vẫn nghĩ hai cái nghề dễ tự huyễn hoặc mình nhất là nghề giáo và nhà văn. Nhà giáo thì luôn tự phong thánh cho mình trước học sinh, hay ít nhất cũng muốn học sinh phong thánh cho mình. Vậy nên lúc nào cũng đạo mạo. Rồi từ đạo mạo thành đạo đức giả lúc nào không hay. Miệng lúc nào cũng rao giảng điều thiện, đẹp mà bản thân mình chẳng khi nào mạnh dạn bảo vệ những điều đó.

Rõ ràng là mình không dám, mình thật sự không dám. Mình là nhà giáo, mình không phải là nhà văn. Nhưng sao mình thấy các nhà văn giống nhà giáo ở cái chỗ ảo tưởng quá vậy. Nhà văn cứ luôn tự huyễn hoặc mình về chuyện cứu rỗi nhân loại. Họ cứ tưởng là với tác phẩm của họ, nhân loại sẽ bớt độc ác hơn một chút. Quả là một ảo tưởng hạng nặng. Cũng giống như mình vậy, đã từng ao ước đem lại ánh sáng trí tuệ cho nhân loại nhỏ xíu quanh mình. Có bi quan quá không khi mình thấy rằng chính những trí thức hèn như mình làm cho cuộc sống thêm tồi tệ.

Ngày… tháng 10 năm 2004

Càng ngày mình càng nghĩ nhiều về công việc giảng dạy. Mình có chọn đúng nghề không? Mình đã đọc hồi ký Thuở ban đầu của nhà giáo Dương Thiệu Tống, chính ông ấy mới là một nhà giáo chân chính. Ông ấy cũng từng ảo tưởng như mình nhưng ông ấy đã vượt qua và thành đạt được với nghề. Vì ông ấy yêu nghề. Còn mình, mình có yêu nghề không? Có khi mình vào lớp nhìn thấy mặt học trò là thấy ghét. Tiếng trả bài ấp úng của chúng làm mình phát bực dọc. Bài giảng chuẩn bị kỹ càng bỗng thành xa lạ. Tại học trò hay tại mình? Mình phải làm gì?

Sáng nay, Vy đứng lên trả lời Lê Lai là liệt sĩ trong kháng chiến chống Mỹ, mình đã trợn tròn mắt nhìn nó. Suýt nữa thì bật lên thành tiếng mắng nó. Vy là con một, nhà rất giàu, chỉ ăn xong rồi đi học, có vậy mà cũng học không xong. Mình muốn buột miệng nói một câu gì thật cay độc nhưng rồi lại thôi. Không biết sao mình thấy ghét những đứa học trò kiểu này đến vậy. Có phải vì mình nghiêm khắc hay là tại mặc cảm ẩn sâu trong lòng mình đang có dịp phát lộ?

Mình vẫn chưa quên cái ngày đạp xe đạp mấy chục cây số để bán dạo băng vệ sinh kiếm tiền ăn học. Mình thấy ghét cay ghét đắng những kẻ ăn trắng mặc trơn mà ngu dốt. Mình như vậy đúng hay sai? Thầy giáo của mình nói rằng mình cư xử như vậy không đúng, rồi mình sẽ khổ vì cái mặc cảm này suốt đời.

Mình chẳng biết nữa. Nhưng mà, sáng nay, nhìn cái mặt tròn trĩnh trăng rằm của Vy khi nó trả lời vênh váo như thể là nó nói đúng, mình đã tức tối một cách kỳ lạ. Tại sao mình lại phức tạp như vậy, tại sao mình không thể sống giản đơn hơn? Tại sao mình lại liên tưởng đến cảnh nó ngồi trước bàn ăn ê hề, ngốn hết miếng thịt này đến miếng thịt khác, sau đó đi vô phòng tập thể dục rồi nằm lăn ra ngủ trong căn phòng máy lạnh thơm ngát nước hoa, mặc kệ bài vở đang nằm chỏng chơ dưới đất. Tại sao mình lại khắt khe và nghĩ xấu về học trò như vậy?

Ngày… tháng 10 năm 2004

Chúng ta đang sống trong một thế giới bất ổn. Sáng nay, báo Trẻ đưa tin có một vụ ném bom liều chết ở Iraq. Báo Người Đưa Tin lại có bài phóng sự về nạn học sinh tự tử đang bùng phát ở các tỉnh khu vực đồng bằng. Báo Ngày Mai lại viết về sự sa đọa ở một số đối tượng trẻ với cái tít giật gân: “Sự bất ổn về nhân tính”, báo Cội Rễ đăng một cái tin ngắn gây chấn động: “Số lượng giáo viên nghiện và buôn bán ma túy đã đăng gấp đôi trong một năm”.

Những bản tin này được bao nhiêu người đọc? Bao nhiêu người băn khoăn và lo lắng. Báo chí kêu than thì mặc báo chí. Giống như cái cảnh chó cứ sủa, đoàn người cứ đi. Mọi việc vẫn diễn ra như vậy. Chiến tranh, cũng như tham nhũng, cứ thế mà hiện diện bất chấp những nỗ lực đẩy lùi. Mà làm sao đẩy được khi con ma quyền lực, lợi lộc cứ ám ảnh trong từng con người.

Ngày… tháng 10 năm 2004

Thế là Vũ đã cõng bạn đến trường được mấy năm rồi. Tôi cũng không biết nữa, tôi mới về trường. Nghe kể lại chuyện của em, thấy thương trào nước mắt. Cõng bạn bị què đến trường ngần ấy thời gian. Sao các cơ quan đoàn thể có thể làm ngơ được? Sao trường học cấp 2 của em không mở phong trào quyên góp? Một chiếc xe lăn có đáng là bao nhiêu? Sao lại để em vất vả như thế rồi tuyên dương em? Tuyên dương em xong rồi lại vẫn cứ để em cõng bạn như vậy? Thật là kỳ quặc. Lòng tốt, chao ôi, đâu là lòng tốt đích thực?

Tôi đi hỏi Vũ bây giờ em mong muốn gì nhất? Em trả lời hồn nhiên như không: “Em muốn một chiếc xe lăn để em đẩy bạn đến trường cho đỡ nặng”. Rồi em cười cũng hồn nhiên như thế: “Cho em bằng khen thì em cũng mừng, nhưng mà, em hổng thích bằng khen”…

Trẻ con có nếp nghĩ của trẻ con, lắm khi chẳng trùng khít với người lớn. Người lớn không có quyền khen thưởng lại có suy nghĩ khác với người lớn có quyền khen thưởng, nên nhiều khi, sự thật lại tréo cẳng ngỗng. Tự nhiên thấy buồn buồn.

Tôi kể chuyện này với cô Hoa, thầy Trí và thuyết phục họ làm theo ý mình. Cuối buổi chiều, chúng tôi đã mua được cho hai đứa chiếc xe lăn. Không phải loại tốt nhất. Nhưng cũng xài tạm được. Sau khi căn dặn Vũ rất kỹ là không được cho ai biết đây là quà của chúng tôi, tôi ra về… Lòng thấy nhẹ nhàng, có chút gì như thanh thản. Trí cười cười qua điện thoại: “Thế nào, điệp viên 007, khái tính quá, coi chừng ế chồng nghe em”. Cô Hoa thì chẳng bình luận gì, chỉ hỏi tụi nó có xài được không, rồi thôi…

Ngày… tháng 10 năm 2004

Hạnh phúc ở đâu, màu gì, kiếm tìm nó như thế nào? Tôi nhọc nhằn gác chiếc máy điện thoại xuống. Phải, Vinh đã trả lời, một cách gượng ép, như thể tôi không phải là người yêu của anh, như thể, tôi là một thứ rác rưởi, như thể tôi làm phiền anh khủng khiếp lắm…

Tôi thấy buồn bã và mệt mỏi quá trước cuộc tình này. Chúng tôi đã đăng ký kết hôn, nhưng mẹ của anh và gia đình anh không chịu tôi, họ chê tôi nghèo, chê tôi xấu, chê tôi không khéo léo… Nói chung là chê tôi đến không còn gì để chê. Ngay cả nghề nghiệp của tôi cũng bị chê. Giáo viên thì dạy toán, lý, hóa, Anh văn chứ dạy văn thì đói “vêu mỏ” ra ấy à.

Họ bảo tôi mà lấy anh thì chỉ là tham tiền này nọ chứ có vì tình yêu đâu. Những lời đó, họ mắng xơi xơi vào mặt tôi mà anh chẳng biết. Anh yêu gia đình mình, đến mức kỳ cục và khó hiểu. Anh gắn bó với gia đình mình hơn với tôi. Tôi bực dọc vì điều đó, tôi cũng chẳng biết mình đúng hay sai. Có lẽ, anh chưa bao giờ yêu tôi, sự gắn bó của anh và tôi giờ chẳng biết gọi là gì nữa…

Tôi cảm thấy mệt mỏi quá, cảm thấy yếu đuối quá và không còn muốn làm điều gì. Cuộc sống của tôi trước mặt mọi người là một sự thành đạt. Tuổi hai mươi mốt, tốt nghiệp loại giỏi của một trường đại học, sống một đời năng động ngay tại mảnh đất ù lì, có người yêu tốt. Họ nói tôi còn đòi hỏi gì nữa.

Chỉ có tôi cảm thấy bất ổn trong lòng mình. Có những giấc mơ ghê rợn, tôi thấy mẹ anh dắt về cho anh một cô gái xinh đẹp hơn tôi và nói thẳng vào mặt tôi: “Đây mới là con dâu của tôi, còn cô thì còn lâu, cô là thứ đồ bỏ đi”. Tỉnh dậy, nước mắt tôi ướt cả gối. Tôi nằm, căm tức cả giấc mơ của mình. Cả trong giấc mơ, tôi cũng là kẻ yếu đuối và thua cuộc. Tôi không có nhan sắc, không có tiền bạc, không có thế lực, tôi chỉ là một đứa con gái, xấu xí, nghèo khổ, hèn hạ.

Thứ vũ khí duy nhất mà tôi có được là tri thức của tôi. Nhưng than ôi, những tri thức đó không thể trở thành tiền bạc hay nhan sắc… Tôi buồn thật nhiều trước thái độ của Vinh. Tôi thấy ghét chiếc điện thoại quá, thà tôi đừng gọi cho anh. Phải, sẽ không bao giờ gọi cho anh nữa. Mình yêu người ta tha thiết để làm gì? Thờ ơ, lạnh lùng và vô cảm đi, để cho cuộc đời bớt khổ…

Theo Tuổi trẻ Online, Vnthuquan, Xemsach

Bài học đầu tiên Chương 1 (12/1/2007)



Đôi điều về tác giả: Trần Thị Hồng Hạnh sinh ngày 8-7-1978 tại Sóc Trăng, tốt nghiệp cử nhân ngành sư phạm ngữ văn (Nếu mình không nhầm thì tác giả này cũng từ “lò văn” của trường mình). Sau khi tốt nghiệp, Hồng Hạnh từng là giáo viên dạy văn tại quê hương Sóc Trăng của mình trong sáu năm. Từng viết bài cộng tác với các báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng... trước khi thử sức với nghiệp văn chương. Hiện chị đang là phóng viên của báo Thanh Niên với bút danh Hạ Anh.

Với tác phẩm Bài học đầu tiên, Hồng Hạnh đoạt Giải nhất cuộc thi sáng tác "Văn học tuổi 20" lần 3 do NXB Trẻ phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ và Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức.

Đôi điều về tác phẩm: Bài học đầu tiên kể về một câu chuyện của một cô giáo trẻ mới ra trường, bức xúc và thất vọng trước những gì xảy ra hàng ngày trước mắt mình; trong một tập thể mình sống; những cá nhân tha hoá, ích kỷ và hèn hạ…đến nỗi phải bỏ nghề dạy chỉ sau một năm công tác. Ngôn ngữ và thủ pháp viết của Hồng Hạnh không chú trọng về vẻ mượt mà. Nó xù xì, tự nhiên, mạnh mẽ như những gì tuổi trẻ đang cần.

Đọc Bài học đầu tiên, giám khảo Phan Thị Vàng Anh bảo rằng: “Nó làm tôi muốn viết trở lại”. Giám khảo Hồ Anh Thái lại băn khoăn: “Tôi đọc chấm thi, bản thảo chỉ có mã số, không có tên tác giả, nhưng vẫn cứ hình dung tác giả là một cô giáo, cô giáo trẻ hẳn hoi. Người trẻ mà văn biết kiềm chế, biết tính toán cấu trúc chính xác như thế này quả là đáng nể. Kèm theo một chút băn khoăn, trẻ mà như thế, có “khôn quá”, có “cổ truyền” quá hay không?

Trong lời đầu câu chuyện, Hồng Hạnh viết: “Tôi không có tham vọng trở thành tiểu thuyết gia. Lại càng hoài nghi nhiều về chức năng của văn chương là cải tạo đời sống tinh thần con người…”. Nói như thế, nhưng Hạnh lại giới thiệu Bài học đầu tiên là “sự thực từ cuộc đời quanh tôi…Danh dự trăm phần trăm là nói thật”. Nói thật về những tiêu cực, tha hóa trong đời sống để làm gì, nếu không mơ ước rằng những điều xấu xa sẽ mất đi?

***

CHƯƠNG 1

Tháng chín: Cái gì cũng đầu tiên

- Một bài báo và những suy ngẫm của một cô giáo mới ra trường.

Tôi là một cô giáo mới ra trường. Năm nay tôi hai mươi mốt tuổi. Tôi tốt nghiệp lọai giỏi và nhờ một người quen giới thiệu nên tôi mới được về trường này. Ngôi trường được hân hạnh mang tên một vị nữ anh hùng cách mạng.

Tôi đang ngắm nhìn tượng của chị M.K đặt trang trọng giữa sân trường.

Sáng nay, khai giảng, tụi học trò đến dâng hương tưởng niệm chị. Tôi vẫn còn ngơ ngác, bàng hoàng, không tin được là mình được nhận vào trường này. Chắc bạn cười tôi giả bộ chảnh chứ gì? Làm gì mà tôi chảnh được đến vậy chứ. Tôi còn nhớ như in ngày mười tám tháng tám, tôi đem cái bằng loại giỏi, sơ yếu lý lịch và đơn xin việc đến phòng tổ chức sở. Cô Hoàn, trưởng phòng tổ chức không ngẩng mặt lên, cô đang đọc một xấp hồ sơ gì đó, hắng giọng hỏi tôi:

- Em cần gì?

- Dạ, thưa cô, em xin được dạy tại thị xã.

- Ai cũng đòi ở thị xã lấy ai về huyện. Tốt nghiệp loại giỏi mới được ở lại thị xã. Em tốt nghiệp loại gì?

- Dạ, thưa cô! Em tốt nghiệp loại giỏi!

Cặp mắt kính được đẩy lên chút xíu. Chân màu cô nhíu lại, cô ngước lên nhìn tôi khoảng 2 giây rồi lại cúi xuống đống giấy tờ bề bộn:

- À, ghê quá! Tốt nghiệp loại giỏi hả? Bằng giả hay bằng thiệt đây? Hồi nãy tôi nói lộn rồi, phải có nhiều điều kiện mới được ở lại thị xã… Đầu tiên là… Thứ hai là… Thôi nhiều điều kiện lắm, em không đáp ứng được đâu. Với lại… Lúc này, mấy trường ở thị xã hết chỉ tiêu rồi…

- Dạ, thưa cô, em biết trường chuyên mới mở ba năm, ở đó đang thiếu giáo viên mà cô!

- Trời? – cặp mắt kính được đẩy lên cao chút nữa, trán nhăn thêm mấy nếp, cô nhíu mày nhìn tôi khoảng 3,4 giây gì đó rồi nói giọng nhẹ nhàng mà lạnh lùng và đầy quyền uy – cô là trưởng phòng tổ chức hay tôi? Thôi, đi đi để tôi còn làm việc. Đi huyện thì nộp hồ sơ, không đi thì thôi. Ghê quá hén, không thèm đóng học phí để khỏi bị ràng buộc nữa…

Tôi nhìn bức tượng chị M.K. Chị đã trở thành bí thư xứ ủy Nam kỳ lúc chị hai mươi tuổi. Còn tôi, hai mươi mốt tuổi, không vào được trường mình muốn dạy bằng thực lực của mình. Dù với cái bằng tốt nghiệp loại giỏi người ta có thể được giữ lại dạy đại học. Tất nhiên là “với rất nhiều điều kiện nữa”…

Tôi lại ngắm nghía bức tượng chị M.K, chợt nhận ra một điều là phía sau bức tượng bám đầy bụi. Còn phía trước thì sạch bóng. Tôi tiến đến gần thêm bước nữa. Thật mà. Đâu phải tại con mắt cận thị của tôi đâu. Hiệu trưởng có vẻ là người kỹ tính và hay xét nét. Hổng biết ổng sẽ nói gì khi biết chuyện này hả? Tôi đã thấy ông ta nhìn từ đầu đến chân tôi trong lần đầu tiên tôi đến nộp thư giới thiệu của sở. Đôi mắt của ông ta có vẻ tối lại, đôi môi mỏng hơi mím như cách người ta giễu cợt khi nhìn thấy đôi giày sandal tôi mang bị đứt một quai được tôi khâu lại bằng chỉ tiệp màu.

Tôi cũng không nhớ kỹ vậy, nếu như bữa họp hội đồng giáo viên đầu năm, ông ta không nói rằng: “Giáo viên trường ta là trường chuyên, ăn mặc, giày dép cũng phải đẹp đẽ, ra dáng”. Với một ông hiệu trưởng như vậy, không biết tôi có sống được ở cái trường này lâu được không. Nghĩ lan man, tôi lại nhìn cái tượng, phía sau tượng phủ bụi. Không biết ổng có thấy không mà không nghe rầy la. Chắc ổng không thấy, tôi nghĩ vậy. Chứ nếu ổng thấy, chắc chắn là ổng nói.

Chuông vô tiết lâu rồi. Tôi vẫn thơ thẩn trong sân trường. Bữa nay, tôi không có tiết. Trường dạy ngay sau khi khai giảng. Chuyện cũng ngược đời. Vì cả thị xã, không trường nào học vậy. Nhưng hiệu trưởng nói vì trường ta là trường chuyên nên cái gì cũng phải đặc biệt. Học ít như các trường khác, rớt tốt nghiệp, người ta cười vào mặt.

Tôi nghe mang máng năm rồi, trường có một em học sinh, vốn là con gái cưng của phó giám đốc sở y tế tỉnh, quay bài, bị bắt và rớt tốt nghiệp. Nghe nói, hiệu trưởng muối mặt đi xin chủ tịch hội đồng thi ém đi. Nhưng người ta không đồng ý.

Tôi vẫn thơ thẩn trong sân trường, cuối cùng rồi tôi cũng vô đây được. Tất nhiên, với điều kiện đầu tiên là có tiền và có sự giới thiệu của một người quen biết thân thiết với cô Hoàn mà tôi vô cùng biết. Nghĩ cũng mắc cười. Chị Ngọc lấy hồ sơ của tôi đi nộp giùm, vì sợ cô Hoàn tự ái khi thấy tôi. Nhưng rốt cuộc, sự cẩn thận đó cũng bằng thừa, vì tôi nhớ rõ, hôm ấy, cô Hoàn không nhìn thấy hồ sơ của tôi, đâu có biết tôi tên gì mà lo, cổ cũng đâu có nhìn mặt tôi kỹ lắm đâu. Suốt buổi nói chuyện, cổ nhìn tôi có hai lần chứ mấy, mỗi lần chừng 5,6 giây thôi. Chị Ngọc làm hết mọi thủ tục, thế là tôi về trường này. Tôi đang mỉm cười bâng quơ thì bác Ba bảo vệ kêu tôi lại:

- Nè, cô gì ơi, không được đi loanh quanh trong sân trường trong giờ học!

- Dạ, con không biết, xin lỗi bác.

- Ừ, cô không biết nên tôi mới dạy cô, cô mới ra trường, liệu mà ăn ở cho đàng hoàng đó. Tôi thì tôi biết điều lắm!

Tôi đi vô văn phòng. Nhìn quanh quất. Chứ biết làm cái gì cho hết giờ. Hiệu trưởng nói là giáo viên phải họp sau tiết 1 này. Nên ai không có giờ dạy cũng phải chờ. Hiệu trưởng còn căn dặn cụ thể là các thầy cô trẻ không được đi chỗ khác. Nếu trễ họp là vô kỷ luật mà ông thì chúa ghét người vô kỷ luật. Văn phòng là phòng học được sắp xếp lại. Bức tường sau lưng bàn hiệu trưởng là hàng loạt giấy khen: Trường tiên tiến xuất sắc, chiến sĩ thi đua, học sinh giỏi gì đó. Nhìn rất xôm tụ. Tôi bước lại gần xem cho rõ. Bác Ba bảo vệ làm tôi giật mình khi lên tiếng:

- Tôi là tôi tự hào lắm đấy, cô ạ. Trường ta thành tích tốt vậy là nhờ thầy hiệu trưởng đấy. Thầy ấy thực là nhân đức, tốt bụng mà lại dạy giỏi nữa chứ.

Tôi trả lời cho qua chuyện, thú thực, trong bụng cũng không thích người này cho lắm.

- Dạ, có gì bác hướng dẫn con nghe.

- Ừ, được rồi, tôi sẽ giúp đỡ cô mà. Mà này, cô có đem tiền theo đó không? Tôi mượn hai chục ngàn mua trả cho trường, mai tôi trả lại.

Giọng Bắc ngọt ngào quá. Tôi nhìn kỹ người bảo vệ thêm một chút nữa. Tất nhiên là tôi có đem tiền và tôi không từ chối. Nhìn chục ngàn rời tay mình, tôi thấy nghi ngờ quá. Chắc nó không trở lại. Má tôi vẫn thường hay nói rằng, bà sợ tôi không có người yêu. Má tôi nói: “Con như là mấy ông bá hộ ngày xưa lúc cho tá điền vay tiền vậy. Liếc mắt một cái là nghi ngờ người ta. Mà không hiểu sao mấy ông bá hội đó hay thiệt, nhìn là biết anh tá điền nào không tiền trả liền”.

Tôi cười ngả nghiêng. “Má so sánh nghe thấy ghê quá”. Làm như tôi là bá hộ. Nhưng cười là cười vậy, chứ tôi biết má tôi nói đúng. Những linh cảm về tính tình con người đến với tôi trong mười giây tiếp xúc đầu tiên luôn luôn đúng. Đúng đến mức tôi phát sợ. Chẳng biết mình có bị ma quỉ gì ám không nữa…

Rồi cũng từ đó, tôi hơi mất niềm tin nơi con người và cả bản thân mình nữa. Chẳng lẽ đời mình toàn gặp những kẻ xấu nhiều hơn người tốt vậy sao. Má tôi nói không nên nghĩa vậy. Người tốt vẫn còn nhiều vô kể, tại tôi chưa gặp được nhiều. Với lại, bà còn nói là ai cũng có cái tốt, tôi không nên chỉ căn cứ vô con mắt bá hộ cho vay tiền mà xét nét người ta. Tôi nghe mà, nên tôi cũng ráng sửa đổi. Không xài con mắt bá hộ nữa. Để nhìn người, nhìn đời cho trong trẻo hơn. Vậy mà, hổng biết sao, từ lúc bước vô cái trường này, tôi cứ đem con mắt đó nhìn hoài à, ghét mình ghê vậy.

Tôi xem mãi cũng chán nên ngồi lại bàn giao viên. Chiếc bàn họp dài, hình chữ nhật. Tôi ngồi ngay đầu bàn đằng này. Đằng kia là ghế hiệu trưởng. Bác Ba bảo vệ nhìn tôi cười cười:

- Cô đừng có ngồi chỗ đó. Hiệu trưởng ghét ai ngồi chỗ đó lắm. Ổng nói, ai ngồi đó là muốn đối đầu với ổng…

Tôi thầm nghĩ trong bụng: “Trời, vụ này mới à nghen! Làm gì có cái chỗ ngồi đối đầu nữa. Mình đọc sách cũng hàng vạn trang, cả đông tây kim cổ, hình như chưa biết chuyện này. Hấp dẫn đây. Phải lấy cái sổ ra ghi lại mới được, biết đâu, mai mốt mình viết được cái truyện ngắn nào thiệt hay, hihi”. Nghĩ là làm, tôi lấy quyển sổ tay ra ghi: “Không được ngồi vào chỗ đầu bàn họp, vì như vậy là đối đầu với hiệu trưởng”. Không được, dài quá, ghi tắt thôi, thôi, ghi vầy nè: “Ngồi đầu bàn = đối đầu H.T”. Tôi ngoẹt thêm một cái mặt cười le lưỡi vô đó. Vậy là xong. Tôi khoái chí cười tủm tỉm một mình.

- Ừ, vậy được đấy, tôi quí mấy người trẻ tuổi vậy. Biết kính trọng người già và khiêm tốn học hỏi. Giỏi đây! Giỏi đấy!

Lần thứ hai trong buổi sáng nay, tôi giật mình vì ông bảo vệ này. Hình như ông ta là ma xó? Hihi, trời, tôi lại nhớ mấy câu chuyện đường rừng của ai đó rồi. Ông này chắc hổng phải ma xó thì cũng ma trành. Thôi, nghĩ bụng vậy, đừng nói ra chi, mất công mang họa. Ổng ma xó, mình ma mới. Ma mới nên mới nhịn. Chờ đó đi, ma xó à, chưa biết ma nào thắng ma nào đâu nghen.

Mệt quá đi! Tôi lấy một tờ báo Trẻ ra đọc. Tin tức trong nước chẳng có gì đáng chú ý nhiều. Mấy tin về cuộc thi tìm kiếm ngôi sao ca nhạc, mấy tin về ngập lụt ở Sài Gòn. Cũ quá trời, năm nào chẳng nghe điệp khúc ngập lụt. Mấy đứa bạn tôi ở Sài Gòn còn sáng chế bài ca ngập lụt nghe thấy mà phê. Như vầy nè: “Mỗi năm đến hè là tôi phát rầu, tốn thêm tiền cho lau khổ bùgi. Nhìn con xế nó đau xót tim tôi, mấy ông thoát nước ới ời, chừng nào mới hết cảnh nay?”.

Thằng bạn tôi làm ở một tờ báo lớn, chuyên phụ trách chuyện tin tức đào đường chế ra bài hát này dựa theo lời bài Nỗi buồn hoa phượng đó chứ. Không biết nhạc sĩ Thanh Sơn nghe nó hát thì có cảm giác gì, chứ tôi nghe thì khoái lắm. Lướt nhanh qua tin tức ngập lụt trong lúc miệng rên ư ử lời nhạc quái chiêu của thằng bạn, mắt tôi dừng lại trước một dòng tít lớn: “Bài học đầu tiên”.

Tôi đọc kỹ bài báo và dừng lại rất lâu trước đoạn này: “… bài học đầu tiên của các em học sinh nước Nga hiện nay là cách ứng phó trong trường hợp bị bắt làm con tin”. Miệng tôi ngưng lời hát nhảm nhí của đứa bạn từ lúc nào. Tim tôi nghẹn lại. Trời ơi, những đứa trẻ con, chúng có tội tình gì? Cậu bé sống sót sau vụ bắt cóc con tin của bọn khủng bố đã kể lại kinh nghiệm sống sót như trong phim hành động. “Em nghĩ, nếu muốn sống phải im như thóc”. Và cậu đã im như thóc.

Chao ôi, đâu phải ai cũng im lặng được như em. Hàng chục cô bé, cậu bé đã chết trước họng súng quân phiến loạn, chúng ta đang sống trong một thế giới quá bất ổn. Sinh mạng con người chỉ như một trò đùa của những kẻ mạnh nhiều vũ khí và thừa lòng độc ác. Tôi ngồi bần thần một lúc rất lâu.

Ngày niên thiếu, tôi từng ao ước được một lần đến nước Nga, đến với hàng bạch dương căng lồng ngực thiếu nữ, với hoa táo trắng thơm ngát và tiếng đàn balalaica trên sông Vônga từng chiều. Nước Nga của tôi, nước Nga của thứ ngôn ngữ mà tôi say mê suốt một thời thơ dại bây giờ không còn bình yên cho con trẻ được nữa. Tôi cúi đầu ngậm ngùi.

Chợt nhớ, có lần trên bến phà, tôi thấy một bà sồn sồn tát vào mặt đứa nhỏ bại liệt chỗ nhà vệ sinh và chửi em là đồ ăn hại. Cô bé ngước đôi mắt lên nhìn người đàn bà, ánh nhìn đầy cam chịu. Đôi mắt nâu mọng nước. Rồi, nước mắt từ từ tuôn rơi. Nước mắt cô bé rơi xuống đôi bàn chân nhỏ thó, rơi xuống chiếc nạng đặt kề bên.

Còn tôi, lúc đó, cũng đã khóc theo em. Em lại lết đôi nạng gỗ, đi mời từng người mua vé số trên phà. Đôi mắt màu nâu vẫn còn đọng những giọt nước mắt. Mắt Nâu của tôi, bây giờ em như thế nào. Không biết em và những đứa trẻ này ai may mắn hơn, ai bất hạnh hơn?

Tôi lại nhìn vào tờ báo, những tấm ảnh sống động như kể cùng tôi những câu chuyện đau lòng. Có mấy thầy cô giáo đã không về sau buổi học đầu tiên của trường Beslan ấy. Là tôi, tôi có dám hi sinh cho các học trò của tôi không? Tôi cảm thấy sống mũi mình cay cay…

Theo Tuổi trẻ Online, Vnthuquan, Xemsach

Hạnh phúc

* Hạnh phúc = Trao đổi + chia sẻ + kết nối yêu thương = My name. Nếu hạnh phúc đơn giản chỉ là những nụ cười, tôi muốn níu mãi những nụ cười bất tận, cùng bạn bè, gia đình và những người tôi yêu thương!
* Cuộc đời chỉ có một, mong muốn tình yêu cũng có 1 nhưng lại có duyên với... số 2 ^^.